Bỏ dữ làm lành, gieo hạt giống thiện

Đã đọc: 461           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

ĐPNN - Tối ngày 30 tháng Giêng năm Nhâm Dần, quý Phật tử gần xa vân tập về chùa Giác Ngộ (92 Nguyễn Chí Thanh, P.2, Q.10) thành tâm thực hiện nghi thức sám hối, cùng với Tăng đoàn, trong không khí trang nghiêm tại điện Phật.

Sám hối đã trở thành một trong những hoạt động hằng tháng tại chùa Giác Ngộ. Đều đặn mỗi tháng 2 lần, vào ngày 14 và 29 hoặc 30 Âm lịch, chùa Giác Ngộ tổ chức nghi thức sám hối để tạo cơ hội cho Tăng đoàn và quý Phật tử làm mới lại đời sống đạo đức, đời sống tâm linh.

Với ý nghĩa đó, tối ngày 30 tháng Giêng năm Nhâm Dần, quý Phật tử gần xa vân tập về chùa Giác Ngộ (92 Nguyễn Chí Thanh, P.2, Q.10) thành tâm thực hiện nghi thức sám hối, cùng với Tăng đoàn, trong không khí trang nghiêm tại điện Phật.

Trong khoảng một giờ đồng hồ, thiện nam tín nữ tuần tự thực hiện nghi thức lạy sám hối hồng danh, 89 danh hiệu của đức Phật và đọc tụng kinh sám hối 6 căn: Đó là nghiệp của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Trì tụng kinh cùng Tăng đoàn là một cách đưa ý niệm vào não bộ, từ đó, mỗi người tự kiểm lại chính mình đã gây tạo tội lỗi gì. Nhận diện được sai lầm, tội lỗi, người thực hành sám hối lại những điều đã qua và cam kết mạnh mẽ hơn về sự khắc phục nó trong tương lai. Đây chính là ý nghĩa giản đơn mà cốt lõi của nghi thức sám hối. Bằng sám hối và qua sám hối, có thêm những tâm hồn được làm mới, tràn đầy năng lượng và quay trở về tỉnh thức.

Ở thời hiện đại, sám hối không chỉ đơn thuần là một nghi thức của Phật giáo mà còn là một hình thức thanh lọc tâm của con người. Để chân tâm được sáng rõ, không bị che mờ bởi những rối loạn của tội lỗi, của tham, sân si, của các nghiệp do 6 căn gây ra, sám hối chính là một giải pháp cho việc thải độc tâm trí. Nhờ đó, tinh thần trở nên sảng khoái, tăng công năng làm việc và học tập. Nhờ đó, mỗi người phát huy thái độ, tinh thần “bỏ dữ làm lành”, tự gieo hạt giống thiện cho chính mình.

Về chùa cuối tháng Giêng, quý Phật tử thực hiện đeo khẩu trang, giữ khoảng cách nhất định để đảm bảo an toàn sức khỏe và trịnh trọng trong pháp phục lam để thẩm thấu “Nghi thức sám hối sáu căn và hồng danh” do TT. Thích Nhật Từ, Trụ trì chùa Giác Ngộ biên soạn. Trên tinh thần dung hòa các yếu tố trong Phật giáo lẫn văn hóa dân tộc, tập nghi thức truyền tải nội dung đơn giản, dễ hiểu mà vẫn đầy đủ và đúng quy cách.

 

Tin: Bảo Tiên

Ảnh: Thanh Phong

















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập