Bộ sách nhỏ góp phần vào việc hoằng pháp trong thời đại mới

Bộ sách nhỏ 10 cuốn ra đời nhằm góp phần vào việc hoằng pháp trong thời đại mới, thời đại mà hầu như tất cả việc làm và ý nghĩ đều hướng vào thực dụng.
TỔNG QUAN
Bộ sách nhỏ 10 cuốn ra đời nhằm góp phần vào việc hoằng pháp trong thời đại mới, thời đại mà hầu như tất cả việc làm và ý nghĩ đều hướng vào thực dụng.
Phật pháp vốn không xa với thực tế và với cuộc sống của con người. Thực vậy, đức Phật thị hiện cũng vì con người, vì lợi ích cho chúng sanh. Nhưng đôi lúc người diễn dịch chú trọng nhiều đến giải thoát, giác ngộ mà quên phần nào sự thiết thực cho cuộc sống của nhân sinh.
Nhằm hướng đến thực dụng, bộ sách chia làm 10 cuốn nhỏ khoảng trên dưới 100 trang cho mỗi cuốn.
Cuốn 1: Nghi lễ thông dụng và cách thức tu Tịnh độ và Thiền. Thiền và Tịnh là hai phương pháp tu trì thường được các Phật tử Á châu áp dụng, nhất là phương pháp Tịnh độ. Thiền và Tịnh không những đưa con người đến giải thoát và giác ngộ mà còn giúp cuộc sống được lành mạnh, thân thể cường tráng, ít bệnh tật.
Cuốn 2: Bước đầu học đạo sẽ giới thiệu khái quát năm giới cấm căn bản mà một người Phật tử sơ cơ cần có, cũng như tìm xem các trí thức trên thế giới đánh giá Phật giáo như thế nào.
Cuốn 3: Giáo lý căn bản. Sẽ giới thiệu đến độc giả sơ lược tiểu sử Phật Thích Ca và một số lời dạy căn bản của Ngài. Hiện nay, tại Việt Nam, vẫn còn nhiều người nhận mình là Phật tử, nhưng không hiểu gì hoặc hiểu quá đơn sơ về Phật giáo nên lúc gặp một tín ngưỡng khác họ dễ bị cải đạo; bỏ chánh theo tà, hại mình và hại cho cả xã hội nhân quần. Rất đáng tiếc.
Cuốn 4: Các tôn giáo ngoài Phật giáo. Người Phật tử cần phải biết, ít nhất là cơ bản, về vài tôn giáo chính hiện nay tại Việt Nam. Trước hết để học hỏi và thứ đến là nhận diện được giá trị của các tôn giáo nầy. Người Phật tử trong thời đại mới không thể nói “Đạo nào cũng tốt, đạo nào cũng dạy con người ăn hiền ở lành”. Nhận định nầy mang nhiều thiếu sót; vì có không ít “sản phẫm” mà các quốc gia tân tiến Tây phương đã phế thải lại được nhập cảng vào Việt Nam với mục đích kinh tế và chính trị dưới hình tướng tôn giáo.
Cuốn 5: Phật Giáo và Khoa học. Như chúng ta đã biết khoa học tiến thì tôn giáo lùi, hoặc có thể nói khoa học đang đào mồ chôn tôn giáo. Nhưng tôn giáo nói đây là độc thần giáo mà Phật giáo là một biệt lệ. Vì thế, nhà vật lý vĩ đại của nhân loại trong thế kỹ 20 đã từng phát biểu “Phật giáo không những là khoa học mà còn vượt lên trên khoa học nữa”. Năm bài chọn lọc trong cuốn nầy, độc giả sẽ ngạc nhiên và thích thú rằng những khám phá của khoa học ngày nay chỉ soi rọi thêm những điều mà Đấng Giác Ngộ đã tuyên thuyết hơn hai ngàn năm trước.
Cuốn 6: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống. Người học Phật mà không thể áp dụng được lời dạy của Ngài vào cuộc đời thì việc học ấy không những trở thành vô ích mà còn tai hại nữa. Vì có học mà không hành con người dễ trở nên kiêu ngạo, đi đâu cũng khoe chữ, khoe bằng cấp, khoe sự hiểu biết, cái ngã (ego) to tướng tạo nên tình trạng thiếu cân bằng giữa tâm và thân. Thế giới đang đối diện với vô số vấn đề từ khủng hoảng mội trường, đến bạo động, chiến tranh rồi tâm bệnh, thân bệnh mà nhiều loại bệnh vẫn còn vô phương cứu chữa như bệnh HIV. Giáo pháp của Phật là một đáp án cho các vấn đề trọng đại vừa kể.
Cuốn 7: Những vấn đề kiếp sau. Con người từ đâu đến, đến để làm gì và chết rồi đi đâu? Phải chăng chết là hết, có luân hồi, có đầu thai không? Lúc hiểu được những vấn đề nầy con người không còn sợ hải lúc phải bỏ xác thân nầy. Và vì biết có nghiệp báo và chết không phải là hết nên con người cố gắng sống hoàn thiện hơn để, nếu chưa được thoát vòng sanh tử luân hồi, thì cũng sẽ có một kiếp sau tốt đẹp. Cuốn 8: Dưỡng sinh. Một trong những nguyên nhân chính làm cho con người bị bệnh là do chế độ ăn uống và thiếu hoạt động. Những thức ăn có nhiều mỡ, nhiều đường, muối, thịt cá nhưng thiếu rau quả làm cho con người dễ bị bệnh tim, cao huyết áp, máu có nhiều mỡ (cholesterol) và tiểu đường v.v.. Cuốn nầy cũng đề nghị một chế độ ăn uống nhẹ nhàng, ít tốn kém nhưng đầy đủ chất bổ và tránh được nhiều bệnh hiểm nghèo.
Cuốn 9: Làm thế nào để đạt được một kết quả tối đa bằng những cố gắng tối thiểu trong việc chăn nuôi, canh nông như trồng lúa, trồng nấm, trồng cây độ sinh (một loại cây rất bỗ dưỡng được nhiều quốc gia nghèo ở Phi châu xử dụng như một loại dinh dưỡng với chất lượng cao).
Cuốn 10: Nghệ thuật nói chuyện trước quần chúng, cách điều hành một buổi họp hay giảng diễn, biết xử dụng internet, hướng dẫn những bài hát cọng đồng, tổ chức văn nghệ hay lữa trại, ngâm thơ, thổi sáo, hát chèo... Một đời sống thiếu ý nghĩa nếu con người không biết hát hoặc không biết nghe hát. Văn nghệ là một trong những môn thư giản bổ ích và cần thiết cho con người, nhất là sau những lúc làm việc mệt nhọc.
Có thể nói, những ai đọc qua bộ sách nhỏ nầy sẽ cảm thấy thích thú và bổ ích cho cuộc sống, nhất là người Phật tử và những Phật tử có vai trò hướng dẫn người khác đến với chánh đạo.
Nhân tiện đây chúng tôi thành kính tri ân những tác giả và dịch giả đã đóng góp bài cho bộ sách nhỏ nầy. Một số vị gởi bài trực tiếp, nhưng phần còn lại chúng tôi trích dẫn từ các trang nhà (websites) và có ghi rõ xuất xứ, nhưng thiếu phương tiện và thời gian để xin phép trực tiếp đến các trang chủ và tác giả, rất mong quý vị hoan hỹ.
Quốc gia ngày càng phát triển, nhưng không phải ai cũng có internet hoặc biết xử dụng internet để đọc bài. Và cũng vì lợi ích cho số đông, do đó, một lần nữa kính mong các tác giả hoan hỹ, và hiểu cho rằng chúng tôi biên soạn bộ sách nhỏ nầy là để góp phần vào việc hoằng hóa độ sanh chứ không phải mục đích thương mãi.
Kính tri ân
Ban biên tập, Xuân, 2010
Cuốn 1: NGHI LỄ
MỤC LỤC
Chương 1: Nghi thức Cầu an, Cầu siêu, Sám hối, cưới hỏi, bát quan trai (chưa soạn), và một bài về Tịnh Độ
Chương 2: Bước đầu học thiền
Bình Anson trích dịch
Chương 3: Thiền - Đức Phật và pháp môn thiền quán
U Silananda
Chương 4: Thực tập thiền Minh sát tuệ
Mahashi Sayadaw
Chương 5: Đường lối thực hành Tham tổ sư thiền
Thích Duy Lực
Chương 6: Cơ bản thực hành Tổ sư thiền
Chương 7: Hoa hậu thế giới tập thiền…
Bảo Thiên
Cuốn 2: BƯỚC ĐẦU HỌC ĐẠO
MỤC LỤC
Chương 1: Để trở thành một Phật tử
Thích Trí Thủ
Chương 2: Phật giáo qua nhận định của 20 đại trí thức thế giới
Phương Thuần
Chương 3: Tại sao tôi là một Phật tử
Anthony Billings
Chương 4: Phật Giáo và người Việt Nam hiện đại
J C. Cleary
Cuốn 3: GIÁO LÝ CĂN BẢN
MỤC LỤC
(Cần thêm một số bài: Tứ diệu đế, nhân quả, luân hồi, thập nhị nhân duyên)
Chương 1: Lịch sử đức Phật Thích ca
Gia Tuệ
Chương 2: Sự truyền bá Phật pháp
Chương 3: Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Phật
Giáo Việt Nam
Chương 4: Vương triều nhà Lý bảo vệ lãnh thỗ bằng
chính sách “nhu viễn”
Phan Huy Lê
Chương 5: Tóm tắt căn bản Phật pháp (vấn đáp)
Bình Anson
Chương 6: Tam quy ngũ giới
HT.ThíchThanhTừ
Cuốn 4: CÁC TÔN GIÁO, TẠI VIỆT NAM, NGOÀI PHẬT GIÁO
MỤC LỤC
Chương 1: Khổng Tử
La Thiếu Bình
Chương 2: Lão Tử
La Thiếu Bình
Chương 3: Lão giáo và Phật giáo
Ngọc Bảo
Chương 4: Khái Quát Đạo Tin Lành
Hà Lê
Chương 5: Những vấn đề cơ bản về Công giáo
Hà Lê
Chương 6: Hồi giáo
Hồng Quang
Chương 7: Đạo Cao Đài
Hà Lê
Chương 8: Phật giáo hòa hảo
Minh Mẫn
Chương 9: Chúa trời và Phật – Ai “tối cao” hơn ai?
A.L. de Silva
Chương 5: PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC
MỤC LỤC
Chương 1: Khoa học hiện đại và con đường Phật giáo
Tuệ Đăng
Chương 2: Đạo Phật và khoa học
Trịnh Nguyên Phước
Chương 3: Từ nguyên tử ngẫm về triết lý Phật Giáo
Hoàng Công Danh
Chương 4: Những đặc tính khoa học trong Phật Giáo
Phúc Lâm
Chương 5: Sinh thái học Phật Giáo
Thái Công Tụng
Chương 6: Tôn Giáo Trong Thơì Đại Khoa Học
Nguyên tác: K. Sri Dhammananda
Việt dịch: Diệu Hương
CUỐN 6: ÁP DỤNG LỜI PH ẬT DẠY VÀO CUỘC SỐNG
MỤC LỤC
Chương 1: Thiền – Phương thuốc trị bệnh
Hồng Quang
Chương 2: Tụng kinh hỗ trợ điều trị bệnh HIV/AIDS
Nhật Hà
Chương 3: Phật Giáo trợ giúp cho y khoa
Hoàng Phong
Chương 4: Khoa học thiền định
Hồng Quang & Đỗ Hữu Minh
Chương 5: Thiền có thể làm gia tăng chất xám
Theo Vista/ Daily Science
Chương 6: Dân cư Chicago hành thiền để chống stress
Kyra Kyles
Chương 7: Thiền định dưới ánh sáng khoa học
Quán Như
Chương 8: Đạo Phật và chính trị
K. Sri Dhammananda
Chương 9: Đạo Phật …và việc bảo vệ môi trường
Lê Văn Tâm
Chương 10: Trái đất là của chúng mình
Diệu Minh – Mai Trần Ngọc Tiếng
Cuốn 7: NHỮNG VẤN ĐỀ KIẾP SAU
MỤC LỤC
Chương 1
Nhà ngoại cảm Lê Thị Bích Hằng
Chương 2: Chết là hết?
Nguyễn Thanh Châu
Chương 3: Những trường hợp đầu thai & Thần đồng
Hải Linh & Thúy Vân
Chương 4: Linh hồn là gì? Phật giáo nghĩ thế nào linh hồn đi đầu thai
Văn hóa Phật Giáo
Chương 5: Cận tử - Ranh giới giữa sự sống và cái chết
Minh Ngọc
Chương 6: Một số luận cứ về hiện tượng tái sinh
Minh Chi
Chương 7: Tiến trình chết của con người
Nguyên Liên
Chương 8: Tất cả chúng ta đều phải “trở về nhà”
Nguyễn Điệp Hoa
Chương 9: Giải mã thế giới tâm linh
Trà Long
Chương 10: Vấn đề cỏi âm và hiện tượng ngoại cảm (hình thức CD)
Chương 11: Có hay không “kiếp luân hồi”
Trần Hồng
Chương 12: Con người từ đâu đến - Chết đi về đâu ?
Tâm Hòa
Cuốn 8: DƯỠNG SINH VÀ NGỪA BỆNH
MỤC LỤC
Chương 1: Thở bụng để chữa bệnh
Đỗ Hồng Ngọc
Chương 2: Pháp chữa bệnh Bát nhã khí công
Nguyên Giác
Chương 3: Lợi ích việc đi bộ
Saigonecho
Chương 4: Xem TV, dùng Điện Thọai, Khoai lang
Đào Nguyên, V. Giang, Tâm Linh
Chương 3: Ăn chay như một cách trị liệu
Nguyễn Văn Tuấn
Chương 4: Phật Giáo và chuyện ăn uống
Minh Hải
Chương 5. Tín đồ Phật Giáo có hạnh phúc hơn
BBC
Chương 6: Ăn chay hiện đại
Nguyên Hà
Chương 7: Thịt heo nhân tạo đầu tiên trên thế giới
Hà Hương
Chương 8: Đêm 7 ngày 3 và 10 nguyên tắc sống lâu
Lê Duy Đoàn
Chương 9: Biến cơm thành thuốc
Lương Thế Hoàng
Chương 10: Sức mạnh của tinh thần yêu thương
Thích Minh Trí
Cuốn 9: KINH TẾ GIA ĐÌNH
(Sẽ biên soạn)
- Nguyên tắc: Đạt được một kết quả tối đa bằng một cố gắng tối thiểu.
- Cải tiến và hỗ trợ phương pháp canh tác như trồng nấm, rau cải…, chăn nuôi để gia tăng lợi tức cho kinh tế gia đình.
- Trồng và phổ biến cây “độ sinh”; một loại cây rất bổ dưỡng.
Cuốn 10: NGHỆ THUẬT KHÔNG THỂ THIẾU
(Sẽ biên soạn)
- Nghệ thuật nói trước quần chúng (public speaking).
- Tổ chức và điều hành một buổi họp (Organizing and managing a meeting).
- Công cụ thông tin và điện toán (web, email, blog).
- Tổ chức các buổi văn nghệ như: Tập hát các bản nhạc Phật giáo, nhạc dân gian, bi kịch, hài kịch, hát chèo, ca vọng cổ, ngâm thơ, thổi sáo, v.v.
- Tuyển Tập Thơ Minh Đạo
- Hương Đạo Trong Đời 2022 Thích Nữ Giới Hương Biên soạn
- Hương Pháp 2022 Thích Nữ Giới Hương Biên soạn
- Hương Pháp 2022 Thích Nữ Giới Hương
- Hương Đạo Trong Đời 2022 Thích Nữ Giới Hương
- Thiền và nghệ thuật hạnh phúc Theo Thái Hà Books
- Tôi là ai? Theo Thái Hà Books
- Sức mạnh của Đạo Phật Thaihabooks
- Kinh doanh và Đức Phật Thaihabooks
- Cái vô hạn trong lòng bàn tay Minh Bùi
- Phật giáo trong thời đại chúng ta Admin
- Không và sắc Thái Nam Thắng
- Thấy Phật Cao Huy Thuần
- Tâm bình an – Một ốc đảo riêng ta Tác giả: Ni sư Ayya Khema, Dịch giả: Diệu Liên - Lý Thu Linh
- Những Dối Trá và Huyền Thoại của Thánh Kinh Tân Pháp
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Đăng ký chương trình tham dự đại lễ Vesak LHQ 2023 tại Bangkok và tham quan chiêm bái Chiang Mai - Chiang Rai
- Đăng ký chương trình hành hương Phật tích Ấn Độ - Nepal 11-2023
- Lời cảm tạ tang lễ cụ thân sinh của thầy Nhật Từ
- Lịch khóa tu và các ngày lễ lớn trong năm 2023 tại chùa Giác Ngộ, TP.HCM
- Đăng ký chương trình hành hương Phật tích Ấn Độ - Nepal 02-2023
- Lịch khóa tu và các ngày lễ lớn trong năm 2022 tại chùa Giác Ngộ
- Đăng ký chương trình hành hương Phật tích Ấn Độ - Nepal 10-2022
- Đăng ký tham dự khóa tu Tuần An Lạc tại chùa Quan Âm Đông Hải - Sóc Trăng
- GHPGVN góp ý về Dự thảo Thông tư Bộ Tài chính liên quan đến quản lý, thu chi tiền công đức
- HT. Thích Thiện Duyên - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN viên tịch
Được quan tâm nhất

![]() |
Tâm bình an – Một ốc đảo riêng ta 23/01/2010 10:33:00 |
![]() |
Những Dối Trá và Huyền Thoại của Thánh Kinh 15/01/2010 06:07:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)