Kỷ niệm sau một năm về đất Phật

Ba ngày tại Bồ Đề Đạo Tràng là 3 ngày mà mọi người quí từng giờ phút để làm sao được ngồi dưới gốc cầy bồ đề nhiều nhất, có Thầy, Cô và Phật tử đã không ngủ tại khách sạn mà ra ngồi thiền ở dước cây Bồ đề, có người thì có mặt từ 3; 4 giờ sáng để đi kinh hành xung quanh Bồ đề đạo tràng, đến đây mà chỉ ngủ thì thật uổng phí lắm.
Chỉ còn vài ngày nữa đoàn hành hương mang tên Từ Bi Trí Tuệ 102(TBTT102) kỷ niệm một năm tròn.
Vậy một năm sau ngày hành hương, bạn và tôi, thử xem có ai còn nhớ hay đã quên và những thay đổi nho nhỏ trong cuộc sống của bạn, của những ai đã một lần về với đức Phật lịch sử (xin cho người viết được tạm xưng hô như vậy với những bạn đồng hành). Còn các quí Thầy, Cô chắc là bận rộn nhiều hơn chúng con rồi !
Nhưng trước khi dài dòng ôn lại những kỷ niệm trong chuyến đi hay kể về những hoạt động hiện tại và dự định của mọi người thì 101 người chúng ta, dù đang ở đâu hãy để vài giây tưởng nhớ về người bạn đồng hành chị Đỗ Sơ Yến người đã bỏ ngôi nhà số 1 đang phiêu diêu đâu đó nơi miền cực lạc cách đây vài tháng. Vậy là 102 thành viên trong đoàn giờ đây chỉ còn có 101.
Đoàn TBTT102 ngày đó có 11 Quí vị là Thầy, Cô còn lại là 91 Phật tử và chưa phải là Phật tử từ Nam, Trung, Bắc và cả từ Mỹ, Pháp, Úc hơn 21 giờ( giờ Ấn Độ) ngày 6/10 đoàn đã có mặt tại Delhi. Thế là 14 ngày chọn vẹn có mặt cùng nhau trên đất Phật. Sau những ngày ấy mỗi người lại trở về với gia đình, với công việc hàng ngày, thỉnh thoảng cũng có vài người gặp lại nhau đôi ba lần trong những chuyến hành hương, từ thiện, thăm hỏi các Thầy trong đoàn hay làm phận sự cho một vài chùa nào đó. Gặp nhau rồi cũng có khi chỉ gật đầu chào nhau hay hỏi han được vài câu, rồi lại tất bật, vội vã như vốn dĩ nó vẫn thế.
Những nơi đã đi qua và những điều để nhớ lại
101 người là 101 ý nghĩ và hồi tưởng 14 ngày trên đất Phật nhưng chắc chắn rằng những nơi mà mọi người đã đi qua, đã đặt chân tới, người ta có thể tạm quên đi những hình ảnh về đô thị nghèo ngập rác là rác, với những mái nhà đầy bụi bám bạc thếch, nhà cửa thì trống huơ, trống hoác hay những đàn trâu bò, dê, chó gầy nhom, dơ cả xương đi lang thang đầy đường hay có thể quên đi những lần mà cả đoàn dừng để "làm thơ hay gọi là đi ngàn sao". Ai có thể quên những hình ảnh người dân Ấn dùng phân trâu bò với 5 dấu ngón tay in rõ mồn một được dán đầy trên gốc cây, trên đường đi, chỗ nào có thể phơi được là họ phơi để làm chất đốt. Ai có thể quên được những cánh đồng xanh rì mênh mông lúa và những buổi chiều hoàng hôn nơi những vùng nông thôn Ấn thật êm ả, bình yên đẹp thơ mộng. Trên cánh đồng lúa mênh mông ấy lại có rất nhiều những cụm cây cối to lớn um tùm mọc lên giữa cánh đồng, chim muông, dê, bò, trâu, chó… thản nhiên đi lại hay sống hoang dã lẫn lộn cùng với con người.
Và đây, những con người Ấn thân thiện, những trẻ em Ấn với đôi mắt to đen, hàng lông mi dầy, cong dài đẹp mê hồn. Ai mà có thể quên được hơn ngàn con người trong đó trên 500 đứa trẻ có quần không áo, có áo không quần, hay không dép, đôi mắt thì to đen, đầy gèm, mặt mũi nhem nhuốc, nước mắt, nước mũi chảy dài cùng với tiếng khóc, xen lẫn tiếng reo hò hay những đôi mắt mờ đục, mù lòa của những đứa trẻ, những khuôn mặt ngơ ngác, đen xạm, gày gò, đói nghèo ở tại nơi phát quà từ thiện tại làng Sujata- Kuti, chắc hẳn khó có thể quên được chuyến phát quà từ thiện tại ngôi trường học do Ni sư người Việt xây này.
Ai có thể quên được những câu chuyện dùng rợn xác người trôi lềnh bềnh trên sông Hằng cho cá nhỉa cho chim kền kền ăn xác, những đống củi đang cháy đỏ kia đang thiêu hàng chục xác chết ngay trên mép nước sông Hằng, người ta có thể ngửi thấy cả mùi khét của thịt cháy, tưởng tượng ra cả những nước mỡ, nước thịt cháy đen từ thân thể các xác chết chảy xuống sông Hằng. Ai có thể quên được những điệu múa lửa, những tiếng chiêng, cồng, tù và thổi trong buổi tế lễ Phạm thiên vào 6 giờ tối tại sông Hằng vào mỗi ngày.
Ai có thể quên được những bữa ăn còn tới 20-30 % vẫn mang đậm ẩm thực Ấn (cũng rất may là cả đoàn không phải ăn mì gói hoặc mang theo nước tương hay các loại thức ăn khô khác từ Việt Nam vì Thầy đã dẫn nhiều đoàn đi. Nên, có kinh nghiệm ở các khách sạn mà đầu bếp đã biết nấu các món chay gần giống với khẩu vị của người Việt), vì vậy mà ai cũng ăn được, không ai phải khổ sở vì ăn uống nữa. Nhưng mà có lẽ ai cũng phải ngạc nhiên và hụt hẫng nhớ nhất món ăn chay cuối cùng lại mang đặc hương vị Ấn trên chuyến bay Thailand về Sài Gòn, thế mới có chuyện để mà nói. Nhưng lại cũng không ai quên được bữa ăn chay 120 món tại khách sạn 5 sao đêm cuối cùng tại Ấn, trong số các bạn ai đã nếm đủ 120 món này thì giơ tay nên nhé, không có gì phải e thẹn cả mục đích là để: biết đâu, có ai đó, trong những chuyết đi tiếp theo đến xin tư vấn, để ghi nhớ xem món nào ngon nhất hay món nào dở nhất, để mà ăn hay không nên ăn, cho đỡ phải hối tiếc thôi.
Không thể quên về Tứ Động Tâm và các thánh tích
Nhưng chắc rằng không ai có thể quên những nơi mà đức Phật đã dừng chân (có thể mọi người sẽ nhớ lẫn lộn về vị trí địa lý hoặc nơi nào đến trước đến sau).
Những giây phút bồi hồi, những phút giây tĩnh lặng, những phút giây thiêng liêng, khi cả đoàn được đảnh lễ bái viếng đức Phật từ nơi người được sinh ra tại Lâm -Tỳ- Ni cho đến khi Ngài nhập diệt. Có bao giọt nước mắt đã rơi khi đặt chân đến 4 nơi được gọi là tứ Động Tâm. Đó mới là những điều đáng nhớ sâu đậm nhất cho những ai đã một lần về với đức Phật lịch sử. Có những người đã lâu lắm rồi không phải khóc, ấy vậy mà khi về bên đức Phật lại chợt òa khóc giống y như một trẻ thơ đã xa cha lâu lắm rồi nay mới được về bên cha vậy. Tại Câu- Thi - Na nơi Đức Phật trút hơi thở cuối cùng, có biết bao nhiêu những giọt nước mắt đã rơi cứ như đức Phật vừa ra đi thôi, có người lại khóc vì cứ nghĩ đức Phật như người cha mình vừa mất nằm đó vậy. Có lẽ, khó có thể tìm được từ ngữ nào để diễn tả được những nỗi niềm của những người con khi đặt chân đến 4 nơi mà không hiểu ai đó đã gọi là Tứ Động Tâm quả là không sai. Khi đến đây mới biết và hiểu được tại sao Hòa thượng Thích Minh Châu khi Người còn sống trong một chuyến hành hương trở về bên đức Phật, Hòa thượng đã khóc nhiều đến thế.
Ba ngày tại Bồ Đề Đạo Tràng là 3 ngày mà mọi người quí từng giờ phút để làm sao được ngồi dưới gốc cầy bồ đề nhiều nhất, có Thầy, Cô và Phật tử đã không ngủ tại khách sạn mà ra ngồi thiền ở dước cây Bồ đề, có người thì có mặt từ 3; 4 giờ sáng để đi kinh hành xung quanh Bồ đề đạo tràng, đến đây mà chỉ ngủ thì thật uổng phí lắm. Ba Ngày với những bài thuyết giảng, những giờ làm từ thiện, những giờ đi kinh hành, lễ nguyện cầu cho hòa bình, lễ quy y cho những ai chưa là Phật tử ngay tại gốc cây Bồ đề có lẽ là một buổi lễ có ý nghĩa nhất trong cuộc đời cho những ai trong đoàn hành hương được nhận đức Phật làm Thầy ngay tại Bồ Đề Đạo Tràng.
Rồi ta lại hồi tưởng như cùng được ngồi trong vườn Nai để được nghe Đức Phật thuyết giảng kinh Tứ Diệu Đế cho năm anh em Kiều-Trần- Như hay như những người đệ tử Phật đang lên núi Linh Thứu để được nghe đức Phật thuyết giảng kinh Pháp Hoa…
Có ai lại không chết lặng khi đứng trước bao thánh tích hoang tàn chỉ còn trơ lại những hàng gạch trên nền móng còn sót lại hay nhìn bức tường gạch dầy hàng mét hãy còn vết cháy đen tại trường đại học Na- Lan- Đà mà tưởng tượng ra nơi đây đã cháy suốt 6 tháng trời. Những kẻ xâm lăng đã đốt cháy và tàn phá trường đại học đầu tiên trên thế giới và giết chết gần 10 ngàn Tăng sinh thà chết chứ nhất quyết không chịu đi theo những kẻ ngoại đạo. Người ta lại còn nhớ như in buổi chiều tà bên dòng sông lịch sử nơi vua Tỳ- Lưu- Ly đã giết 70,000 người trong dòng họ Thích Ca mà lại nhớ tới có 3 điều mà đức Phật không làm được.
Thật là hữu duyên và đầy đủ phước báu 102 người được TT Thích Nhật Từ và Ni Sư Huệ Liên đã hướng dẫn đoàn đi chu đáo đến như thế nào. Mấy tay hướng dẫn viên người Ấn thất nghiệp suốt 14 ngày trên đất Ấn, trong khi TT và Ni Sư thì khàn đặc cả cổ vì phải hướng dẫn, thuyết giảng suốt trên xe, trên đường đi, đến nơi nào TT cũng thuyết giảng, ngay trong bữa ăn thì Thầy cũng phải ăn sau và về phòng nghỉ là người cuối cùng vì còn dành thời gian hướng dẫn cho lịch trình tiếp theo, đến đi đứng, ăn mặc, đặc biệt là thời gian ra xe, mọi thành viên phải tuân thủ nghiêm ngặt nếu không thì bể kế hoạch của cả đoàn. Đã thế, khi đang ăn hay ăn xong cũng có người đến hỏi, làm Thầy ăn cũng không yên. Nghĩ lại, mới thấy chúng con đúng là nhiễm bệnh phàm nhiều quá, cái gì cũng muốn nghĩ đến mình trước mà ít khi nghĩ đến cho ai khác.
Những hoạt động sau ngày trở về
Ngày thứ 15 tại sân bay mọi người lại vội vã ai về nhà đó, cũng tưởng chừng như chỉ có những người ở chung phòng là còn liên lạc với nhau, nhưng hộp thư TBTT 102 đã được thiết lập bởi những cái tên Phạm Tuấn, Huyền, Trúc Diễm, Lê Thùy, Phạm Sơn và rất nhiều người khác nữa… những cuộc hội ngộ gặp mặt cuối năm, những chuyến đi từ thiện theo nhóm, những chuyến viếng thăm các Thầy tại Vũng Tàu hay miền Tây được các bạn trong đoàn thường xuyên tổ chức. Tờ báo tết với 43 trang do tổng biên tập Phạm Tuấn và Thu Huyền đã ra mắt kịp thời bạn đọc trong dịp tết Quý Tỵ đã mang lại sự thích thú và đầy ý nghĩa. Và ngày ngày từ khắp mọi miền đất nước hay cô em út Thùy Linh từ nước Pháp xa xôi đến cô Chước, bạn Diễm, Huyền… đã có những bài thơ “cây nhà lá vườn” làm mọi người đọc cứ tấm tắc khen hoài. Đặc biệt những lời Phật dậy, những bài giảng hay, những câu chuyện, bài viết hay, có ý nghĩa được sưu tầm cho mọi người cùng đọc, để cùng nhau tu tập sống có ích cho bản thân và làm đẹp cho cuộc đời, những chuyến du lịch cuối tuần trên mail thật thú vị cho cả nhà.
Nếu không có những con người nhiệt tình say mê phụng sự cho đoàn như thế thì không biết đoàn TBTT102 chắc đã bị thất lạc hết mất rồi. Xin cám ơn các bạn nhiều nhé!
Một năm qua đi đã có rất nhiều đổi thay: có nhiều người đã biết ăn chay vài ngày trong tháng và có nhiều người đã từ bỏ ăn mặn chuyển sang ăn chay trường, có nhiều người đã tham gia học các lớp học giáo lý tại các chùa. Có người đã gần hoàn tất Lạy kinh Pháp Hoa( một chữ lạy một lạy như lời hứa với Thầy Huyền Diệu). Có nhiều người khi đã hiểu đức Phật lịch sử và ít nhiều biết về cốt lõi của đạo Phật, nhiều người trong đoàn đã từ bỏ được "Con xin Phật phù hộ cho con… ; con xin Phật…xin Phật…" Khi đã ở đất Phật về rồi, chúng con sẽ không cầu xin Phật nữa mà chúng con sẽ tập hành trì những điều đức Phật đã chỉ đường, dẫn nối cho chúng con, để vượt qua nghịch cảnh của bản thân, trong quan hệ gia đình và xã hội, nhưng quả thật rất là khó, quá khó khi mà căn bệnh ‘’cái tôi’’ trong chúng con quá lớn nó như ung nhọt khó cắt bỏ ngay một lúc. Nhưng chúng con tin chắc rằng những ai đã một lần có mặt tại Bồ đề đạo tràng thì dù có khó mấy không ít thì nhiều cũng dần dần ‘’cái tôi’’ cũng sẽ nhỏ lại để lợi lạc cho chính bản thân, cho cả gia đình và xã hội.
Một năm qua đi cũng rất ít người trong đoàn có cơ hội gặp lại Thầy trưởng đoàn. Thầy giờ đây phải mang trên vai nhiều trọng trách lớn hơn, vài phút, một giờ của Thầy nó quí giá và mang đến lợi lạc cho bao người khác nữa. Nếu như chúng ta biết được hầu như các bữa ăn sáng của Thầy là những ổ bánh mì đã ỉu xìu ngồi ăn vội trên xe hay các bữa cơm trưa, chiều là những hộp cơm nguội ngắt khô cứng cũng ăn vội trên xe, những phút giây tranh thủ chợp mắt trên đường đi. Và trên 3000 thư chưa mở hết thì các bạn hãy thông cảm cho Thầy nhé.
Có thể những người phàm như chúng ta thấy hụt hẫng và rất thiệt thòi khi theo Thầy vì Thầy không còn thời gian rành riêng cho một ai cả, nhưng quan trọng là Thầy khác với nhiều người khác trên quan điểm là "Ai phụng sự, dấn thân làm tất cả các việc dù lớn đến tiền tỷ hay nhỏ bằng một đồng cho bất cứ ngôi chùa nào, cho Thầy, Cô nào đều là đang làm cho chính bản thân người đó’’. Cũng chính vì vậy mà Thầy không có ưu ái, đặc cách cho bất cứ ai. Do đó, nếu bạn nào mà có cơ hội, có duyên được các Thầy các Cô ở ngôi chùa nào đó, tin tưởng giao cho một công việc nào đó, nhất là với Thầy Nhật Từ thì hãy coi đó như một phước báu vì "mình đang làm cho chính mình đấy thôi’’. Rất mong các bạn cố gắng hoan hỷ nhé !
Ước mong được một lần nữa trở lại Bồ đề đạo Tràng chắc ai cũng có, ước mơ là thế, biết đâu đấy đoàn TBTT102 một ngày nào đó lại có mặt ở Tứ Động Tâm.
Kỷ niệm đoàn TBTT tròn một tuổi chúng con xin kính chúc các quý Thầy, các quý Cô có sức khỏe, thật khỏe, có trí tuệ để làm nơi cho chúng con nương tựa !
Chúc các Dì và toàn thể các bạn an lạc !
Sài Gòn tháng 10 năm 2013
Giác Hạnh Hoa
- Ký Sự Hành Hương Nhật Bản Hải Hạnh
- “Tứ động tâm” linh thiêng và sông Hằng huyền bí Nguồn: laodong.com.vn
- Lịch sử Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà) - nơi đức Phật thành đạo Hajime Nakamura - Trần Phương Lan dịch
- Các Thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ Truyền Bình
- Đoàn Phật tử Hoa Kỳ, Cananda và Việt Nam hành hương đất Phật Võ Văn Tường
- Ngắm hoàng hôn ở nơi Đức Phật Đản sinh Mai Chi; Ảnh: Doãn Hoàng
- Chút duyên với Bồ đề đạo tràng Bài: Mai Chi; Ảnh: Doãn Hoàng
- Hành Hương Đất Phật Mai Ca
- Ngày xuân “Tây du” hành hương lễ Phật Nguyễn Lương Phán
- Thánh tích Sarnath - Lộc Uyển Thích Trí Lộc
- Dâng hương ở nơi đức Phật đạt giác ngộ Dean (Xzone/TTTĐ)
- Ấn Độ: Đại lễ Hoàn nguyện tại Lâm Tỳ Ni Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
- Hành hương về thánh tích vườn Lộc Uyển - Ấn Độ Dean (Xzone/TTTĐ)
- Những Thánh Địa Phật Giáo tại Ấn Độ Thích nữ Minh Tâm
- Kỳ Thọ Cấp Cô Độc viên Trieu Anh Nguyen
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Chùa Giác Ngộ: Khoá tu Thiền Tứ Niệm Xứ - lần thứ 23 (15-07-2018)
- Chùa Giác Ngộ : Khóa tu Ngày an lạc và Tuổi trẻ hướng Phật lần thứ 48
- Khóa tu ‘’Búp sen từ bi’’ lần thứ 18 Chùa Giác Ngộ
- Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 21 (17-06-2018)
- TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng tại khóa tu Thiền lần thứ 21
- Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 20(03-06-2018)
- Chùa Giác Ngộ : Khóa tu Ngày an lạc và Tuổi trẻ hướng Phật lần thứ 45
- Chùa Giác Ngộ: Ngày Tu Tập Thứ 5 Khóa Tu ‘’Xuất Gia Gieo Duyên’’ Lần Thứ 3
- Chùa Giác Ngộ: Ngày Tu Tập Thứ Tư Khóa Tu ‘’xuất Gia Gieo Duyên’’ Lần Thứ 3
- Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 18 - 06-05-2018
Được quan tâm nhất

![]() |
Đoàn Phật tử Hoa Kỳ, Cananda và Việt Nam hành hương đất Phật 17/03/2014 03:01:00 |
![]() |
Những Thánh Địa Phật Giáo tại Ấn Độ 11/11/2012 17:09:00 |
![]() |
Các Thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ 31/08/2015 19:42:00 |
![]() |
Lịch sử Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà) - nơi đức Phật thành đạo 13/01/2016 23:05:00 |
![]() |
Ký Sự Hành Hương Nhật Bản 25/04/2016 17:28:00 |
![]() |
“Tứ động tâm” linh thiêng và sông Hằng huyền bí 24/03/2016 09:24:00 |
Hành Hương Đất Phật 22/03/2013 18:32:00 |

Đọc bài viết của chị, nhắc nhớ trong tâm thức của mỗi người kỷ niệm của một chuyến đi, chuyến du hành đến đất Phật mà chúng ta thường gọi là 14 ngày ở "Cõi Trời", biết bao nhiêu cảm xúc, bùi ngùi khi đến với Tứ Động Tâm và những phế tích khác. Bồ Đề Đạo Tràng, cái tên như nằm sâu trong tâm thức của chính những người đã đến đây, cội bồ đề thiêng liêng rợp bóng mát che chở cho hàng triệu triệu những người con Phật đến đây chiêm bái.
Kết thúc 14 ngày, khi chiếc phi cơ vừa chạm đất nghe cái rầm thì tất cả chúng ta đều tỉnh giấc, trở về với cõi Ta Bà hằng quen thuộc. Điều đáng ghi nhận là trong mỗi tâm tư và nhận thức của các thành viên đoàn sau chuyến trở về đã có một sự thay đổi lớn, sống vui vẻ, an lạc hơn, từ bi, trí tuệ hơn, nhân ái và bao dung hơn.
Xin cảm ơn lời chúc của chị! Xin chúc chị Giác Hạnh Hoa Phật sự thuận duyên, chư Thiên, chư Bồ Tát, chư Long Thần Hộ Pháp sẽ gia hộ cho chị có thêm nhiều bài viết về Phật giáo hay nữa nhé!
Búp sen kính tặng _()_
Em Huyền - Nhóm TBTT
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)