Những vấn đề thực tiễn của Đạo Phật

Đã đọc: 1115           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Mỗi người chúng ta phải là một bậc thượng thiện nhân, tự giác thiết lập Tịnh độ rồi mới giúp người khác giác ngộ tỉnh thức vẹn toàn. Phải sống có phật A Di Đà nghĩa là sống tỉnh thức, chân thật có trí tuệ, sống với tình thương yêu, hòa hợp, từ bi và bình đẳng.

Pháp hội niệm Phật chùa Linh Sơn Pháp Ấn sáng nay 22-9 (10-8 Ất Mùi) rất đông Phật tử từ thành phố Nha Trang, Cam Ranh, Diên Khánh, Cam Lâm…về cộng tu một ngày an lạc.

Đang giai đoạn trùng tu lại ngôi Đại hùng bửu điện, khắp khuôn viên chùa vật liệu đầy ắp, khu giảng đường vừa là nơi tu tập đồng thời cũng là nơi thọ trai và chỉ tịnh của Phật tử, khu vực vãng sanh đường cũng được sử dụng tạm làm nhà bếp phục vụ cho hơn 300 suất ăn cho các hành giả về tham dự khóa tu.

Cuộc sống thường ngày của tôi thường hay bận rộn. Lâu nay tôi vẫn như vậy, dạy một buổi, buổi còn lại tranh thủ dạy thêm, rồi lại mở facebook xem hình mọi người đang làm gì, đi chơi ở đâu… Cứ như vậy, ngày lại ngày trôi qua, trôi qua… Có lúc cảm thấy mệt mỏi vì mọi người không theo ý của mình, vừa khai giảng xong lại đi tập huấn chuyên đề về môi trường, dạy lồng ghép vào các bộ môn xã hội. Tôi lại đi ra đi vào với những lời càm ràm, ca cẩm chỉ một minh tôi nghe…

Được nghỉ dưỡng sức 2 ngày, nghe bạn rủ rê, cả bốn đứa “đi tu một ngày”. Trước khi đi mẹ tôi còn dặn, vào chùa bớt nói chuyện thị phi, nhớ thực hiện theo nội quy của quý thầy, không phải như ở ngoài đời đâu mà muốn gì thì muốn. Ôi, “đi tu” có một ngày mà khó vậy sao mấy sư thầy sư cô chịu được – tôi thầm nghĩ.

Khi bước chân đến chùa, chúng tôi cảm nhận được tấm lòng của vị thầy trú trì, Tăng chúng và ban Hộ tự chùa Linh Sơn Pháp Ấn dành cho những người bận rộn như chúng tôi và cả những Phật tử thuần thành nữa chứ.

Ấn tượng với cả bốn đứa chúng tôi là bài thuyết pháp “Những vấn đề thực tiễn của đạo Phật” do Thượng tọa Thích Phước Niệm, UV Ban Nghi lễ TƯ, trú trì Tịnh viện Di Lặc thành phố Hồ Chí Minh thuyết giảng.

Thông qua cuộc đời của Đức Phật khi còn là Thái tử Tất Đạt Đa đã từ bỏ cung vàng điện ngọc để xuất gia đến khi chứng đạo vô thượng, Thượng tọa giảng sư đã giúp chúng tôi hiểu được đạo Phật rất thực tế. Những lời Phật dạy nhằm giải quyết khổ đau và minh định lại thực tiễn vạn pháp duyên sinh. Đạo Phật không phải là một tôn giáo, trong đạo Phật không có chủ nghĩa thần linh. Đức Phật không phải là một đấng thần linh, Phật là một bậc thiện tri thức, đồng hành với chúng sanh, giúp chúng sanh giác ngộ giải thoát. Một khi tâm chúng ta thanh tịnh, sống theo đúng chánh pháp (Bát Chánh đạo) thì cảnh giới sẽ là Tịnh độ.

Muốn được như vậy, mỗi người  luôn thực hành lời Phật dạy:

“Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo”

Nghĩa là:

Không làm các việc ác

Siêng làm các việc lành

Giữ tâm ý trong sạch

Đó là lời Phật dạy

Mỗi người chúng ta phải là một bậc thượng thiện nhân, tự giác thiết lập Tịnh độ rồi mới giúp người khác giác ngộ tỉnh thức vẹn toàn. Phải sống có phật A Di Đà nghĩa là sống tỉnh thức, chân thật có trí tuệ, sống với tình thương yêu, hòa hợp, từ bi và bình đẳng.

Cuộc sống của tôi thường hay bận rộn nhưng khi vào với khóa tu một ngày, tôi có dịp nhìn lại bản thân mình, phải sống chậm lại thôi. Tôi cảm nhận được một cách cụ thể và sâu sắc hơn những điều tưởng như lớn lao, xa vời trong cuộc sống lại gần gũi, giản đơn đến không ngờ. Tôi cũng nhận chân được giá trị của đạo Phật là thực tiễn, đạo Phật là con đường đi đến giác ngộ. Khi biết giữ đạo làm người, hoàn thành bổn phận đối với gia đình, xã hội, đất nước…thì đạo Phật là lý tánh tuyệt đối.

Buổi chiều cùng ngày, Thượng tọa giảng sư đã dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của đại chúng trong quá trình tu tập.

Tôi tự nói với mình rằng, này tôi ơi, hạnh phúc thực ra gần lắm, hạnh phúc là khi ta sống hết lòng với mọi người. Hạnh phúc là không so đo tính toán như mấy cô chú công quả ở nhà trù phải chịu nóng bức để có cơm dẻo canh ngọt cho đại chúng thọ trai. Hạnh phúc khi được ngồi cạnh bạn bè để lắng nghe những lời Phật dạy từ các vị thầy khả kính.   Hạnh phúc là biết tha thứ cho những lỗi lầm của bản thân, và tự nhủ rằng chính những trải nghiệm đó đã tạo nên mình của ngày hôm nay.

Quảng Ấn

22-9-205

 

 

 








Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập