Kinh doanh và Đức Phật

Đã đọc: 6915           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Giới thiệu sách: Trong thế giới mà chúng ta đang sống, mọi người không bận tâm nhiều về các giá trị nhân văn, trong khi lại quan tâm quá nhiều đến tiền bạc và quyền lực. Tuy nhiên, nếu như xã hội loài người mất đi các giá trị của sự công bằng, tình thương và lòng trung thực, thì chúng ta sẽ gặp phải những khó khăn còn to lớn hơn nữa trong tương lai. Một vài người có thể nghĩ rằng những thái độ đạo đức này là không cần thiết lắm trong các lĩnh vực như kinh doanh hay chính trị, nhưng tôi hoàn toàn không đồng ý với những suy nghĩ đó. Giá trị của những hành động của chúng ta phụ thuộc vào động cơ của chúng ta (khi làm chúng).

Theo quan điểm của đạo Phật, tất cả suy nghĩ và hành động của chúng ta đều khởi nguồn từ tâm. Do đó, việc chúng ta đề cao hay không đề cao tính nhân văn, lòng trắc ẩn và tình thương sẽ tạo nên những khác biệt lớn lao. Nếu chúng ta có tâm tốt và lo lắng tới việc phát triển xã hội loài người thì dù chúng ta làm việc trong lĩnh vực khoa học, chính trị hay kinh doanh, kết quả luôn luôn là có lợi ích. Khi chúng ta có một động cơ tích cực, các hoạt động của chúng ta sẽ có ích cho nhân loại; còn không chúng sẽ chẳng có ích lợi gì. Ví dụ trong lĩnh vực kinh doanh, việc theo đuổi lợi nhuận mà không đếm xỉa gì đến các hậu quả có hại vẫn tạo ra những niềm vui lớn khi thành công. Nhưng những kết quả cuối cùng sẽ vẫn là đau khổ: môi trường bị tàn phá, những phương pháp kinh doanh trái đạo đức của chúng ta loại bỏ những phương pháp khác (có đạo đức hơn) ra khỏi công việc kinh doanh, những vũ khí mà chúng ta chế tạo ra gây nên chết chóc và thương tật. Đã có nhiều kết quả rõ ràng minh chứng cho điều này. Bởi vì cuộc sống của chúng ta ngày nay bị ảnh hưởng của các quyết định kinh doanh ở cấp độ này hay cấp độ khác, việc các quyết định kinh doanh có mang màu sắc của lòng từ bi hay không ngày càng trở nên quan trọng hơn. Vì vậy, mặc dù việc thay đổi nội tâm để phát triển lòng từ bi là rất khó khăn, nhưng rõ ràng đó là điều xứng đáng để chúng ta cố gắng.

Tôi rất cảm kích khi một vài người như Lloyd Field - một người ngưỡng mộ các giá trị nhân văn cơ bản vốn là những trọng tâm trong giáo lý của Đức Phật - tìm cách áp dụng những giá trị này vào thực tế của thế giới hiện đại nhằm đem lại những lợi ích rộng khắp cho mọi người. Mặc dù tôi không quan tâm nhiều đến số lượng những người tự coi mình là Phật tử nhưng tôi lại nóng lòng muốn thấy các tư tưởng đạo Phật có thể đóng góp như thế nào đối với lợi ích chung (của nhân loại). Do đó, tôi hoan nghênh Lloyd Field về những nỗ lực trong cuốn sách này để viết nên những gì mà ông ta thấy, như lòng tham cố hữu trong chủ nghĩa tư bản, những đau khổ mà nó gây ra; và để tạo nên một mô hình công bằng hơn, mà một trong những mục đích của nó là việc loại bỏ đau khổ của con người. Điều đáng ưu tiên bây giờ là việc áp dụng có hiệu quả những mô hình như vậy vào thực tế.

Tenzin Gyatso

Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14

 

Trích đoạn sách hay:

"Nguyên tắc Hướng dẫn thứ năm: Chánh Mạng

Chánh Mạng nghĩa là bạn kiếm sống theo những cách thức đúng luật, có đạo đức và phẩm hạnh. Nguyên tắc Hướng dẫn này yêu cầu phương cách kiếm sống của bạn không tạo ra đau khổ hay làm hại bản thân mình cũng như những người khác, và nó không vi phạm Nguyên tắc Hướng dẫn nào khác trong Bát Chánh Đạo.

Công việc trong những ngành gây ra đau khổ hay sự chết chóc sẽ vi phạm Nguyên tắc Hướng dẫn này. Do đó công việc trong các ngành quân đội hay vũ khí, những ngành có mục đích duy nhất là tạo ra các loại vũ khí để giết hay làm bị thương người khác, là trực tiếp vi phạm Nguyên tắc này. Việc kiếm sống thông qua trộm cắp, lừa đảo, ăn hối lộ, hay đánh bạc cũng gây nên thiệt hại, tạo ra các nghiệp quả tiêu cực, và có khả năng gây ra sự thù hận. Bán các hóa chất độc hại, các chất say, hay buôn bán người (nô lệ hay mại dâm) cũng là những ví dụ rõ ràng của sự kiếm sống không chân chính (hay vi phạm Chánh Mạng).

Bạn có thể tìm hiểu một cách kỹ càng công việc và nghề nghiệp của chính mình. Nếu những gì mà bạn làm, hay những gì mà tổ chức của bạn làm, vi phạm Ngũ Giới, thì công việc của bạn và người chủ của bạn đang làm là vi phạm Chánh Mạng. Theo thuật ngữ của đạo Phật, công việc của bạn sẽ được định nghĩa là trái đạo đức. Tuy nhiên cần nhớ rằng trải qua thời gian, bất kỳ tổ chức nào đều có thể thấy các ý định đạo đức của mình thay đổi để trở nên tốt hơn hoặc xấu đi. Mục tiêu của chúng ta trong thực hành Chánh Mạng là tham gia vào một tổ chức hay công việc có khuynh hướng tích cực giúp tâm ta hướng về bình an, từ bi và trí tuệ."

Về tác giả: Lloyd Field đã từ bỏ vị trí Phó chủ tịch phụ trách nhân sự của tập đoàn Johnson & Johnson để xây dựng sự nghiệp mới: tư vấn về nguồn nhân lực và xây dựng tổ chức. Những khách hàng của ông bao gồm nhiều doanh nghiệp trong danh sách Fortune 500, còn những thính giả đến dự các buổi đào tạo và phát triển năng lực quản lý của ông là hơn 20.000 nhà lãnh đạo, nhà quản lý ở khắp nơi trên thế giới. Mối quan tâm chính hiện nay của ông là giúp cho các nhà quản trị cấp cao giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp thông qua những biện pháp chịu ảnh hưởng của giáo lý đạo Phật.

Thông tin về cuốn sách:

Tên sách

Kinh doanh và Đức Phật

Tác giả

Lloyd Field

Giá

55.000 (vnđ)  

Số trang

284

Nhà xuất bản  

Tôn giáo

Khổ

13 x 20,5 (cm) 

Dạng bìa

Bìa mềm

Nguồn: thaihabooks.com

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Thấy Phật Thấy Phật
23/01/2010 11:24:00
Next

Đăng nhập