Chùa Wat Chedi Luang nằm ngoài ngoại ô thành phố Chiang Mai, miền Bắc Thái Lan. Chùa nằm trên giao lộ Ratchadamnoen và Phrapopkhlao. Xây dựng dưới thời trị vì của vua Saen Muang Ma, vị vua cai trị lần thứ 7 của triều đại Mengrai và là một trong những công trình đặc biệt ở Chiang Mai.
Ngôi chùa có không gian rất rộng, thoáng đãng và cổ kính tạo cho tôi một cảm giác rất yên bình và thảnh thơi. Khi vào chánh điện để lạy Phật, mọi người ở trong, đồ vậy rất trang nghiêm và không nhốn nháo, tôi không biết mọi người có cảm nhận sao nhưng tôi thấy rất thiện cảm nơi đây. Các vị sư cho tới người dân phật tử rất nhẹ nhàng, chân thành và tôn kính.
Từ trước đường bước đến cổng có một cây cổ thụ rất to và cao chót vót, cây này được gọi là cây Gôm. Cạnh bên cây Gôm có một ngôi nhà nhỏ được kể rằng nơi đây là nhà của vị thần Gác Cửa, vị thần thông thái, nhà hiền triết của xứ Lanna. Ngôi Tháp Luang nhìn rất cổ kính và có phẩn đổ nát, ngôi tháp được bao bọc bởi một hào nước, bốn hướng của tháp đều có bậc thang lên tháp, trong tháp thờ Phật. Rất đẹp và nét riêng cổ kính
 |
Cây gôm đứng sừng sững trước Wat Chedi Luang |
Sự ấn tượng là ngôi “nhà đất” (Tháp Luang) đó cái tên gọi thân thương đầu tiên khi chúng tôi nhìn thấy. Nhà sư đi cùng chúng tôi chia sẻ rằng ngôi tháp này rất lâu rồi và có một sợi dây buộc vào cái ống, mọi người tới đó rồi viết điều ước nguyện thả vào và kéo dây lên thẳng đỉnh, sẽ có mẩu giấy gửi lại kéo thả xuống, đứng từ dưới nhìn lên đỉnh rất cao, rất cổ kính và nét đẹp lạ trong mắt tôi cũng như mọi người. Thật ấn tượng.
 |
Tháp Luang được bảo vệ và không cho du khách leo lên các bậc thềm |
 |
Công và rắn nước
|
Chúng tôi dần di chuyển xuống nơi vị Thầy nói rằng có một kho tượng Phật nơi đây rất to và được mạ vàng. Đường đi tới tôn tượng Phật, chúng tôi đi ngang qua là những dãy chuông, điều đặc biết là có 12 cái chuông và sẽ đứng gần với hình tượng 12 con giáp. Ai sinh năm con gì thì sẽ tới chuông đó và rung lên rồi thả đồng xu vào con giáp đó. Rất thú vị, mới mẻ và hấp dẫn.
Tới trước hình ảnh tượng đức Phật mọi thứ rất giản đơn nhưng rất trật tự, có hai cái bàn, một bàn có dòng chữ viết là nơi để thả tiền công đức, một bàn để dâng cúng dường những bông hoa, tràng hoa đặc trưng ở Thái.
Chúng tôi còn được biết trong chùa có lưu giữ nhục thân của 3 vị sư đã tu đắc đạo tại ngôi chùa, nhục thân của 3 vị sư được cất giữ trong lòng kính với tư thế ngồi thuyền, cả 3 người da vẻ hồng hào, đôi mắt vẫn mở như người sống, da thịt vẫn không bị phân hủy. Đây chính là điều bí ẩn mà rất nhiều du khách được chứng kiến và khoa học chưa lý giải được.
Một ngồi chùa thiêng liêng và không thiếu sự cổ kính, bên trong mỗi ngôi đều được trang hoàng, mái nhìn lên lóc trần rất cao và thoáng đãng, các họa tiết trang trí hoa văn xen lẫn, phối hợp với nhau họa tạo thành bức tranh rất độc đáo và ấn tượng.
Moị thứ nơi đây làm tôi gợi nhớ về những ngôi chùa ở Việt Nam, ngôi chùa ở Việt Nam cũng có nét đẹp riêng và cổ kính riêng ở những ngôi chùa cổ, nhưng dường như sau quá trình sự cổ kính đó bị thay bởi hiện đại hóa nhiều hơn. Con người cũng hiện đại hóa nhiều hơn. Trở về Hà Nội ngày mùa Thu, thành phố đông đúc, ồn ào xe đi đường dài, tiếng còi xe ồn ào và ngôi chùa nhỏ trong lòng thành phố mà thấy hết sức thân quen.
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)