Mang HY VỌNG cho người nhiễm HIV

Đã đọc: 904           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trước tháng 11/2013, Mỹ không cho phép hiến tạng với những người dương tính với HIV. Tuy nhiên, Đạo luật công bằng chính sách nội tạng HIV (HOPE) được thông qua sau đó đã cho phép các nhà nghiên cứu tiến hành ghép tạng từ người hiến tặng nhiễm HIV với những người đồng cảnh ngộ.

 

Đầu tuần qua, các bác sĩ phẫu thuật tại Đại Học Johns Hopkins (Baltimore, Mỹ) đã ghép thành công quả thận hiến tặng của Nina Martinez (36 tuổi), một người nhiễm HIV cho người nhận cũng dương tính với HIV.

Theo nguồn tin từ bệnh viện, hiện tình trạng của cả người hiến thận và người nhận đều tiến triển tốt.

nguoi nhiem hiv cung co the hien tang hinh 1
 
Nina Martinez - người nhiễm HIV còn sống hiến tạng đầu tiên trên thế giới. Ảnh: AP

Nina là một trường hợp đặc biệt. Cô bị nhiễm HIV khi mới 6 tuần tuổi khi được truyền máu năm 1983. Thời điểm này các ngân hàng máu chưa tiến hành các xét nghiệm định kỳ.

Sống chung với HIV và là một chuyên gia tư vấn sức khỏe cộng đồng, Nina đang tạo ra nguồn động lực tích cực với những người nhiễm HIV để sống tốt và hữu ích.

“Tôi thực sự muốn mọi người nghĩ lại về cuộc sống với HIV là thế nào”, Nina chia sẻ trên giường bệnh hai ngày sau ca phẫu thuật hiến thận.

“Ai cần bằng chứng về việc có thể sống chung cả đời với HIV, thì đó chính là bản thân tôi. Tôi đã sống với HIV trong hơn 35 năm qua”, Nina nói.

Giáo sư tại Đại học Y khoa Johns Hopkins, bác sĩ Dorry Segev người thực hiện ca phẫu thuật lấy thận của Nina, đã không tiếc lời ca ngợi sự dũng cảm của cô. Ông khẳng định, đây là cuộc phẫu thuật lịch sử đặt dấu mốc cho việc chăm sóc người nhiễm HIV.

“Tôi đã chứng kiến những người nhiễm HIV trong danh sách chờ ghép tạng qua đời. Tôi đã từng phải từ chối những người hiến tạng tiềm năng vì họ bị nhiễm HIV”, bác sĩ Dorry Segev nói.

Trước tháng 11/2013, Mỹ không cho phép hiến tạng với những người dương tính với HIV. Tuy nhiên, Đạo luật công bằng chính sách nội tạng HIV (HOPE) được thông qua sau đó đã cho phép các nhà nghiên cứu tiến hành ghép tạng từ người hiến tặng nhiễm HIV với những người đồng cảnh ngộ.

Giáo sư Segev cũng tham gia tư vấn soạn thảo Đạo luật HOPE nhấn mạnh: “Chúng tôi đã phải chứng minh rằng một số người nhiễm HIV đủ khỏe mạnh để trở thành người hiến thận và sống được với một quả thận”.

Hiện nhiều người nhiễm HIV có thể sống lâu hơn và họ gặp vấn đề bị suy thận nhiều hơn so với các bệnh liên quan đến huyết áp cao, tiểu đường và bệnh tim.

100 người nhiễm HIV đã được ghép tạng

Sau khi Đạo luật HOPE chính thức có hiệu lực. Đại học Y khoa Johns Hopkins đã tiến hành ca ghép tạng cho người nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới vào năm 2016.

 

Trước trường hợp hiến thận của Nina Martinez, đã có khoảng 100 ca ghép tạng giữa người cho và người nhận cùng nhiễm HIV. Song tất cả những ca này người hiến đều đã qua đời. Nina Martinez là người nhiễm HIV còn sống đầu tiên hiến tạng trên thế giới.

nguoi nhiem hiv cung co the hien tang hinh 2
“Đừng gọi tôi là người hùng. Hãy gọi tôi là người đầu tiên và tôi mong muốn sẽ có những người tiếp theo” - Nina Martinez. Ảnh: Twitter

Ý tưởng về ca phẫu thuật hiến tạng giữa những người nhiễm HIV còn sống từng được đưa vào một tập của bộ phim truyền hình Mỹ có tên “Ca phẫu thuật của bác sĩ Grey”.

Nina có ý định nghiêm túc về việc hiến thận khi một người bạn của cô cần ghép tạng. Không may, người này đã qua đời trước khi Nina đăng ký hiến thận.

Đó là quãng thời gian 9 tháng không thể quên trong cuộc đời Nina, từ lúc quyết định hiến thận cho đến ca phẫu thuật đầu tuần qua. Thận của cô tương thích với một người bệnh trong danh sách chờ của Bệnh viện Johns Hopkins.

Theo các bác sĩ, Nina đáp ứng đủ tiêu chuẩn hiến thận, bao gồm thể chất khỏe mạnh, không bị huyết áp cao, không bị tiểu đường. Cả người nhận lẫn người cho phải tương thích về khả năng kháng thuốc HIV. Như vậy, khi được ghép tạng thuốc vẫn hiệu quả với họ.

Hiện nay, hơn một triệu người tại Mỹ nhiễm HIV. Đối với họ, ca phẫu thuật lịch sử của Nina là dấu mốc để hy vọng rằng sự kỳ thị với người nhiễm HIV sẽ giảm dần.

Qua câu chuyện của mình, Nina hy vọng sẽ truyền cảm hứng để cả người âm tính lẫn dương tính với HIV đi hiến tạng khi còn sống. Giáo sư Dorry Segev cũng hy vọng các trung tâm y tế khác tại Mỹ và trên thế giới sẽ biết đến trường hợp của Nina và sẽ bắt đầu sàng lọc những người hiến tạng đang sống chung với HIV./.

ST https://vov.vn/xa-hoi/nguoi-nhiem-hiv-cung-co-the-hien-tang-891989.vov

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập