Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam khai giảng lớp Phiên dịch Hán Tạng

ĐPNN - Sáng ngày 22/12/2020 (nhằm ngày 09/11 Canh Tý), tại Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (VNCPHVN), Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền đã tổ chức Lễ Khai giảng lớp Phiên dịch Hán Tạng. Vừa qua, nhằm phục vụ cho nhiệm vụ phiên dịch và ấn hành Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (TTTĐPGVN), Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM đã thành lập Khoa Phiên dịch Phật học Hán truyền (Trưởng khoa là TT. Thích Hạnh Bình).
Lễ Khai giảng sáng nay có sự tham dự của chư Tôn đức VNCPHVN: TT.TS. Thích Tâm Đức - Phó Viện trưởng Thường trực, TT.TS. Thích Minh Thành, TT.TS. Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng kiêm Tổng Biên tập TTTĐPGVN, TT.TS. Thích Hạnh Bình - Phó Viện trưởng, TT.TS. Thích Giác Hoàng - Tổng Thư ký, cùng chư Tôn đức giáo thọ lớp Phiên dịch Hán Tạng, các học viên, nhà bảo trợ,...
Lễ Khai giảng xoay quanh các chia sẻ của quý Tôn túc về những mục tiêu, quá trình phiên dịch, những khía cạnh về mặt văn hóa, con người trong ngôn ngữ. Mở đầu, TT. Thích Hạnh Bình phát biểu rằng: “Phật giáo là một tôn giáo lớn của dân tộc Việt Nam nhưng trải qua khoảng 2000 năm lịch sử, chúng ta vẫn chưa có bộ Đại Tạng Kinh. Bên cạnh đó, quá trình chuyển dịch Phật giáo từ Ấn Độ đến Trung Hoa rất gian nan, rất gập ghềnh; do đó, những bộ kinh cũng vì thế mà lệch đi so với nghĩa ban đầu. Bộ Đại Tạng Kinh có một ý nghĩa hết sức quan trọng; nếu chúng ta đưa ra một bộ kinh dịch nghĩa chính xác, phù hợp với cách hiểu của số đông người thì khi ấy, Phật giáo nước nhà sẽ tự khắc phát triển. Sau nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này, càng đi sâu tôi càng thấy có rất nhiều điều được đặt ra. Vì vậy, ước mơ của chúng tôi là tạo ra một đội ngũ chuyên nghiệp không chỉ phục vụ phiên dịch mà còn phục vụ nghiên cứu về sau.”
Tiếp nối chương trình là các phần chia sẻ của chư Tôn đức giáo phẩm:
- TT. Thích Nhật Từ nói rằng: “Nhiệm vụ chính của VNCPHVN là phiên dịch và ấn hành Đại Tạng Kinh việt Nam. Đến năm 2020, danh xưng chính thức được lãnh đạo HĐTS GHPGVN đưa ra cho bộ kinh là TTTĐPGVN, bao gồm: Phật giáo Thượng tọa bộ, Phật giáo Bộ phái và Phật giáo Đại thừa; văn học sớ giải Kinh - Luật - Luận; các tác phẩm nghiên cứu Phật học (sử liệu, tự điển,...)”. Theo đó, học viên tham dự các lớp học phiên dịch tại đây sẽ được cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học. Trước khi bước vào khóa học, học viên trải qua kỳ thi kiểm tra năng lực để xếp lớp. Đồng thời, trong lúc chia sẻ, Thượng tọa nhấn mạnh về thể hiện bản sắc Việt Nam trong lúc phiên dịch Hán Tạng lẫn việc hiểu rõ nguồn gốc các từ ở Ấn Độ để dịch được chính xác.
- Tán đồng với ý kiến tìm hiểu các yếu tố văn hóa, con người để ngôn ngữ được chuyển dịch chuẩn nhất, TT. Thích Minh Thành cho rằng: “Chuyện xây dựng một đội ngũ có thể đảm đương phiên dịch bộ Đại Tạng Kinh là chuyện trọng điểm”. Sau khi chia sẻ những trải nghiệm, suy ngẫm cá nhân, Thượng tọa khuyến khích các học viên cần xây dựng nền tảng vững chắc trong chuyện học tập để đạt được thành tựu.
- Đối với TT. Thích Giác Hoàng, việc bổ sung nhân sự là một việc làm tất yếu. Đồng thời, Thượng tọa cũng cho biết hiện nay, có 4 trung tâm tham dự cho công tác phiên dịch và ấn hành TTTĐPGVN, đó là: Trung tâm Pali học, Trung tâm Phiên dịch Hán Nôm Huệ Quang, Trung tâm Phiên dịch Trí Tịnh, Trung tâm Phiên dịch Hán truyền. Cuối cùng Thượng tọa nhắn nhủ: “Thật ra, việc học để phiên dịch không hề đơn giản nhưng mong rằng quý vị cố gắng học. Việc tham gia học để trở thành một dịch giả đóng góp lâu dài cho TTTĐPGVN hoặc tham gia biên tập morat, cũng là công đức vô lượng rồi!”
- TT. Thích Tâm Đức chia sẻ: “HT. Thích Minh Châu ngày trước đã nhìn thấy những mâu thuẫn trong các bản dịch chữ Hán so với kinh điển, từ mặt ý tưởng, ngữ nghĩa cho đến câu từ. Điều đó trở thành lý do trong vấn đề đi tìm chân lý Phật... Lớp Phiên dịch Hán Tạng là một trong các nỗ lực mà hội tụ đạo tâm, sức khỏe để đáp ứng nhu cầu của GHPGVN, VNCPGVN.”
Được biết, dưới sự chỉ đạo của VNCPHVN, TT. Thích Hạnh Bình đảm nhận vai trò tổ chức, quản lý lớp Phiên dịch Hán Tạng. Mục tiêu của lớp học là đi đến kết quả cuối cùng: hoàn tất phiên dịch TTTĐPGVN. Dĩ nhiên, đi với đó là học viên cần nắm rõ các kiến thức, kinh nghiệm phiên dịch về từ vựng, văn phạm, sự am hiểu về văn hóa Ấn Độ để truy nguyên từ ngữ,... Để rồi, những lời dạy của các bậc cổ đức ngày trước không còn trở nên xa lạ, khó hiểu với đại đa số người Việt ngày nay. Khi ấy, đạo Phật mới hòa nhập vào dòng chảy của cuộc sống một cách mượt mà, êm dịu; khi ấy, đạo Phật mới phát huy hết năng lực của câu “Duy tuệ thị nghiệp”.
Sau khi Lễ Khai giảng kết thúc, các học viên làm bài kiểm tra để xếp lớp.
Tin: Bảo Tiên
Ảnh: Ngộ Trí Thuận
- Khuyến khích Phật tử trẻ chung tay bảo vệ môi trường Ngộ Hạnh
- Lễ đón cây bồ đề từ Sri Lanka về chùa Bái Đính Quang Tròn
- Pháp thoại "Trách ai bây giờ" Quang Tròn
- Ban giáo dục Phật giáo Trung ương ra mắt nhân sự nhiệm kỳ IX Quang Tròn
- Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương, nhiệm kỳ 2022 - 2027 họp rà soát công tác chuẩn bị cho Lễ ra mắt nhân sự Quang Tròn
- Về chùa, ươm mầm những ước mơ Bảo Tiên
- TP. HCM: Lễ tưởng niệm 712 năm Ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn Bảo Tiên
- TP.HCM: Gần 500 bạn trẻ tham dự khóa tu tại chùa Giác Ngộ Bảo Tiên
- “Ngày an lạc” tại chùa Giác Ngộ - một khóa tu hằng tuần bổ ích Bảo Tiên
- TT. Nhật Từ giảng về “cốt lõi thiền của Lục tổ Huệ Năng và Phật hoàng Trần Nhân Tông” trong Ngày an lạc Bảo Tiên
- Cách Mà Người Phật Tử Lankan Chiến Thắng Trong Trận Chiến Chống Lại Sự Cải Đạo (Menafn - NewsIn.Asia) By P.K.Balachandran/Ceylon Today, Tâm Diệu chuyển ngữ
- TP. HCM: Hơn 500 thiện nam, tín nữ trở thành Phật tử Bảo Tiên
- TP. HCM: Tiếp thêm sức mạnh qua khóa tu tuổi trẻ Bảo Tiên
- Khóa tu Ngày an lạc: TT. Nhật Từ nói về 7 bài học từ cuộc đời và đạo nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân Tông Bảo Tiên
- Đào tạo mầm non là rất quan trọng! Bảo Tiên
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Hướng đến Đại lễ Phật đản 2022: Gần 600 người về chùa Giác Ngộ hiến máu nhân đạo (HM54)
- Những lợi ích của xuất gia gieo duyên
- TT. Thích Nhật Từ cùng Ban Lãnh đạo Quỹ Đạo Phật Ngày Nay tham dự Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2022
- Ét ô ét: Hàng trăm Gen Z "bật chế độ" về chùa Giác Ngộ sinh hoạt
- Chùa Giác Ngộ: Gần 650 người tham dự lễ làm con Phật (đợt tháng 4/2022)
- Chú cháu NSƯT Kim Tiểu Long - ca sĩ Saka Trương Tuyền: "Chỉ có đạo Phật mới giúp mình biết thương người hơn"
- Chùm ảnh: Gần 400 thiếu nhi tham dự khóa tu tại chùa Giác Ngộ
- Hạnh phúc của người tu học Phật là gì?
- Khóa tu Búp Sen Từ Bi: Lưu giữ nụ cười trẻ thơ
- Tìm kiếm bình an đâu có xa vời
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)