3 bức ảnh Phật giáo ấn tượng theo Reuters
Lấy nhan đề “One photo, one country, one year”, do chính phóng viên hãng này chụp và ghi nhận lại, 155 bức ảnh là những nét đặc trưng rất riêng của từng quốc gia về những mảng như tôn giáo, văn hóa, kinh tế, chính trị, thể thao, du lịch… Qua đó, có 3 bức ảnh mang đậm hơi thở Phật giáo đến từ các quốc gia như Bhutan, Lào, Myanmar, đặc tả sâu sắc nét đẹp tiêu biểu trong văn hóa cũng như kiến trúc - nghệ thuật Phật giáo của ba quốc gia này.
Tôn tượng Phật Dordenma
Bức thứ nhất ở Bhutan - chụp tôn tượng Phật Dordenma nhìn ra thủ đô Thimphu bởi tác giả Cathal McNaughton, ngày 16-4-2016.
Vương quốc Bhutan là một trong những quốc gia được đánh giá là có chỉ số người dân cảm thấy hạnh phúc cao nhất thế giới. Với luồng tôn giáo chính là Phật giáo, người dân Bhutan lấy Kim Cương thừa làm chuẩn mực cho đời sống của họ, đó là lý do vì sao Bhutan khá tách biệt so với những quốc gia lân cận, cũng như không đòi hỏi các nhu cầu công nghệ hiện đại của thế giới bên ngoài. Họ chú trọng cuộc sống “biết đủ”, thanh bình và hòa nhập cùng thiên nhiên, với ý thức cộng đồng, bảo vệ môi trường rất cao.
Ảnh thứ hai tại Myanmar miêu tả đỉnh một ngôi chùa bị sập, được phát hiện sau trận động đất ở Bagan được chụp bởi Soe Zeya Tun, ngày 25-8-2016.
Một ngôi chùa bị sập sau động đất tại Myanmar
Reuters cho biết, cố đô Bagan được mệnh danh là một trong những thủ phủ chứa đựng quần thể kiến trúc cổ nổi tiếng nhất, đồng thời cũng là điểm đến thu hút khách du lịch chính của Myanmar. Tuy nhiên, sau trận động đất ngày 24-8 mạnh 6,8 độ Richer hồi tháng 8 qua, hơn 2.000 công trình tôn giáo gồm chùa và đền thờ được xây dựng từ thế kỷ 10 - 14 đã bị ảnh hưởng. Theo đó, khoảng 171 ngôi chùa cổ ở khu vực Bagan bị hư hại nặng nề.
Còn tại Lào, bức ảnh chụp bảo tháp Pha That Luang tọa lạc ở Vientiane trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN do Jorge Silva chụp ngày 5-9-2016.
Bảo tháp Pha That Luang (Lào)
Đây là di tích Phật giáo quốc gia quan trọng lớn nhất tại Lào, được xây dựng trên nền phế tích ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13. Đối với người dân Lào, bảo tháp Pha That Luang (hay còn gọi là tháp Vàng Lớn) là một công trình mang tính tôn giáo đặc sắc, biểu tượng cho trí tuệ và sự sáng tạo, như ngọn lửa tháp sáng nhiệt huyết, lòng tin vào cuộc sống và niềm tự hào dân tộc của họ. Nơi này cũng thường được chọn để tổ chức các nghi lễ, lễ hội, lễ kỷ niệm quan trọng tại Lào.
- Hội thảo "Phật giáo - Tầm nhìn lịch sử và thực hành" tại Đại học Sharda, Ấn Độ Thích Nữ Giới Hương
- Lễ Tưởng Niệm Thánh Tổ Kiều Đàm Di Tại Miền Bắc California, Hoa Kỳ Thích Nữ Giới Hương
- Chúc Thánh Dương Kinh Thành
- Chùa Liên Hoa Vạn Phật Quá Trình Xây Dựng & Khánh Thành Mặc Phương Tử
- Tiệc Chay Gây Quỹ Xây Chánh Điện Của Chùa HƯƠNG SEN ở Perris Kiều Mỹ Duyên
- Sắp diễn ra Đại Pháp hội Kim Cang Thời Luân Văn Công Hưng (theo DNA)
- Trải nghiệm cuộc sống ở chùa Hàn Quốc Giác Lệ Hiếu
- Nepal: Quốc vương Phật giáo Lo Manthang băng hà Vân Tuyền
- Nga: Sự phát triển của các trung tâm Phật giáo Kim Cương Thừa Vân Tuyền
- Thăm Đại học Rissho Tokyo, Nhật Bản Tokyo, đầu thu 2016 Thích Lệ Đức (Tu viện Cát Trắng, Hoa Kỳ)
- Tổng thống Sri Lanka và Quốc vương Malaysia viếng chùa lễ Phật Vân Tuyền
- Chùm ảnh: Trang nghiêm lễ xuất gia tại Làng Mai N.D (tổng hợp từ langmai.org)
- Chư tăng cầu nguyện hòa bình giữa biên giới Trung Quốc - Myanmar Vân Tuyền
- Ấn Độ: Phát triển Thánh tích di sản Phật giáo Vân Tuyền
- Trung Quốc: Di vật cổ Phật giáo tiết lộ lịch sử Thượng Hải Vân Tuyền (Nguồn: Chinese Museums Association)
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)