Tu viện cần trở thành trung tâm học tập cộng đồng

Đã đọc: 779           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đó là lời khẳng định và cũng là lời khen của Đức Dalai Lama trong tuần qua về những nỗ lực của cộng đồng Phật tử khu vực Himalaya thuộc Ấn Độ trong việc chuyển đổi các tự viện Phật giáo thành các trung tâm học thuật và rèn luyện tri thức của cộng đồng.

Đây chính là bước tiến cần thiết hướng tới một mô hình nhập thế vị nhân sinh của Phật giáo trong kỷ nguyên hiện đại này.
 
Trong không khí hân hoan với hàng nghìn Phật tử đứng xếp hàng tại thành phố Leh, thuộc tỉnh Ladakh để chuẩn bị cho sinh nhật lần thứ 83, Đức Dalai Lama được chào đón bằng một nghi thức tâm linh đặt dưới sự chủ trì của các vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng: ngài Rizong Rinpoche, ngài Taklugn Matrul Rinpoche, ngài Drikung Chetsang Rinpoche, ngài Taklung Matrul Rinpoche và ngài Drikung Chetsang Rinpoche.
 
Nhân ngày vui này, Đức Dalai Lama đã lưu ý rằng sự chuyển đổi đang diễn ra nhằm hướng tới một xã hội dân chủ hơn và cũng như một sự thay đổi cần thiết trong tổ chức của các tự viện. “Nó ví như việc chuyển mô hình từ hệ thống phong kiến sang dân chủ, tạo nên những bước đi cần thiết và đích thực vị nhân sinh của các cơ sở Phật giáo”, ngài nhấn mạnh và cho biết hệ thống phong kiến tích giữ sự thù hận và bạo lực, trong khi dân chủ cho mọi người quyền phát triển một môi trường hòa bình.
 
 
Trước đó, nội dung này cũng được đề cập và thảo luận trong một hội thảo kéo dài hai ngày với đề tài “Cộng đồng Phật giáo gốc Ấn khu vực Himalaya: Lưu giữ văn hóa và điểm đặc trưng - những thách thức và phương hướng trong thế kỷ XXI”, diễn ra tại New Delhi vào 29, 30-6. Diễn đàn là nơi để thảo luận những vấn đề mà người Tây Tạng di cư, sống tại Ấn Độ đang đối mặt để xem xét những chiến lược, đề xuất phương thức giải quyết những thách thức về Phật giáo và truyền thống văn hóa trước trào lưu đời sống thực dụng của xã hội hiện đại.
 
“Tôi đã đến đây hơn 50 năm trước. Ngày trước, Ladakh còn chưa phát triển. Ngày nay mọi thứ đã thay đổi và chúng ta có thể thấy sự tiến triển toàn diện về đời sống vật chất”, Đức Dalai Lama nói trước mọi người tại Leh.
 
“Đời sống và sự giáo dục trong các tự viện cũng vậy, so với 50 năm trước, chất lượng của việc học tập cũng phát triển đáng kể. Thật vậy, tôi vừa gặp các thành viên của tu viện Tawang, những vị này đang có kế hoạch để chuyển đổi các tự viện và biến chúng trở thành các trung tâm chuyên về học thuật Phật giáo.
 
“Trong cuộc gặp với các học giả của Viện Vinaya tại Delhi, một trong những câu hỏi tôi đã hỏi họ là liệu những điều Phật dạy có còn giá trị cho đến ngày nay. Theo cá nhân tôi, kinh điển Phật giáo dạy về tình thương, lòng từ bi, và khoan dung, điều đó không những có giá trị mà còn cần thiết. Tuy nhiên, tôi không bao giờ bảo với bất cứ ai rằng Phật giáo có các sinh hoạt văn hóa tốt nhất. Thật sự sẽ không hợp lý khi cho rằng loại thuốc tốt nhất sẽ hữu dụng cho tất cả mọi người trong tất cả trường hợp. Chính vì điều đó nên Đức Phật luôn ứng dụng tinh thần khế lý, khế cơ; chỉ dạy những điều khác nhau cho những người khác nhau, tùy theo tính cách của họ”.
 
Ladakh, còn được biết đến như là một “thánh địa”, đó là dải núi trong vùng Jammu và Kashmir của miền Bắc Ấn Độ, gần biên giới Tây Tạng. Với độ cao 3.524 mét so với mực nước biển, Leh là một thành phố sa mạc trong dãy Himalaya và là thủ phủ của tỉnh Ladakh. Tỉnh này có đông dân cư người Tây Tạng, hầu hết nói tiếng Ladakhi, tiếng miền Đông Tây Tạng và thực tập Phật giáo Kim Cang thừa.
 
Vào thứ Tư tuần qua, Đức Dalai Lama đã có chuyến viếng thăm tới Leh Jokhang. Tại các cuộc tiếp xúc, ngài đã nói về những thách thức đối với xã hội hiện đại, quan sát thấy sự phát triển vật chất nhanh chóng đi kèm theo sự gia tăng khủng hoảng toàn cầu.
 
“Thế giới ngày nay đang đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng về cảm xúc. Người ta cho rằng những cảm xúc tiêu cực là một phần tự nhiên của tâm trí”, Đức Dalai Lama kể lại.
 
“Lời khuyên từ những nhà tâm lý Ấn Độ cổ xưa cho chúng ta thấy rằng nó không phải như vậy và chúng ta có thể giải quyết, loại bỏ những cảm xúc này. Chúng ta cần phải hỏi chính mình và thực hành biện pháp để bản thân tìm hạnh phúc - nó không nằm trong tiền bạc và quyền lực. Như tôi đã đề cập trước đây, chúng ta không những tìm hiểu nguyên nhân tâm trí bị quấy nhiễu mà còn tìm hiểu những giải pháp cho thực trạng đó”.
 
“Trước nhu cầu đó, vấn đề hiện tại của các tự viện Phật giáo là nên trở thành trung tâm giảng dạy về các chất liệu của tình thương, hòa bình, tha thứ và từ bi. Thế hệ trẻ thế kỷ XXI nên được tiếp xúc và đọc các bản thảo, tìm kiếm cho bản thân giá trị của đạo Phật từ 2.600 năm trước trong thế giới ngày nay”.
 
_Bảo Thiên - Nguyệt Bảo An (theo Buddhist Door)_

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập