Thanh Hóa: Phật giáo Triệu Sơn hành hương Yên Tử

Đã đọc: 2060           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ngày 6 và 7/11/2015 BTS GHPGVN huyện Triệu Sơn do ĐĐ. Thích Tánh Khả làm trưởng đoàn đã tổ chức chuyến hành hương về núi thiêng Yên Tử.Đúng 4 giờ 30 sáng ngày 6/11/2015 tức 25/9/Ất Mùi đoàn đã tập trung về chùa Ông Sư - Trụ Sở BTS GHPGVN huyện Triệu Sơn – xã Tiến Nông - Triệu Sơn - Thanh Hóa đã dùng sáng và điểm danh đồng thời phổ biến chương trình. Dưới sự hướng dẫn của ĐĐ. Thích Tánh Khả đoàn đã thành tâm lễ Phật cầu gia họ cho chuyến đi bình an, mong mọi loài được an vui hạnh phúc.

Xe bắt đầu lăn bánh, tiếng niệm Thánh hiệu Bồ Tát Quan Âm vang lên chào ngày mới thật an lành. Trưa cùng ngày, đoàn đã tới chùa Ba Vàng toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, chùa còn có tên gọi là Bảo Quang tự, tên dân gian thường gọi là Ba Vàng. Chùa nằm ở độ cao 340m trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là Bạch Đằng giang uốn lượn, xa xa là thành phố cảng Hải Phòng, hút tầm mắt là biển Đồ Sơn với muôn trùng sóng vỗ. Bên trái là những dãy núi Thanh Long trùng điệp chầu về, bên phải là những dãy núi Bạch Hổ hùng vĩ phục xuống. 

 Tại đây đoàn đã được Đại đức trụ trì và chư tăng tiếp đón thật ân cần, đoàn đã dâng lời tác bạch cúng dường, lễ Phật và chụp ảnh lưu niệm lưu niệm cùng chư tăng tại Tam Bảo sau đó dùng cơm trong chánh niệm trong sự trang nghiêm của đạo tràng.

Rời chùa Ba Vàng đoàn tiếp tục ghé thăm chùa Cái Bầu ở thành phố biển Quảng Ninh, chốn tâm linh có kiến trúc phong thủy hài hòa bên vịnh Bái Tử Long. Đây được biết đến là nơi cửa biển gắn với bao chiến công hiển hách của các đời anh hùng hào kiệt từng giữ vững chốt địa đầu của vùng Đông Bắc.Chùa Cái Bầu ở thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, còn có tên gọi Thiền viện Giác Tâm, một trong hai thiền viện Phật giáo lớn của Quảng Ninh. Chùa Cái Bầu - Thiền viện Giác Tâm được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự (có từ thời Trần cách đây trên 700 năm). Vùng đất linh thiêng này cũng là nơi còn ghi dấu những chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược của nhà Trần. Cách trung tâm Thành Phố Hạ Long khoảng 65km, chùa Cái Bầu - Thiền viện Giác Tâm với khuôn viên hơn 6000 m2 quả thực như chốn bồng lai tiên cảnh giữa mênh mông đất trời. Một khung cảnh nên thơ nơi khoảng sân tại chùa Cái Bầu, hòa cùng tiếng chuông uy nghiêm, theo gió biển rì rào khiến tâm ta như quên hết bao muộn phiền. 

Tiếp tục cuộc hành trình, buổi sáng ngày 7.11.2015 tức 26.9. Ất Mùi. Đoàn hành hương BTS GHPGVN huyện Triệu Sơn giây phút tĩnh tâm, lắng nghe ĐĐ. Thích Tánh Khả chia sẻ pháp thoại, hướng dẫn hành thiền và lễ Phật, dùng cơm trong chánh niệm tại thiền viện Giác Tâm (chùa Cái Bầu) Quảng Ninh. Đoàn cũng thành tâm dâng lễ cúng dường tại thiền viện và chụp ảnh lưu niệm cùng Ni trưởng trụ trì.

Rời chùa cái Bầu trước khi leo núi Yên tử đoàn đã đến lễ Phật lạy Tổ tạiThiền viện Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi làChùa Lânhay tên chữ làLong Động Tựlà một ngôi chùa trên núi Yên Tử, thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninhsau đóthẳng tiến về núi thiêng Yên Tử:

“Trăm năm tích đức tu hành

Chưa về Yên Tử chưa thành quả tu”.

Hơn 700 năm trước Đức Vua Trần Nhân Tông sau hai lần lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh thắng giặc Nguyên - Mông sau đó ông từ bỏ ngai vàng, từ bỏ cuộc sống chốn cung đình về Yên Tử tu hành sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm, dòng thiền đầu tiên và duy nhất có Sư tổ là Hoàng đế Việt Nam. Ông cho xây bắc ViệtNam. Núi nằm giữa hai địa phận của tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh.

Ngắm từ xa, Yên Tử hiện ra trong núi non trùng điệp nhấp nhô, không gần mà cũng không xa, sương khói mây mù bảng lảng càng tăng thêm vẻ huyền bí tĩnh mịch. Sau khi hương khói thành tâm kính lễ tại đền Trình, dự bữa cơm chay tại đây, mọi người lại tiếp tục lên xe tới Yên Tử. Yên Tử cách đền Trình chừng 13km, đường đồi núi quanh co khúc khuỷu nhưng không khó đi, khoảng 15 phút sau là bạn đã đặt chân đến vùng đất nhuốm màu huyền thoại và vô số giai thoại kỳ bí linh thiêng.

Đến Yên Tử vào kính lễ tại suối Giải Oan, Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá An Kì Sinh, am Ngọa Vân… bàn cờ tiên, nơi đây còn có Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử được xây dựng trên nền dấu tích của chùa Lân mà Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết pháp, giảng đạo cho chúng sinh. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử được coi là nơi khang trang bề thế nhất của thiền viện Phật học trong cả nước. Có hai con đường để đi đến chùa Đồng hoặc đi đường bộ, hoặc hai chặng cáp treo.

Trước đây, khi chưa có cáp treo, người đến nơi này muốn đến chùa Đồng - ngôi chùa cao nhất trên núi Yên Tử, và chiêm bái những ngôi chùa nhỏ nằm rải rác dọc trên sườn núi phải dành hai ngày vì quãng đường xa khó đi. Người ta leo bộ dừng chân nghỉ lại các ngôi chùa chơi vơi, vắt vẻo trên núi để thưởng lãm vẻ đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh. Ngày ngắm mây, nghe tiếng suối reo, chim kêu, vượn hót… Đêm tĩnh mịch từ trên núi cao nhìn xuống xa xa ánh đèn điện lấp lánh sát chân núi như những chiếc thuyền rồng đưa người đến, đón người đi.

Mặc kệ sương đang xuống, gió lạnh lùa từng cơn, cả những giọt mưa xuân lây phây rơi xuống tóc, nhưng rồi người ta vẫn cứ đứng đấy từ sân chùa Hoa Yên nhìn ra tứ bề. Con người hòa cùng với mây trời cảnh vật nửa thực, nửa mơ, nửa hư, nửa ảo để rồi ngơ ngác với câu hỏi: “Phải chăng ta đang mơ hay đang tỉnh?”.

Về Yên Tử con người ta như được tiếp thêm sức mạnh từ hồn thiêng sông núi, được sống lại với quá khứ hào hùng của dân tộc, được thắp thêm ngọn lửa truyền thống của tinh thần yêu nước, đạo nghĩa thủy chung, được hòa mình vào cõi tâm, cõi thiện. Thành tâm khấn nguyện trước cửa thiền  tỏ lòng thành kính, bái ngưỡng Phật hoàng để nhắc cho mỗi người phải tốt đời đẹp đạo, cầu mong cho mọi người mọi nhà một năm mới bình an, no đủ. Yên Tử  nơi kết tinh của khí linh sông núi, nơi hội tụ tâm linh bao đời.

Giữa làn sương lạnh, bảng lảng sương khói mơ hồ, gió ầm ào, chúng tôi ướt lướt thướt chon von trên đỉnh ngọn núi nơi có chùa Đồng tọa lạc thành tâm thắp hương cúi người chắp tay cung kính tượng Phật hoàng và không quên vái tứ phương. Lời bài hát của nhạc sĩ Phó Đức Phương văng vẳng giữa chốn tiên cảnh: “Mênh mênh mang mang Phù Vân Yên Tử. Vi vi vu vu Trúc Lâm thiền tự, vời vợi đất trời phiêu dạt tình ai, giữa chốn huyền không tìm người trong mộng,… tìm người trong mộng”.

Xin chia sẻ một số hình ảnh đến quý độc giả:

 














Đền Cửa Ông


Thăm gia đình Phật tử Thanh Thủy



Tam Bảo tại tư gia


Lạy Tổ




Lạy Phật


ĐĐ. Thích Tánh Khả chia sẻ pháp thoại


Niệm Phật




Tĩnh Tâm


Dùng cơm trong Chánh niệm



Tác bạch cúng dường - Lễ Phật tại Tam bảo chùa cái Bầu




Chụp ảnh lưu niệm với Ni Trưởng trụ trì



Tham quan lễ Phật tại chùa Lân









Leo núi Yên Tử



Nhiễu tháp Phật hoàng Trần Nhân Tông



Lễ Phật tại chùa Hoa Yên




Lễ Phật tại chùa Bảo Sái


Dưới chân tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông


Chùa Đồng




Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập