Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Tin tức Phật giáo thế giới

Đã đọc: 3805           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hội Đồng Cao Ủy của Ấn Độ tuyên bố rằng: "Pho tượng Phật tại vườn Lộc Uyển là tác phẩm điêu khắc tinh tế dựa trên thần tượng nổi tiếng của thế kỷ V trong thời kỳ Gupta ở vườn Lộc Uyển, nơi đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên của mình sau khi đạt được sự giác ngộ...

DI SẢN GANDHARA BỊ LÃNG QUÊN

Bảo tháp Batkara được xem như là Trung tâm Phật giáo lâu đời tại thung lũng Swat, nằm yên tĩnh trong thung lũng Jambil bên bờ suối Marghazar. Nơi đây từng là trung tâm du lịch phổ biến và nơi học tập của các thời đại. Theo các nhà khảo cổ và Viện Bảo tàng của Pakistan, đây từng là tu viện Phật giáo của Ta-lo và là nơi hành hương của các Phật tử Trung Hoa suốt từ thế kỷ thứ V đến VII. Bảo tháp tại đây được trải qua 5 lần tái tạo bắt đầu từ thế kỷ thứ III và lần cuối là thế kỷ thứ X. Batkara cũng là nơi mà 9.484 pho tượng và 107 đồng xu đã được phát hiện trong quá trình khai quật.

Hamayun Firas, nhà hoạt động xã hội và cư trú của Batkara than thở về tình hình hiện tại của tháp: “30 năm trước, bảo tháp ở đây trong tình trạng rất tốt, kiến trúc tuyệt vời, màu sắc của mọi sự trang trí và màu sơn đều có thể nhìn thấy rõ.”

Ngày nay, tại di tích lịch sử này bạn chỉ còn thấy những con chó đói lang thang trên đường và những kẻ nghiện ngập.

TÁC PHẨM PHẬT GIÁO BẰNG CÁT TƯỢNG TRƯNG CHO VÔ THƯỜNG

Clark County, WA (Mỹ) - Một nhóm gồm 5 tu sĩ Phật giáo tu viện Drepung Loseling Phukhang của miền Nam Ấn Độ, người lãnh đạo là tiến sĩ Phật học Jampa Tenzin, 43 tuổi.  Mục đích chuyến đi của các nhà sư là hy vọng gây quỹ để trùng tu và hoạt động trở lại tu viện Drepung Loseling Phukhang, nơi nuôi 300 nhà sư và những cư dân Tây Tạng khác. Mỗi vị chi phí $240 USD mỗi năm. Các nhà sư mặc áo màu cam và đỏ bởi vì theo văn hóa của họ cho rằng những màu sắc ấy tượng trưng cho sự khiêm tốn và hấp dẫn nhất. Hầu hết thời gian của họ là vẽ những mạn đà la cổ xưa, các tác phẩm được tạo ra bằng cát, tinh vi, tuyệt vời, thiêng liêng nhất hành tinh này, sau khi hoàn tất nó sẽ được quét lại như lớp bụi đầy.

Mạn đà la là tác phẩm nghệ thuật thiêng liêng - mô hình thu nhỏ của toàn vũ trụ - có hình dạng phức tạp của vòng tròn trong hình vuông được chia thành nhiều phần khác nhau. Nó có thể bao gồm hình ảnh của các vị thần và chư Phật, các sức mạnh thiên nhiên và kiến trúc vũ trụ. Phật giáo và Ấn giáo đã sử dụng mạn đà la như là công cụ giảng dạy và thiền định cho hàng ngàn năm qua.

Trưởng nhóm Tenzin nói: "Đó là  truyền thống rất lâu trong Phật giáo. Chúng tôi tạo ra mạn đà la này để ban phước lành cho môi trường và tạo ra thông điệp của lòng từ bi và vô thường."

ẤN ĐỘ CẤP NHẬP CẢNH TẠI CHỖ CHO PHẬT TỬ HÀNH HƯƠNG ĐẾN TỪ NĂM QUỐC GIA ĐÔNG DƯƠNG

NEW DELHI, India - ngày 12-12-2010: Cơ quan Tài chánh Quốc tế và Bộ trưởng Bộ Du lịch đã ký hiệp định để phát triển chu vi Phật giáo.

Từ ngày 1-1-2011, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định cấp nhập cảnh tại chỗ cho những Phật tử hành hương đến từ 5 quốc gia Campuchia, Phi Luật Tân, Việt Nam, Lào và Miến Điện. Sự nhập cảnh 1 lần được cấp tại các phi trường Delhi, Mumbai, Chennai, Kolkata và sẽ có hiệu lực trong vòng 1 tháng. Sự thảo luận được quyết định giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Nội vụ, nhằm thu hút số lượng Phật tử hành hương từ các quốc gia ấy. Trước đó, Ấn Độ đã cấp nhập cảnh tại chỗ cho các quốc gia Tân Gia Ba, Tân Tây Lan, Nhật Bản, Phần Lan và Lục Xâm Bảo.

ẤN ĐỘ TẶNG TƯỢNG PHẬT CHO TÍCH LAN

Kandy, Sri Lanka –  21 -12 -2010

Ấn Độ sẽ tặng tượng Phật cao 16m cho chính phủ Tích Lan. Pho tượng được tôn trí tại ngôi chùa Dalada Maligawa tọa lạc ở trung tâm thành phố Lankan của Kandy. Ngôi chùa Dalada Maligawa hay đền thờ Xá Lợi Răng của Phật là một trong những thánh địa Phật giáo linh thiêng nhất tại Tích Lan, pho tượng Phật sẽ được đặt tại cổng vào của Viện Bảo tàng Tu viện Phật giáo Quốc tế.

Pho tượng được tôn trí nhằm đánh dấu 2600 năm Phật thành đạo và những hoạt động liên kết giữa hai quốc gia sẽ có dịp được tán dương.

Hội Đồng Cao Ủy của Ấn Độ tuyên bố rằng: "Pho tượng Phật tại vườn Lộc Uyển là tác phẩm điêu khắc tinh tế dựa trên thần tượng nổi tiếng của thế kỷ V trong thời kỳ Gupta ở vườn Lộc Uyển, nơi đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên của mình sau khi đạt được sự giác ngộ. Thần tượng trong tư thế bắt ấn chuyển bánh xe pháp luân và bệ của nó sẽ được đục ra từ mảnh lẽ của sa thạch Chunar có màu be được lấy từ Mirzapur (gần Varanasi, Ấn Độ).” Ngoài ra, Bảo tàng quốc gia Ấn Độ đang được sắp xếp lại toàn bộ các hiện vật tạo tác về Phật giáo, văn hóa và di sản của Ấn Độ. Tiến trình này bắt đầu sẽ xác định các pho tượng hay vật tạo tác quan trọng có liên hệ đến Phật giáo tại Ấn Độ và sự chế tạo các bản sao đang được thực hiện. Hội nghị Phật giáo Quốc tế cũng sẽ được tổ chức tại Kandy đầu năm tới (trước cuối tháng 3) với sự hỗ trợ của Hội đồng quan hệ Văn hóa Ấn Độ (ICCR).

PHẬT GIÁO HÀN QUỐC CẦU NGUYỆN SỚM KẾT THÚC DỊCH LỞ MỒM LONG MÓNG

Trung ương Phật giáo Hàn Quốc chia sẻ với bà con nông dân bị thiệt hại do dịch bệnh lở mồm long móng đang lây lan nhanh chóng khắp nơi, tổ chức Lễ cầu nguyện sớm kết thúc dịch súc vật lở mồm long móng và gia cầm bị dịch cúm, cầu siêu cho những súc sinh này siêu thăng Tịnh độ. Buổi lễ tổ chức tại tổ đình Tào Khê (Joyesa), thành phố Seoul. Đến dự có giới quan chức chính phủ và hơn 2.000 người dự lễ.

Trong buổi Lễ cầu nguyện tiêu tai dịch bệnh và đất nước sớm hòa bình, thế giới bình an, cuối cùng kết thúc bằng hợp xướng ca Tứ hoằng thệ nguyện.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)