Bồ Đề Đạo Tràng trở thành vùng không sử dụng vật liệu bằng nhựa

Đã đọc: 836           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Cuối tháng 7 vừa qua, Tòa án tối cao Patna, một trong những tòa án cấp cao Ấn Độ tọa lạc tại bang Bihar, đã đưa ra những chỉ dẫn cho cơ quan hành chính nhà nước quận Gaya về việc phát đi thông báo chính thức khẳng định Bồ Đề Đạo Tràng trở thành vùng đất không sử dụng các sản phẩm, vật dụng được chế tác từ nhựa.

Động thái này được xem như một giải pháp quan trọng của cơ quan nhà nước Bihar chống lại hiện tượng ô nhiễm gây ra bởi rác thải được làm từ nhựa. Trước đó, các cơ quan thông tấn địa phương đã đăng tải một phóng sự ảnh ghi nhận hiện trạng ô nhiễm nghiêm trọng bởi rác thải tràn ngập các hồ nước trong khu vực.
 
Tòa án tối cao cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của ý thức cộng đồng về vấn nạn ô nhiễm rác thải bằng nhựa trong thông cáo đặc biệt được phát đi cùng thời điểm.
 
“Điều tiên quyết trong giai đoạn hiện nay và thực sự cần thiết là việc rau củ quả sẽ không được bán trong túi nhựa. Không chỉ chính quyền các cấp chịu trách nhiệm thực thi làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do túi nhựa gây ra mà người dân cũng cần được tuyên truyền nhận thức rõ những tác hại này và cùng chung tay giải quyết”, một đoạn trong thông cáo viết.
 
 
Đại tháp giác ngộ tại Bồ Đề Đạo Tràng
 
Một nguồn tin khác cho hay, trước khi có những chỉ dẫn của tòa án tối cao, ông Abhishek Singh, thẩm phán tòa án quận Gaya, cựu Chủ tịch Hội đồng quản lý Bồ Đề Đạo Tràng, khẳng định việc sử dụng các sản phẩm được làm từ nhựa đã bị cấm trong phạm vi nội bộ Bồ Đề Đạo Tràng, bất cứ du khách nào vi phạm cũng đều bị phạt một khoản tiền 500 rupee. Tiền phạt sẽ được chuyển vào tài khoản dùng để duy tu bảo quản chùa.
 
Bồ Đề Đạo Tràng tại Bihar được xem là địa danh Phật giáo linh thiêng bậc nhất thế giới và đây cũng là nơi tọa lạc của chùa tháp Bồ Đề Đạo Tràng, một trong những công trình được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
 
Dưới cội cây bồ-đề thiêng liêng, tọa lạc phía sau tháp Bồ Đề Đạo Tràng, hơn 2.500 năm trước, Đức Phật đã đạt được sự giác ngộ hoàn toàn. Hiện nay, địa danh này là điểm tham quan hành hương nổi tiếng toàn cầu, thu hút không chỉ Phật tử mà còn làm say lòng du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Tuy vậy, cũng vì sự tăng trưởng lượng người đến mà khu vực xung quanh chùa tháp bị tác động dữ dội bởi rác thải, trong đó đáng chú ý nhất là hồ nước Muchalinda.
 
Hồ nước được đặt tên Muchalinda sau khi một con hổ mang chúa mang tên Muchalinda xuất hiện để bảo vệ Đức Phật trước những trận sấm chớp dữ dội. Theo kinh điển ghi chép, Đức Phật đã dành 7 tuần để nhập sâu vào thiền định và sau đó đạt được chứng ngộ, lúc đó trời đổ mưa xối xả.
 
Rắn Muchalinda đã xuất hiện 4 lần để bảo vệ Ngài bằng cách phình to phần thân phía trước che chắn trên đỉnh đầu Đức Phật. Ngày nay, hồ nước Muchalinda tọa lạc phía bên phải của chùa tháp Bồ Đề Đạo Tràng và giữa lòng hồ có một bức tượng Phật được tạc trong tư thế tĩnh tọa có rắn Muchalinda che chắn phía bên trên nhằm tái hiện lại câu chuyện lịch sử.
 
Rác thải nhựa hiện đe dọa vẻ đẹp và sự trong xanh của hồ Muchalinda lịch sử. Phần lớn vật dụng bằng nhựa được dùng khắp khu vực Bồ Đề Đạo Tràng sau đó đều tập kết nơi hồ Muchalinda. Nhiều du khách tham quan, vì tiện lợi, đã mua cơm hoặc bánh mì từ các cửa hàng gần đó để thả cho cá trong hồ ăn; những vật phẩm này đều được đựng trong túi nhựa và được ném xuống lòng hồ chung với thức ăn.
 
 
Theo các phương tiện truyền thông, đến nay, trên địa bàn bang Bihar vẫn chưa có bất cứ chương trình, chiến dịch nào được phát động nhằm thu gom rác thải bằng nhựa, nguyên nhân chính làm tắc nghẽn cống rãnh và ảnh hưởng đến đời sống của các loài động vật hoang dã.
 
Đây không phải là lần đầu tiên tòa án tối cao Ấn Độ đưa ra những chỉ dẫn liên quan đến rác thải tại địa điểm linh thiêng như Bồ Đề Đạo Tràng và hồ Muchalinda. Trước đó, tòa án tối cao khu vực Uttarakhand cũng đã có những khuyến cáo về tình trạng ô nhiễm sông Hằng, con sông linh thiêng nhất của Ấn Độ và đặt nó vào tình trạng được bảo vệ bởi pháp luật trước hiện tượng rác thải từ sinh hoạt của con người.
 
Trong khi đó, vào năm ngoái, các nhà khoa học và cơ quan chức trách của Chính phủ Nepal cũng đã mạnh mẽ cảnh báo việc Lumbini, nơi Đản sinh của Đức Phật, đang trong tình trạng bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng cần được bảo vệ. Các dữ liệu phân tích vào đầu năm 2017 cho hay, nồng độ hạt mịn tại Lumbini do hiện tượng công nghiệp hóa từ khu vực lân cận đạt mức cao nhất so với các vùng khác trong cùng thời điểm.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập