Chùa Việt Nam, một cuốn sách có sức sống bền lâu

Lần in này đã là lần thứ năm, nhưng sách vẫn hấp dẫn. Điểm nổi bật trong lần in này là bổ sung nghiên cứu và giới thiệu những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa và chùa Hang tỉnh Thái Nguyên, thuộc loại hình chùa miền núi đặc sắc, nâng tổng số chùa được khảo cứu lên 122 ngôi trong cả nước.
Đạo Phật vào nước ta từ đầu Công nguyên, tức cách đây hơn 2.000 năm, cũng tức là sớm hơn cả khu vực phía nam Trung Quốc. Các nhà khoa học cho rằng, theo con đường ven biển, rồi từ cửa sông ngược lên đến vùng Luy Lâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), đạo Phật theo chân các nhà sư Ấn Độ đến truyền đạo. Sử sách còn ghi rõ như vậy. Truyền thuyết cũng kể như thế. Rồi từ xứ Giao Châu (tên gọi nước ta hồi đó), đạo Phật cũng theo đường biển mà truyền sang vùng Quảng Đông, Quảng Tây. Cùng với đạo Phật là chùa chiền mọc lên khắp nơi. Ngôi chùa thuộc loại sớm nhất là chùa Dâu ở Luy Lâu và hệ thống chùa Tứ Pháp, thờ các nhiên thần (Mây, Mưa, Sấm, Chớp) cũng từ vùng Kinh Bắc này mà lan tỏa khắp vùng Bắc Bộ. Những chùa sớm này cũng được các tác giả của sách miêu tả sinh động bằng góc nhìn nghệ thuật của ống kính máy ảnh.
Theo dấu vết của các ngôi chùa đi dọc thời gian đến thời cực thịnh của đạo Phật, cuốn sách cũng cho thấy nét đẹp tuyệt mỹ của các ngôi chùa xứ Bắc, xứng với câu truyền tụng “Chùa Bắc, Đình Đoài”. Đó là các ngôi chùa thời Lý nổi tiếng như Phật Tích, chùa Dạm được xây dựng hòa quyện với cảnh quan thiên nhiên, ở lưng chừng núi, xung quanh là bát ngát cánh đồng. Cái đẹp của chùa Lý còn ở tượng A Di Đà, ở cột đá chạm rồng. Thời Lý chuộng đạo Phật, xây nhiều chùa đúng như “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” chép: “Bấy giờ thiên hạ vô sự, Hoàng hậu đi chơi khắp các nơi núi sông, ý muốn xây dựng chùa tháp”. Chùa thời Lý đẹp và cái đẹp đó được cuốn sách giới thiệu khá tỉ mỉ.
![]() |
Người đọc còn có thể thấy được hình ảnh của chùa Hương Tích qua ảnh chụp của thượng tọa Thích Minh Hiền, người trụ trì chùa với hệ thống chùa, hệ thống hang động của một thời mà đến chúa Trịnh cũng phải khắc chữ “Nam Thiên đệ nhất động” trong một lần vãn cảnh chùa. Những ngôi chùa đẹp như chùa Kim Liên, Tây Phương thời Tây Sơn với các pho tượng La Hán đã từng được nhà thơ Huy Cận ca ngợi trong một bài thơ của mình.
Còn nhiều chùa chiền đẹp nữa, mà 1.100 ảnh chụp trong sách, phần lớn là ảnh màu, đã kịp đưa chân du khách vào 122 ngôi chùa khắp miền đất nước, mỗi chùa một vẻ, như một bản sắc văn hóa ngàn đời của cha ông.
Lần xuất bản này, các tác giả đã kịp bổ sung hình ảnh những ngôi chùa ở quần đảo Trường Sa thân yêu. Thật cảm động, nơi đây là mảnh đất chủ quyền từ xa xưa của tổ quốc, cũng lại có mái chùa thân yêu hiện diện, để quân và dân trên đảo vững tâm hơn bảo vệ nơi có một phần bản sắc Việt hiện diện. Cũng vậy, lần xuất bản này lại được bổ sung ngôi chùa miền núi, chùa Hang (Thái Nguyên) cho thấy hình ảnh mái chùa đã ăn sâu vào tâm thức của nhiều dân tộc trong cộng đồng các dân tộc ở ta.
Bên cạnh các hình ảnh đẹp, cập nhật về ngôi chùa, người đọc còn tìm thấy ở sách các kiến thức cơ bản về chùa, về tượng Phật, về đồ thờ cúng cùng đôi nét khái quát về lịch sử chùa, bản sắc chùa Việt khác với các chùa nước khác qua bài Tổng luận nghiên cứu “Chùa Việt Nam” của Giáo sư Hà Văn Tấn. Đây thực sự là một cẩm nang tốt cho các nhà khoa học và những ai yêu di sản nước Việt. Mà cũng là cẩm nang cho các nhà khoa học và du khách nước ngoài, khi mà hai lần trong số năm lần xuất bản, sách có phần được dịch sang tiếng Anh.
Đã bốn lần xuất bản và người đọc đón nhận nhiệt tình, đã có mặt ở nhiều tủ sách sang trọng của các trường học, viện nghiên cứu, các chùa chiền trong và ngoài nước, nhưng cũng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu độc giả. Lần xuất bản thứ năm này theo yêu cầu của nhiều cơ quan cá nhân, có bổ sung, sửa chữa để không những có được cái tầm sách hay mà còn là sách đẹp.
Có lẽ thời gian là cái thước đo giá trị một cách khách quan. Sách “Chùa Việt Nam” đã đi được chặng đường 20 năm tròn, được in với số lượng lớn và tái bản nhiều lần, đã là một phần thưởng vô giá cho những người làm sách. Quả là có không nhiều sách có sức sống mạnh mẽ và lâu bền đến vậy.
------------------------------
“Chùa Việt Nam”. Tác giả: Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long. Biên tập: Lê Văn Lan, Nguyễn Duy Chiếm. Sách dày 538 trang khổ 22x28cm với bài Tổng luận về “Chùa Việt Nam” của Giáo sư Hà Văn Tấn và 1.100 ảnh, 20 bản vẽ, bản đồ, giới thiệu 122 ngôi chùa trong cả nước. Nhà xuất bản Thế Giới-2013.
- Tuyển Tập Thơ Minh Đạo
- Hương Đạo Trong Đời 2022 Thích Nữ Giới Hương Biên soạn
- Hương Pháp 2022 Thích Nữ Giới Hương Biên soạn
- Hương Pháp 2022 Thích Nữ Giới Hương
- Hương Đạo Trong Đời 2022 Thích Nữ Giới Hương
- Giới thiệu sách: Quan điểm của Phật giáo trước các vấn đề hiện đại Thích Nhật Từ
- Đập vỡ vỏ hồ đào - Thiền sư Nhất Hạnh giảng Trung Quán Luận Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Chuyên đề Thế Giới Phật Giáo số 01 Admin
- NXB Hương Quê thực hiện bộ sách Ngôi Chùa VN Hải Ngoại Võ Văn Tường
- Chuyện trò để khôn cái óc Trương Quý
- Sách & Người: Nguyễn Huy Thiệp và Đạo Phật Việt Quỳnh
- Thủ thỉ "Chuyện trò" với Cao Huy Thuần Nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang
- Đôi lời về việc ấn hành tập tài liệu về Tem Phật Giáo Trần Thanh Lý
- Trong hình bóng một đại tự sự Nguyễn Chí Hoan
- Giới Thiệu Quyển Sách 'Bản Chất Của Hạnh Phúc' Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Bác sĩ Howrd Cutler, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Đánh giá bài viết này
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)