Thấy Phật

Lòng tin đức Phật pháp nhân không phải là lòng tin yếu đuối gửi vào sức mạnh siêu nhiên nào đó từ bên ngoài. Đó là lòng tin ở con người. Trong mỗi chúng ta đều có đức Phật pháp nhân , chỉ vì ta không nhìn, không thấy, không biết, nên mới tưởng là không có mà thôi.
... Xin bạn đừng mắc sai lầm của tôi khi đến với Thấy Phật bằng tư thế chuẩn bị đương đầu với một cái gì hóc búa (“Hard Fact” nói theo kiểu Mỹ !). Tôi đọc được đâu đó rằng nếu ta nhìn con đường suy tưởng (hay con đường tu hành) như một bãi chiến trường thì chúng ta quả thực quá yếu đuối, bạc nhược, thấp hèn, bởi sự tiến bộ (hay tinh tấn) phải lệ thuộc vào mức độ đất đai chinh phục của mình và của người khác, đâu còn gì là sự giải phóng, sự tự do (hay sự giải thoát, Niết bàn).
Cũng xin đề nghị bạn đừng “dại” như tôi khi đọc quyển sách một cách vội vàng, ham hố như nuốt trộng một món ăn ngon, “ngưu ẩm” một cốc cam lồ. Uổng lắm! Hãy xem nó như một chuỗi hạt, bắt đầu từ đâu cũng được, với tất cả sự an tĩnh và ung dung. |
Vượt lên khả năng hiểu biết hạn hẹp của tri thức suông, Bắc tạng dạy cho chúng ta rằng đức Phật vẫn còn đấy chứ chẳng đi đâu mất cả. Ngài ở cùng khắp, Ngài ở chung quanh chúng ta, ai cũng có thể thấy Ngài nếu tâm sáng, và tùy tâm sáng đến đâu thì thấy Phật rõ đến đấy. Niệm Phật là làm cho tâm sáng và tâm sáng thì Phật hiện, bởi vì Phật ở cùng khắp thì tất nhiên Phật cũng ở trong tâm ta. Đức Phật đó, Bắc tạng gọi là Phật pháp nhân. Kinh Kim Cương nói:
Người nào dung sắc thấy ta
Dùng âm thanh cầu ta
Người ấy hành tà đạo
Không thấy được Như Lai.
Phật pháp nhân không hình không tướng nên không sinh không diệt. Đức Phật đó không rời chúng ta, ta nghĩ đến Ngài, niệm danh hiệu Ngài hàng ngày để tăng trưởng lòng tin đã có sẵn nơi ta. Ai đi sâu vào Phật học sẽ thán phục mối tương quan sâu thẳm giữa trí tuệ và lòng tin. Trong Phật giáo, lòng tin luôn dựa trên trí tuệ, và trí tuệ chỉ có thể sáng chiếu đến chân lý nếu được lòng tin hỗ trợ.
Lòng tin đức Phật pháp nhân không phải là lòng tin yếu đuối gửi vào sức mạnh siêu nhiên nào đó từ bên ngoài. Đó là lòng tin ở con người. Trong mỗi chúng ta đều có đức Phật pháp nhân, chỉ vì ta không nhìn, không thấy, không biết, nên mới tưởng là không có mà thôi. Bởi vậy, đức Bổn Sư của chúng ta cứ nhắc nhở ta hoài: “Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành”.
![]() |
Đức Phật ở cùng khắp, Ngài ở chung quanh chúng ta, ai cũng có thể thấy Ngài nếu tâm sáng. |
Là Phật sẽ thành, làm sao có ai không thấy Phật được! Tất nhiên, muốn thấy thì phải tìm. Không tìm cái kim thì dù kim có chích chảy máu tay cũng không thấy. Mà hễ tìm thì chắc chắn phải thấy. Thấy Phật cả trong những sự việc bình thường nhất của đời sống hàng ngày.
Nhà sư Matthieu Ricard, trong quyển sách nổi tiếng viết chung với nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuận: “L’infini dans la paume de la main ”(Vô thủy vô chung trong lòng bàn tay), kể câu chuyện nhỏ sau đây:
“Một đêm thu sao sáng, trên triền núi vây quanh tu viện Dzogchen ở vùng Đông Tây Tạng, ngôi chùa hùng tráng mà tôi đã có may mắn được sống ít lâu, một vị ẩn tăng Tây Tạng hồi thế kỷ 19 , Patrl Rimpoché, nằm ngủ giữa trời với một đệ tử. Bỗng ông hỏi học trò:
- Có phải có lần con nói với thầy rằng con vẫn không hiểu bản thể chân thật của tâm là gì phải không?
- Dạ phải.
- Có gì khó hiểu đâu!
Thầy bảo trò đến nằm bên cạnh. Hai thầy trò nằm ngắm trời. Thầy hỏi:
- Con có nghe chó trong chùa sủa không?
- Dạ có.
- Con có thấy mấy ngôi sao kia lấp lánh không?
- Dạ có.
- Ấy, thiền định là vậy!
Vào chính lúc đó, người đệ tử bừng hiểu bản thể của tâm.
Kết quả bao nhiêu năm tu tập thiền định cộng thêm với sự có mặt của thầy và giờ phút tốt đẹp nhất đã làm bừng nở ánh sáng nội tâm”.
Thấy Phật cũng chỉ bình thường vậy thôi. Không phải ở trên ngôi sao kia, mà ở ngay trong lòng. Ra đời cách đây 2.546 năm, đức Phật vẫn còn ở quanh ta để luôn luôn nói với ta tiếng nói từ trong tâm, rằng: Ta đã sinh làm người và từ người, chứ không từ đâu khác, từ Ta, từ chính Ta, Ta đã chứng ngộ.
- Cao Huy Thuần
(Trích trong tập tản văn "Thấy Phật", Phương Nam Books & NXB Tri thức, 2009)
- Tuyển Tập Thơ Minh Đạo
- Hương Đạo Trong Đời 2022 Thích Nữ Giới Hương Biên soạn
- Hương Pháp 2022 Thích Nữ Giới Hương Biên soạn
- Hương Pháp 2022 Thích Nữ Giới Hương
- Hương Đạo Trong Đời 2022 Thích Nữ Giới Hương
- Tâm bình an – Một ốc đảo riêng ta Tác giả: Ni sư Ayya Khema, Dịch giả: Diệu Liên - Lý Thu Linh
- Những Dối Trá và Huyền Thoại của Thánh Kinh Tân Pháp
- Quản lý nghiệp - Bí mật của ổn định thịnh vượng tài chính Đỗ Hoàng Tùng
- Bàn về hạnh phúc -Tìm về cội nguồn hạnh phúc đích thực của cuộc sống Admin
- Phật giáo và Môi sinh (Buddhism and Ecology) Phật Điển Hành Tư điểm sách
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Tâm bình an – Một ốc đảo riêng ta 23/01/2010 10:33:00 |
![]() |
Những Dối Trá và Huyền Thoại của Thánh Kinh 15/01/2010 06:07:00 |
![]() |
Bàn về hạnh phúc -Tìm về cội nguồn hạnh phúc đích thực của cuộc sống 07/01/2010 22:50:00 |

Quyển “Tưởng niệm trưởng lão hòa thượng Thích Thiện Siêu” do nhà xuất bản thành phố hồ chí minh ấn hành,in lần thứ 1,in xong và nộp lưu chiểu 9-2002,bài”Những ngày cuốI của hòa thượng bổn sư” trang 270 do thị giả của Ôn ghi có đoạn:
“Đêm 17 sáng ngày 18: Uống trà xong ,Ôn kể: “Khi hôm tôi thấy đang ở trong 1 ngôi chùa sơn vàng sạch sẽ và rất đẹp thì đức phật và các vị bồ tát đến bảo tôi phảI suy nghĩ thật kỹ bài kệ này:
“Phật biết phật không!
Tâm biết tâm không!
Khi phật đổI thân,
Tâm biết phật không.”
“Tôi không cần suy nghĩ,vừa nói “biết” thì nghe có tiếng của họ:
-HỏI: Vậy hôm nay Ôn có khỏe không?
-Đáp: Khỏe
-HỏI: Có ăn chi không?
-Đáp: Không ăn chi cả.
-HỏI: Có tiểu tiện,trung tiện,đạI tiện chi không?
-Đáp: Có đạI tiện.
-NgườI hỏI nói: Như vậy là tốt.
Lúc ấy thấy mình khỏe hẳn,không bệnh tật gì cả.”
“Sáng ngày 22,sau khi thức dậy,Ôn kể lạI giấc mơ mà khi hôm Ôn thấy:”Vẫn biết giấc mơ là giả,không thật,nhưng giấc mơ ấy có khác;giống như mấy hôm trước thỉnh thoảng tôi cũng có mơ nhưng thấy những cảnh đẹp có ,xấu có,khô ráo có,bùn lầy có,mà lắm điều trở ngạI,rắc rốI cũng có.Nhưng từ hôm thấy Phật và các vị Bồ tát đến nay sao mà thấy toàn là những cảnh hiền lành,tốt đẹp.Như khi hôm,tôi thấy cảnh ở bệnh viện giống như 1 ngôi chùa vàng sạch lắm,cách tôn trí thờ tự trong chùa là để chữa bệnh,còn nhà Tổ cũng được làm bằng vàng rất gọn nhẹ,cây cảnh chùa toàn màu vàng trang nghiêm thanh tịnh quá.Do vậy tôi không biết đi đạI tiểu tiện chỗ mô cả,hỏI ra mớI biết đất đai ở đó toàn là vàng chứ không phảI đất,mình có đạI tiện trên đất vàng ấy thì không có hôi hám gì cả,lâu ngày phân đó cũng thành vàng.Đó thật là chuyện hy hữu mà cũng tức cười…”(hết trích)
Như hòa thượng Thiện Siêu nói:”Vẫn biết giấc mơ là giả,không thật" nhưng mơ thấy phật như hòa thượng Thiện Siêu có mấy ai?Hòa thượng Thiện Siêu cũng nói:"Nhưng từ hôm thấy Phật và các vị Bồ tát đến nay sao mà thấy toàn là những cảnh hiền lành,tốt đẹp"
Túm lại:có 2 câu hỏi phải trả lời
1.Phải học pháp và hành pháp như thế nào đễ thấy phật hay mơ thấy phật?
2.Khi thấy phật hay mơ thấy phật là đang ở giai đoạn nào trong tiến trình giác ngộ giải thoát?
Hai câu này cũng chính là thắc mắc của người viết,cho đến nay người viết cũng chưa có được đáp án,xin bạn đọc cùng chia sẻ!
Kính chúc các đọc giả thân tâm an lạc
Tịnh Trung
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)