Chùa Giác Ngộ tổ chức tiệc chay gây quỹ xây dựng chùa giai đoạn 2

Đã đọc: 6284           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Buổi tiệc được diễn ra hai buổi trưa và tối, cả hai buổi tiệc TT Thích Nhật Từ đã có những lời tâm huyết nói về ngôi chùa Giác Ngộ do TT được tiếp nhận trụ trì. Đây cũng có lẽ lần đầu tiên Thầy bảo Thầy nói về “cái tôi”của mình nhiều nhất mà vốn dĩ Thầy chưa một lần đề cập đến hết tuồn tuộn như thế, đúng là Thầy bảo “moi hết tâm can”.

Nhờ Tam Bảo gia hộ, nhờ sự đóng góp của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, việc xây dựng chùa Giác Ngộ giai đoạn 1, bao gồm đóng cọc nhồi và làm tầng hầm đã được hoàn tất vào ngày 20/1/2014. Để tiếp tục xây dựng chùa giai đoạn 2.  Giai đoạn 2 gồm 5 tầng lầu của dãy chánh điện, tăng xá và nhà thờ cốt sẽ bắt đầu được xây dựng sau rằm tháng giêng. Để hoàn tất phần xây dựng giai đoạn 2, ngày 15 tháng 2 tại chùa Giác Ngộ đã tổ chức tiệc chay gây quỹ xây dựng chùa.

Buổi tiệc được diễn ra hai buổi trưa và tối, cả hai buổi tiệc TT Thích Nhật Từ đã có những lời tâm huyết  nói về ngôi chùa Giác Ngộ do TT được tiếp nhận trụ trì. Đây cũng có lẽ lần đầu tiên Thầy bảo Thầy nói về “cái tôi”của mình nhiều nhất mà vốn dĩ Thầy chưa một lần đề cập đến hết tuồn tuộn như thế, đúng là Thầy bảo “moi hết tâm can”.

Dân gian Việt Nam có câu “ chùa làng phong cảnh Bụt”, đúng là như vậy, chùa là của dân làng, người trụ trì chỉ là người được giao trách nhiệm quản lý, xây dựng, trùng tu, giữ gìn nơi trang nghiêm tu tập tâm linh của dân làng.

Nguồn gốc chùa Giác Ngộ

Chùa Giác Ngộ được đức Hòa thượng Thích Thiện Hòa, Phó Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, xây dựng vào thập niên 60 của thế kỷ XX. Vào năm 1946, cư sĩ Trần Phú Hữu, một công chức của chính phủ, đã phát tâm xây dựng ngôi Chùa Giác Ngộ trên lô đất 695m2, lòng những mong giúp cho người hữu duyên tìm về chánh đạo, tu tâm dưỡng tánh, mong vượt qua được những nghịch cảnh thương đau của cuộc đời.

Nơi đào tạo Tăng Ni

Năm 1959 Chùa Giác Ngộ được chính phủ thời đó cho phép thành lập trường Trung học Bồ Đề Chợ Lớn. Đây là trường tư thục Phật giáo đầu tiên tại Sài Gòn, góp phần đào tạo thế học song song với minh triết Phật giáo cho hàng ngàn thanh thiếu niên Phật tử, nhờ đó giới trẻ Phật giáo sống có lý tưởng, an vui và hạnh phúc. Nơi đây, cũng đã đào tạo ra bao nhiêu nhân tài, những doanh nhân, văn sĩ, những nhà quản trị Quốc gia như nguyên Phó chủ tịch nước Trương Thị Mỹ Hoa và nhiều tên tuổi lớn khác…

Vào năm 1979, Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Cố vấn Hội đồng Quản trị Tổ đình Ấn Quang, đã xin phép Viện Hóa đạo và Ủy ban Nhân dân thành phố thành lập Phật học viện Sơ đẳng Thiện Hòa, tại Chùa Giác Ngộ.

Từ năm 1984 đến nay, suốt 28 năm qua, toàn bộ cơ sở giáo dục tại Chùa Giác Ngộ, dưới sự giúp đỡ của quý Hòa thượng Tổ đình Ấn Quang, đặc biệt là Hòa thượng Viện chủ Thích Trí Quảng và Hòa thượng Trụ trì Thích Nhật Quang, chủa Giác Ngộ đã trở thành nơi sinh hoạt tu học thịnh hành của khoảng 30 tăng sĩ và hàng trăm Phật tử. Nhiều thầy xuất thân từ Chùa Giác Ngộ đã  làm đạo thành công tại các nước như Mỹ, Úc, Canada. Trong nước, hiện có nhiều thầy đậu cử nhân Phật học và các ngành khoa học xã hội, 7 thầy đã đỗ tiến sĩ và thạc sĩ Phật học, Triết học. Cũng có thầy đang giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM. Có nhiều thầy làm trụ trì ở nhiều tỉnh thành, giữ nhiều Phật sự quan trọng của Giáo hội. có nhiều thầy hiện  là những nhà thuyết giảng có uy tín được nhiều Phật tử tìm nghe.

Giai đoạn xây dựng mới

Hiện nay Chùa Giác Ngộ đã xuống cấp và không đủ điều kiện phục vụ các sinh hoạt tu học của Tăng đoàn và Phật tử, như mong đợi. Sau gần 20 năm giải quyết tranh chấp đất, nhờ Tam Bảo gia hộ. Công trình xây dựng mới Chùa Giác Ngộ gồm 1 tầng hầm để xe và 7 lầu, với tổng diện tích xây dựng là 3476m2.  Chùa có sức chứa khoảng 700 người làm lễ cùng một lúc. Tổng chi phí xây dựng mới Chùa Giác Ngộ  dự kiến trên 40 tỷ đồng VN.

Báo cáo thu chi giai đoạn 1

Tổng thu của giai đoạn 1 bao gồm tiền quỹ của chùa và đóng góp cúng dường xây dựng chùa đến thời điểm ngày 15/02/2014 là khoảng 18 tỷ. Trong giai đoạn 1, chùa đã chi xây dựng xong móng và tầng hầm, đồng thời chi mua thêm được hai căn bên cạnh chùa chi phí khoảng 15.5 tỷ như vậy kinh phí xây dựng chùa chỉ còn hơn 2 tỷ. Để tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 thì dự kiến kinh phí còn cần từ 18- 20 tỷ đồng nữa.

Những lời nói về “cái tôi” của Thượng tọa

Mục đích tông chỉ của Thầy là nhập thế đưa Phật giáo về với bản thể nguyên chất, nguyên thủy của đạo Phật gốc. Với bốn mục tiêu chính là: Hoằng pháp- giáo dục; đào tạo; văn hóa và từ thiện. Thầy cũng là tác giả và dịch giả của hơn 60 cuốn sách viết về Phật giáo, soạn dịch nhiều nghi thức tụng niệm thông dụng cho Phật tử tại gia, biên tập và xuất bản hơn 200 tác phẩm Phật học, Chủ nhiệm Đại tạng Kinh Việt Nam. Phó viện trưởng học viện Phật giáo Việt Nam. TP- HCM là Trưởng Khoa Triết học Phật giáo.

Trong rất nhiều các bài giảng Thầy luôn kêu gọi Tăng Ni và Phật tử hãy quay trở về với đức Phật lịch sử, thực tập và truyền bá “Tứ Diệu Đế” và “Bát Chánh Đạo thay vì phải tiếp tục bị ảnh hưởng bởi phương pháp Phật học của Trung Quốc theo phong cách tổ sư. Giờ đây, do được thừa hưởng các phước báu của thời đại truyền thông và những bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu từ kinh điển Pali và các Thầy được trực tiếp du học từ Ấn Độ trở về thì ngày càng làm sáng tỏ Tứ diệu đế là pháp môn vi diệu, được xem như là cốt lõi của đạo Phật, một khám phá làm thay đổi  tư tưởng tôn giáo thế giới.

Theo TT. Thích Nhật Từ, thực tế không có 84.000 pháp môn như Trung Quốc đã khẳng định. Không có pháp môn thứ hai, ngoài Tứ Diệu Đế. Không có pháp môn nào của các tổ có thể toàn diện tuyệt diệu  hơn Tứ Diệu Đế.

Về Văn hóa, Thầy là một trong những người đầu tiên kêu gọi Tăng Ni, Phật tử  trong cả nước quay trở về, bảo tồn và phát huy nền văn hóa Phật giáo Việt Nam; không lệ thuộc và nhập cảng nguyên xi của Trung Quốc, vốn đã bám rễ vào VN 2000 qua. Thầy cũng là một trong những người kêu gọi và soạn dịch, biên tập thuần Việt hóa nghi thức tụng niệm và phong cách văn hóa Việt trong nhiều phương diện khác.

 Đặc biệt Thầy đã vừa cho xuấn bản cuốn “ Kinh tụng cho người tại gia” một cuốn kinh mà Thầy đã tâm huyết suốt bao nhiêu năm qua. Vì theo Thầy không thể người tại gia dùng chung kinh tụng cho người xuất gia được vì như thế là rất vô lý vì người tại gia thấy kinh tụng quá cao siêu sẽ khó hiểu mà người xuất gia đi tụng kinh chung với người tại gia thì lại thấy quá thấp làm cho người xuất gia không nỗ lực hết mình trong việc hành trì tu tập. Vì thế, Thầy hãy còn nợ một cuốn “ Kinh tụng cho người xuất gia”.

Ai cũng bảo Thầy Nhật Từ rất giàu

Mọi người nói thế cũng đúng thôi, vì cứ nhìn vào các phật sự Thầy đã làm thì không ai bảo là Thầy nghèo cả. Với tất cả các phận sự Thầy tham gia cho Giáo hội (hầu như không có công việc nào là Thầy không tham gia, đóng góp, bảo trợ). Việc ấn tống kinh sách cũng rất đồ sộ, khó có ai bằng. Việc làm từ thiện thì Quỹ từ thiện đạo Phật Ngày Nay được thành lập từ năm 1992 và tháng 6 năm 2013 được hoạt động theo một mô hình mới với  gần 8 tỷ tiền vốn, hàng tháng với số tiền lời gần 60 triệu và mỗi tháng, mỗi sự kiện hoạt động kêu gọi quên góp thêm đã thu được gần 4.5 tỷ đồng với các hoạt động trong hơn 9 tháng qua  tại 10 tỉnh thành. Trong nước và nước ngoài.

Quả là Thầy rất giàu, nhưng thực tình thì Thầy thu được tiền đóng góp việc nào thì làm phận sự cho chuyện đó, tuyệt nhiên không dùng tiền ấn tống hay dung tiền làm từ thiện cho việc khác, cũng như tiền đóng góp cho xây chùa thì dùng cho xây chùa. Đó cũng là một nguyên tắc làm việc của Thầy. Tất cả đều được công khai trên trang mạng.

Suốt bao năm qua, thầy đã đi giảng dạy, thuyết pháp vài ngàn bài nhưng hoàn toàn miễn phí, không ăn lương và sau này mãi mãi cũng thế. Cũng chưa bao giờ lợi dụng các diễn đàn thuyết pháp để kêu gọi mọi người đóng góp cho chùa của Thầy hay việc làm phận sự của chùa.

Mục tiêu của Thầy là làm việc hết mình, không ngơi nghỉ, càng làm càng khỏe, nhiều Phật tử lo cho sức khỏe của Thầy, nhưng Thầy càng làm càng khỏe, chỉ có không làm mới là có bệnh, không tin các Phật tử cứ làm thử coi. Các bữa ăn của Thầy thường xuyên là những gói mì, ổ bánh mì hay hộp mì xào ỉu xìu, nguội lạnh, khô khốc trên xe, ngủ chỉ là một tấm phản chưa đầy 2m2, xe thì thường xuyên đi nhờ (cho đến giờ xe hơi cũng chưa có). Nếu chỉ cần ăn ngày ba bữa và chỉ làm một công việc trụ trì ở một ngôi chùa thì chỉ cần tiền cúng dường của các Phật tử Thầy cũng đủ sống rồi. Nhưng mục đích và tiêu chí của Thầy là phải làm việc của một người sống 60 tuổi bù cho người lúc 80 tuổi (vì ngoài 60 tuổi trở đi là hết muốn làm việc nổi vì vậy Thầy chỉ cần sống 60 tuổi thôi). Với 4 mục tiêu: Hoằng Pháp- giáo dục; đào tạo; văn hóa và từ thiện và ước mơ phải xây được 10 chùa là mục tiêu tâm nguyện lớn nhất của Thầy. Vì vậy,Thầy cũng rất cần những mặt bằng rộng lớn, để làm chỗ tu tập, hướng dẫn thực tập những lời Phật dậy và là nơi tu tập tâm linh cho mọi người .

Vì vậy, có bao nhiêu tiền Thầy mang làm phật sự hết rồi, đúng là Thầy Nhật Từ rất giầu nhưng chỉ là giầu tấm lòng mà thôi.

Nếu không có sự đóng góp của các Phật tử, của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm đóng góp và ủng hộ Thầy trong suốt những năm qua thì Thầy cũng chỉ như là một hạt cát, không thể làm gì được. Vì vậy rất mong các Phật tử, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm hãy cùng tiếp tục đồng hành cùng với Thầy trên con đường nhập thế mà Thầy suốt đời tâm nguyện này.

Đó cũng là lời mà Thầy hôm nay đã dốc hết ruột gan để nói tuốt tuột ra.

Phần tán dương công đức và phát biểu của các Phật tử

Sau những lời tâm sự của Thầy về mình là phần tán dương và phát bằng công đức những mạnh thường quân, những Phật tử đã có nhiều đóng góp cho việc xây dựng chùa giai đoạn 2, đồng thời tán dương công đức của hơn 10 người, những người đã tài trợ cho buổi tiệc chay ngày hôm nay.

Sau phần phát bằng công đức là những phát biểu đại diện của các Phật tử, có những Phật tử bay từ Nha Trang vào tham dự tiệc và đóng góp cho việc xây dựng chùa, cho dù không phải là Phật tử quy y của Thầy, nhưng do mến mộ và cảm phục về nhân cách và trí tuệ của Thầy đã rất xúc động khi phát biểu. Và  rất nhiều những phát biểu rất xúc động khác nói về Thầy, về sự kính trọng và lòng biết ơn một người Thầy tâm linh, có đủ tài đức đã và đem đến cho tha nhân những bài thuyết giảng, những cuốn kinh sách được biên tập thuần Việt với những từ ngữ đơn giản, văn phong dễ hiểu mà chính thời đức Phật đã dùng. Một người Thầy, mang những lời dậy của đức Phật 26 thế kỷ trước được  hướng dẫn, áp dụng thực tập cho mọi người an lạc trong cuộc sống đời thường ngay tại thì hiện tại, bây giờ và tại đây mà không phải là chờ đến khi chết mới có an lạc, Niết bàn.

Bước đường Thầy còn phải đi

Trên bước đường Thầy đi và đã nguyện suốt đời Thầy chọn cho mục tiêu, lý tưởng nhập thế của mình không phải là con đường đã bằng phẳng, không phải là trong một sớm một chiều mà những bất cập, hiểu sai lệch về bản chất gốc những lời dậy của đức Phật đã được hiểu sai lệch  trong rất nhiều thế kỷ qua mà dễ ràng được mọi người hiểu ra ngay để chấp nhận và ủng hộ. Vì thế, Thầy sẽ còn rất vất vả để cùng với những chư tôn đức cao tăng  chân chính khác, đưa đạo Phật trở về với cốt lõi của đạo Phật. Để đạo Phật, trở thành một tôn giáo với chân lý mà vốn có là một tôn giáo với những logic từ duyên khởi và nhân quả. Không phải đạo Phật chỉ là một tôn giáo chỉ có toàn tín ngưỡng và ban phát hay là đạo yếm thế đấu tố khổ đau hay là chỉ dành cho người già, người chết như quá nhiều người hiểu sai về đạo Phật thì thật là uổng phí công đức 45 năm thuyết giảng với vài chục ngàn bài kinh của đức Phật.

Chúng ta, những người Phật tử cần phải có trí tuệ, nhất là tầng lớp trẻ, tầng lớp trí thức mà Phật giáo Việt Nam đã bỏ quên suốt một thời gian rất dài (gần như không có bản kinh, thời kinh nào hay những sinh hoạt riêng cho lớp trẻ, cho tầng lớp trí thức. Trong khi đó, đức Phật đã có rất nhiều những bản kinh nói về giới trẻ, giới thương gia và những nhà quản trị Quốc gia, nói về tình yêu hạnh phúc lứa đôi nhưng phần lớn có rất nhiều ngôi chùa không có các bản kinh này. Vì vậy, không bao giờ giảng hay tụng niệm đến. Do đó mà vô tình Phật giáo Việt Nam đã bỏ quên họ. Cho nên, họ quay lưng với đạo Phật. Đó vừa là một thiệt thòi cho giới trẻ và tầng lớp trí thức, vừa là một tổn thất quá lớn cho Phật giáo nước nhà.

Ngày nay, lớp trẻ và tầng lớp trí thức có được một phước báu rất lớn đó là được thừa hưởng những tiện ích khoa học của thế giới mà hàng ngày hàng  giờ các thông tin, truyền thông trên thế giới cập nhật. Do đó, lớp trẻ cũng thừa sức lựa chọn cho mình những tôn giáo tâm linh phù hợp với bản chất thích khám phá, thích tìm hiểu của mình mang tính khoa học.  Vì vậy, hơn ai hết Đạo Phật Ngày Nay là nơi cung cấp cho lớp trẻ những kiến thức, những hành trang, những kỹ năng sống hàng ngày, hàng giờ theo tinh thần thực tập Bát Chánh Đạo được cập nhật trên tusachphathoc.com.

Với những tiêu chí, mục tiêu, lý tưởng nhập thế của Thầy thì những ai đã, đang và sẽ bỏ tiền đóng góp cho việc xây dựng chùa trong các giai đoạn trùng tu và xây dựng mới của TT Thích Nhật Từ là không uổng phí vì những mục đích và chí nguyện cao cả của Thầy cho một đạo Phật Việt Nam trở về với đạo Phật gốc của nó.

Xin cảm ơn các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm và tất cả các Phật tử trong cả nước và trên thế giới, những ai đang mến mộ, cảm phục và kính trọng tài đức củaThầy đã, đang ủng hộ và phát tâm cúng dường xây chùa Giác Ngộ hãy ủng hộ và phát tâm đóng góp tịnh tài, tịnh lực để ngôi chùa giác Ngộ sớm được hoàn tất như ước nguyện của Thầy và tất cả các Phật tử chùa Giác Ngộ.

Xin cám ơn những tấm lòng Bồ tát.

Mọi đóng góp xin được gửi về địa chỉ:

Tên tài khoản: Chùa Giác Ngộ

Số tài khoản: 102010001581641

VietinBank, chi nhánh 8, TP. HCM

 

Địa chỉ gửi cúng dường:

TT. Thích Nhật Từ (Trần Ngọc Thảo)

Số 139/5 Phan Đăng Lưu, P. 2, Q. Phú Nhuận, TP. HCM, Việt Nam.

 

Sài Gòn   tháng  2  năm 2014

Giác Hạnh Hoa





















































































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập