Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Nếu ai sống cho muôn người

Đã đọc: 3570           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trong một buổi pháp đàm, tôi đã đưa ra vế đầu: “Nếu ai sống cho muôn người…” thì nhận lại “Hồi đáp” từ phía đại chúng: “Thì lòng rộng mênh mông”. Hóa ra bài thơ “Sông và Biển” của thầy Pháp Hòa (Canada) đã trở thành một bài ca dao được nhiều người thuộc, hát ca để nhắc mình: Đời người như sông nhưng lòng người phải mênh mông như biển.

Đọc bài thơ (Hay ơi) của thầy và mở lòng mình ra để đón lấy những tinh tuyền của tự thân mình, chính là hạnh Phật, tâm Phật. Tâm Phật là tâm thương yêu lớn, tâm hoan hỷ lớn, tâm vì tất thảy chúng sanh… Tâm ấy nơi mình có nhưng ít được biểu hiện bởi mình “Sống cho riêng mình” nhiều quá, chưa biết cách sống cho muôn người.

Bạn thử đọc một lần trọn bài thơ ấy cùng tôi, và lắng lòng cùng tôi, cùng tác giả:

Sông và Biển

Em chưa từng thấy biển

Em chỉ biết dòng sông

Nhưng có nghe cô dạy

Biển thì rộng hơn sông

Biển thì rộng mênh mông

Bao la biển sông mặn nồng

Một đời người như sông

Nếu ai sống cho riêng mình

Thì lòng hẹp như sông

Nếu ai sống cho muôn người

Thì lòng rộng mênh mông

Em chưa từng thấy biển

Em chỉ biết dòng sông

Nhưng có nghe cô dạy

Đừng để lòng hẹp như sông

Hãy để lòng rộng mênh mông

Bao la biển xanh mặn nồng

Một đời người như sông

Nếu ai sống cho riêng mình

Thì lòng hẹp như sông

Nếu ai sống cho muôn người

Thì lòng rộng mênh mông

Pháp Hòa

Boong! Đưa tay đặt lên ngực trái và thở thật nhẹ, ít nhất ba hơi thở vào ra. Chắc là bạn cũng đã mở lòng giống tôi để cho những lăng xăng, những hơn thua toan tính thiệt hơn quay về nương náu nơi tự thân như lời xướng tụng trong những thời kinh: “Theo tự tánh làm lành” rồi phải không?

Tự tánh của mình chính là Phật tánh, là mấu chốt vững vàng (hải đảo tự thân) nhưng mình không nhận ra, quên mất, nên có lúc đã lãng du về những nơi xa xôi, huyền bí. Mình quên mất pháp thân mầu nhiệm, quên mất “Hơi thở là pháp, bảo hộ thân tâm” nên mình không có chánh niệm.

Hễ không có chánh niệm thì sẽ không thể sống trọn vẹn cho mình và cho người trong từng phút giây hiện tại. Xét về sự tương tức theo định luật nhân-quả thì sống trọn vẹn cho người cũng có nghĩa là cho mình, bởi mình và người vốn tương tác nhau, có trong nhau. Đồng thời, sống trọn cho người bằng trí, bi đầy đủ, sáng ngời thì mình cũng đã tạo cho mình một nhân lành cho những quả vị cao đẹp về sau, trong đó có quả vị giải thoát, an lạc.

Tu là một con đường sáng đẹp. Phải xác định với nhau điều đó để nguyện với lòng, và với Bụt rằng con sẽ mãi đi trên con đường sáng đẹp ấy, dẫu sanh ra nơi nào, trong quốc độ hoặc thế giới nào cũng cho con biết Tam bảo, quy y và tu tập theo lời Bụt dạy.

Tất nhiên, đó cũng là nguyện sống cho muôn người, sống đẹp để hiến tặng bằng an và những giá trị thanh cao cho lục đạo, cho tất cả chúng sanh. Khi nào mình còn trăn trở, còn thao thức trước nỗi đau nhân thế thì mình sẽ còn nguyện, còn thực tập nếp sống của bao dung, thương yêu rộng lớn như biển. Để chi, để “Lòng mình rộng mênh mông, để dung chứa và chuyển hóa nỗi đau đầy dẫy nơi cõi đời ô trượt này”.

Lời của những bậc thầy, lời của những bậc hiền nhân, của cổ đức từ xa xưa vang vọng mãi đến bây giờ vẫn là sống đẹp, sống có ích, sống có chánh niệm, thương yêu… Đó là chân truyền, là con đường để đi tới hạnh phúc lớn và cũng là lộ trình giác ngộ.

Nam mô đức Bụt Ami Đà,

Một đời người như sông

Nếu ai sống cho riêng mình

Thì lòng hẹp như sông

Nếu ai sống cho muôn người

Thì lòng rộng mênh mông

Vì vậy con nguyện sống cho muôn người, xin thầy Ami Đà chứng tri!

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)