Thanh lọc tâm qua nghi thức sám hối định kỳ tại chùa Giác Ngộ

ĐPNN - Tối ngày 09/07 (nhằm ngày 30/05 Tân Sửu), Tăng đoàn Chùa Giác Ngộ nghiêm chỉnh thực hiện nghi thức sám hối định kỳ. Nghi thức này được diễn ra 2 lần mỗi tháng (vào ngày 14 và 29 hoặc 30 Âm lịch).
Thân và tâm của mỗi người được ví như một dòng sông. Vì bụi bẩn, rác thải của cuộc đời nên nó bị nhiễm bẩn theo thời gian. Để trở lại trạng thái trong sạch, con sông cần có thời gian lắng lọc, loại bỏ rác thải. Cũng thế, nghi thức sám hối chính là phương thức lắng đọng, thanh lọc tâm. Bởi lẽ, bản chất của việc sám hối là ăn năn, hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Thông qua hình thức năm vóc sát đất phủ phục trước ảnh tượng Phật, Bồ-tát và đọc tụng Kinh “Nghi thức sám hối sáu căn và hồng danh”, người thực hành chấp nhận lỗi lầm đã gây, truy tìm nguyên nhân từ 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, ý, thân), qua đó tìm cách chuyển hóa chúng.
Trong quyển “Nghi thức sám hối sáu căn và hồng danh” do TT. Thích Nhật Từ soạn dịch, có đoạn như sau: “Sám hối là cách thức giúp con người lầm lỗi chuyển hóa các hành vi đạo đức, canh tân đời sống tâm linh và làm mới lại cuộc đời. Để sám hối, trước nhất con người cần phải ý thức về tội lỗi của mình đã gây ra, như dấu chỉ của một “lương tâm biết hối đầu”, kế đến là nhận thức rõ các nguyên nhân sâu xa gây ra chúng, và sau cùng là chân thành ăn năn, quyết tâm sửa đổi, không để tái phạm trong tương lai.”
Hơn 2500 năm về trước, đức Thế Tôn từng tán thán rằng: “Trong đời có hai hạng người rất là hi hữu như hoa Ưu Đàm: Một là người không phạm tội ác; hai là người có tội biết hối cải.” (trích Kinh “Đại bát Niết-bàn”). Mỗi ngày, con người không tránh khỏi các va chạm trong tập thể, cộng đồng. Lỗi lầm, điều sai trái được sinh ra từ những va chạm đó. Vì rằng con người, không phải thánh thần hay robot, lúc nào cũng có khả năng hành xử đúng mực và không bị cảm xúc chi phối. Thế nên, tội lỗi cũng chẳng có nguồn gốc sâu xa hay căn nguyên hình thành. Điều đó làm cho việc sám hối trở nên đáng quý, đáng trân trọng. Đây cũng chính là điều đức Phật đã đề cao từ hàng ngàn thế kỷ trước.
Giữ vững và tiếp nối nghi thức tốt đẹp này, cho đến nay, chư Tăng Ni cùng quý Phật tử vẫn nghiêm túc thực hiện sám hối định kỳ. Để rồi, mỗi người sẽ tự mình cảm nhận, tự mình quyết tâm, làm mới bản thân và tạo dựng hạnh phúc cho nhiều người. Đó là cách thực hiện và ứng dụng đúng chánh pháp của đức Thế Tôn.
Dù cho không thể thực hiện nghi thức sám hối trong không gian trang nghiêm và linh thiêng tại chùa nhưng người tại gia cũng đã tự mình thực hành với tấm lòng chân thành, dưới sự hướng dẫn online của quý Thầy chùa Giác Ngộ. Buổi lễ đã được truyền trực tiếp trên các nền tảng như Facebook, YouTube của chùa, thu hút cả ngàn lượt theo dõi.
Tin: Bảo Tiên
Ảnh: Ngộ Trí Thuận
- Thiền Sư Hải Bình Bảo Tạng Với Những Danh Lam Miền Duyên Hải Thích Thánh Minh
- Ni chúng Tu viện Long Hưng (TP.HCM) tổ chức Đại lễ Phật đản lần thứ 2647 và nhiều hoạt động ý nghĩa khác Quang Tròn
- Chùa Giác Ngộ trang nghiêm tổ chức khóa tu cho khóa tu Ngày An lạc và Tuổi trẻ hướng Phật Quang Tròn
- Lễ đặt đá đại trùng tu chùa Long Huê Quang Tròn
- Đoàn xe diễu hành chào mừng Phật đản lần thứ 2647 tại TP.HCM Quang Tròn
- Thái Bình: Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh Sơ Kết Phật Sự 6 Tháng Đầu Năm Nhuận Nguyện
- Khóa tu Ngày An Lạc online: Thờ cha kính mẹ chưa phải là chân tu Bảo Tiên
- Chùa Giác Ngộ: 500 suất cơm chay gắn kết tình người Liên Thủy
- Chùa Giác Ngộ: Hơn 300 người tham dự Lễ quy y Tam bảo online trong tháng 6 Bảo Tiên
- Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM và Học viện Phật giáo Quốc tế Sri Lanka Bảo Tiên
- TP.HCM: Trang nghiêm Lễ tưởng niệm Tiến sĩ - Bác sĩ Mukti Bhatnagar tại Học viện Phật giáo Việt Nam Bảo Tiên
- TP.HCM: Lễ tưởng niệm Tiến sĩ - Bác sĩ Mukti Bhatnagar (1957 - 2021) Bảo Tiên
- Hơn 1.000 người tham gia hiến máu nhân đạo vào 2 ngày cuối tuần tại chùa Giác Ngộ Quảng Thịnh
- Chẳng mất tiền mua, cớ sao không nói lời yêu thương Bảo Tiên
- GHPGVN TP.HCM trao tặng 33 máy thở Meiko đến nhân dân Ấn Độ hỗ trợ điều trị Covid-19 Liên Thủy - Bảo Tiên
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Hướng đến Đại lễ Phật đản 2022: Gần 600 người về chùa Giác Ngộ hiến máu nhân đạo (HM54)
- Những lợi ích của xuất gia gieo duyên
- TT. Thích Nhật Từ cùng Ban Lãnh đạo Quỹ Đạo Phật Ngày Nay tham dự Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2022
- Ét ô ét: Hàng trăm Gen Z "bật chế độ" về chùa Giác Ngộ sinh hoạt
- Chùa Giác Ngộ: Gần 650 người tham dự lễ làm con Phật (đợt tháng 4/2022)
- Chú cháu NSƯT Kim Tiểu Long - ca sĩ Saka Trương Tuyền: "Chỉ có đạo Phật mới giúp mình biết thương người hơn"
- Chùm ảnh: Gần 400 thiếu nhi tham dự khóa tu tại chùa Giác Ngộ
- Hạnh phúc của người tu học Phật là gì?
- Khóa tu Búp Sen Từ Bi: Lưu giữ nụ cười trẻ thơ
- Tìm kiếm bình an đâu có xa vời
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)