Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới sau vụ phá dỡ
Theo chàng trai Việt vừa trở về từ Larung Gar, một số khu nhà đã bị dỡ bỏ và đang xây mới, nhưng toàn bộ học viện vẫn rất đẹp, không thay đổi nhiều so với tưởng tượng ban đầu.
Ngày 19/10, Trần Năm Thương (biệt danh Mèo Già) có chuyến khám phá Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới với 40.000 nhà sư cùng kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà gỗ đỏ ở Larung Gar. Dưới đây là chia sẻ của anh.
Học viện nằm giữa thung lũng biệt lập, cách Thành Đô (Trung Quốc) 650 km. Larung Gar trở thành điểm đến khá nhạy cảm vì từ tháng 5 chính quyền quyết định cấm du khách nước ngoài vào tham quan nên để tới được đây là điều không hề dễ dàng.
Từ Thành Đô chúng tôi di chuyển tới Wangdo, một thị trấn cách Larung Gar 80 km và nghỉ lại. Sáng sớm hôm sau người lái xe đến đưa chúng tôi đi từ sớm, qua điểm kiểm tra của cảnh sát từ khi họ chưa làm việc.
Đến Larung Gar chúng tôi hòa vào dòng người du lịch bản địa và di chuyển vào phía trong học viện. Khung cảnh choáng ngợp của những tòa nhà màu sắc xếp chồng lên cao vút bên sườn đồi đập vào mắt chúng tôi. Một chút tuyết trắng còn vương lại từ đêm qua trên những nóc nhà gỗ càng làm cho khung cảnh thêm ấn tượng.
Buổi chiều nắng lên cả thung lũng bừng sáng trong ánh mặt trời, cuộc sống của các tăng, ni ở đây diễn ra khá nhộn nhịp với những sinh hoạt đời thường từ mua bán, ăn uống, đọc kinh và nghiên cứu học tập.
Để ý kỹ chúng tôi nhận ra một số khu nhà đã bị dỡ bỏ và đang được tiến hành xây mới.
Nhưng toàn bộ học viện vẫn rất đẹp, không thay đổi nhiều so với tưởng tượng của chúng tôi trước khi đến. Nơi đây chắc chắn vẫn là một điểm đến đặc biệt hấp dẫn với những người đam mê khám phá.
Đứng trên sườn đồi cao và mê mẩn ngắm những dãy nhà độc đáo là nơi ăn ở sinh hoạt của các nhà sư đang rực rỡ trong ánh nắng chiều - một trải nghiệm đáng nhớ của mọi người trong chuyến đi.
Khi đã vào bên trong thì chúng tôi đi lại khá thoải mái, khám phá các ngõ ngách và cảm nhận đời sống của các sư trong học viện. Các nhà sư ở đây thường không thích bị chụp ảnh vì người Tây Tạng quan niệm chụp ảnh là bị tổn thọ. Du khách nên lưu ý điều đó để tránh biến mình thành kẻ thô lỗ.
Những con đường trong thung lũng Larung Gar.
Và khi đêm xuống Larung Gar trở nên huyền bí hơn trong ánh đèn phát ra từ hàng nghìn ô cửa nhỏ.
_Nguồn: vnexpress_
- Chúc Thánh Dương Kinh Thành
- Chùa Liên Hoa Vạn Phật Quá Trình Xây Dựng & Khánh Thành Mặc Phương Tử
- Tiệc Chay Gây Quỹ Xây Chánh Điện Của Chùa HƯƠNG SEN ở Perris Kiều Mỹ Duyên
- Lần Đầu Tiên Lá Cờ Mang Biểu Tượng Phật Giáo Được Bay Phất Phới Trên Tàu Hải Quân Hoa Kỳ Chuyển ngữ by Thích Trừng Sỹ
- Chùa Việt Nam- Ngôi Tổ Đình Của Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ Tổ Chức Tang Lễ Vị Hòa Thượng Trụ Trì Đời Thứ Ba Vừa Viên Tịch Thích Nữ Giới Hương
- Cố đô Bagan huyền bí ở Myanmar Kim Kim
- Sự phát triển của Phật giáo ở Hoa Kỳ Ðào Viên
- Bhutan “Thiên đường hạ giới cuối cùng” đang gắng giữ mình Taraan Truong
- Gần 1.000 khách Việt dự Đại lễ Phật giáo ở Himalaya Hà Phạm
- Indonesia: Lễ dâng Y Kathina tại Tây Jakarta Vân Tuyền
- Tin Tức Phật Giáo Thế Giới Tháng 10 Năm 2016 Hải Hạnh lược dịch
- Hoa Kỳ: Khánh thành ngôi Phổ Minh Tự Vân Tuyền (Nguồn: The Washington Time)
- Ấn Độ: “Liên hoan Thái tử Tất Đạt Đa” sẽ diễn ra vào tháng 11/2016 Vân Tuyền (Nguồn: Siddhartha Festival)
- Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2017 diễn ra ngày nào? Văn Công Hưng (theo Daily News)
- Cứu trợ thiên tai, Phật giáo quan tâm viện trợ nhân đạo tạo phúc Vân Tuyền
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)