Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp

ĐPNN - Sáng ngày 1909/2020, bài pháp thoại cuối cùng trong khóa tu Xuất gia gieo duyên lần 7 tại chùa Giác Ngộ được thuyết giảng bởi NS. Liễu Pháp, với chủ đề “Giới luật trong Phật giáo”.
Mở đầu bài thuyết pháp, Ni sư đặt câu hỏi cho các hành giả về sự khác biệt giữa cư sĩ và tu sĩ. Khi đã tham khảo ý kiến của một số giới tử, Ni sư đề cập đến “giới” – một trong ba lậu học. Hiểu theo ngôn ngữ hiện đại, giới là nếp sống đạo đức, không gây hại cho người và mình. Bên cạnh giới, người xuất gia cũng cần có tứ vô lượng tâm, đó là: từ, bi, hỷ, xả. “Hãy đem tâm từ mà nhìn và đối đãi với mọi người”.
Tiếp theo, Ni sư nói đến 5 giới cơ bản của người cư sĩ, gồm: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu và các chất gây say. Khi phát nguyện “con quay về nương tựa Phật” trong Lễ Quy y Tam bảo, con người chính thức trở thành Phật tử. Để giảng giải rõ hơn về giới sát sanh ở thời đức Phật, Ni sư nói đến 5 chi: một chúng sanh có thức tính, biết rằng chúng sanh có thức tính, có khởi tâm muốn giết, thực hiện hành động giết, con vật đó chết vì hành động giết của mình. Nếu phạm phải 5 chi này thì bị cho là không giữ được giới “không sát sanh”.
Thứ hai, Ni sư nói đến tứ thanh tịnh giới của một vị Tỳ-kheo, bốn giới ấy là: biệt biệt giải thoát giới, lục căn thu thúc giới, chánh mạng thanh tịnh giới và quán tưởng tứ vật dụng. Sở dĩ, NS. Liễu Pháp đề cập đến vấn đề giới của Tỳ-kheo là nhằm mục đích giúp hành giả xem thử mình có thể thọ giới hay không và có khả năng giúp chư Tăng giữ giới tốt hơn.
Trong 20 phút cuối của bài pháp thoại, Ni sư dành để giải đáp các thắc mắc của hành giả. Các câu hỏi đặt ra vấn đề tánh không, lạy Phật, chuyển nghiệp,… Ni sư giúp hành giả tháo mở những khúc mắc để họ vững tin hơn trên con đường tu tập, nương tựa Phật.
Phần hồi hướng công đức đã khép lại pháp thoại của khóa tu Xuất gia gieo duyên lần 7 tại chùa Giác Ngộ. Ni sư khuyến khích các hành giả nuôi dưỡng hạt giống tu tập, từ bi và để nó nảy mần trong một tương lai không xa.
Tin: Bảo Tiên
Ảnh: Ngộ Trí Thông
- Ni chúng Tu viện Long Hưng (TP.HCM) tổ chức Đại lễ Phật đản lần thứ 2647 và nhiều hoạt động ý nghĩa khác Quang Tròn
- Chùa Giác Ngộ trang nghiêm tổ chức khóa tu cho khóa tu Ngày An lạc và Tuổi trẻ hướng Phật Quang Tròn
- Lễ đặt đá đại trùng tu chùa Long Huê Quang Tròn
- Đoàn xe diễu hành chào mừng Phật đản lần thứ 2647 tại TP.HCM Quang Tròn
- Khai mạc triển lãm "Hòa bình trong mắt em" tại chùa Giác Ngộ Quang Tròn
- Lắng đọng bên chén trà Bảo Tiên
- Tụng Kinh trong đêm cuối khóa tu Xuất gia gieo duyên Bảo Tiên
- HT. Thích Tâm Trí chia sẻ pháp thoại trong khóa tu Xuất gia gieo duyên Bảo Tiên
- Dù là Mật tông, Tịnh độ tông hay Thiền tông đều có đích đến là giải thoát - TT. Thích Nhật Từ Bảo Tiên
- Chùm ảnh: Ăn trong chánh niệm và chấp tác ngày 18/09/2020 Bảo Tiên
- Chùm ảnh: Tụng Kinh và tọa thiền sáng 18/09/2020 Bảo Tiên
- "Tịnh thất Bồng Lai", "Thiền am bên bờ vũ trụ" lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ cơ nhỡ để trục lợi Lê Đức
- Thông tư của Trung ương Giáo hội hướng dẫn việc sinh hoạt của Tăng Ni CTV
- Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Trúc Lâm Kharkov, Ucraina 2020 Mai Anh
- Địa Tạng Vương Bồ tát cưỡi linh thú gì? Minh Tâm
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Hướng đến Đại lễ Phật đản 2022: Gần 600 người về chùa Giác Ngộ hiến máu nhân đạo (HM54)
- Những lợi ích của xuất gia gieo duyên
- TT. Thích Nhật Từ cùng Ban Lãnh đạo Quỹ Đạo Phật Ngày Nay tham dự Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2022
- Ét ô ét: Hàng trăm Gen Z "bật chế độ" về chùa Giác Ngộ sinh hoạt
- Chùa Giác Ngộ: Gần 650 người tham dự lễ làm con Phật (đợt tháng 4/2022)
- Chú cháu NSƯT Kim Tiểu Long - ca sĩ Saka Trương Tuyền: "Chỉ có đạo Phật mới giúp mình biết thương người hơn"
- Chùm ảnh: Gần 400 thiếu nhi tham dự khóa tu tại chùa Giác Ngộ
- Hạnh phúc của người tu học Phật là gì?
- Khóa tu Búp Sen Từ Bi: Lưu giữ nụ cười trẻ thơ
- Tìm kiếm bình an đâu có xa vời
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)