Niết bàn

- Cốt tủy đạo Phật - Chương 1: Đức Phật
- Cốt tủy đạo Phật - Chương 2: Pháp
- Cốt tủy đạo Phật - Chương 3: Đạo Phật có phải là tôn giáo ?
- Cốt tủy đạo Phật - Chương 4: Đạo Phật có phải là một hệ thống đạo đức ?
- Cốt tủy đạo Phật - Chương 5: Đôi nét đặc sắc của đạo Phật
- Nghiệp hay định luật đạo đức nhân quả
- Sự tái sinh
- 12 nhân duyên
- Vô ngã hay không có linh hồn
- Niết bàn
- Đường đến Niết Bàn
- Biền biệt tà chánh
- Chánh kiến
- Niết Bàn phải chăng là hư vô
Theo quan điểm siêu hình thì Niết bàn là giải thoát khỏi đau khổ. Theo quan điểm tâm lý học thì Niết bàn là xóa bỏ tự ngã. Theo quan điểm đạo đức thì Niết bàn là diệt tham, sân và si.
Quá trình sinh tử này tiếp tục vô tận cho đến khi chuyển hóa thành cảnh giới Niết bàn: cứu cánh của các Phật tử.
Danh từ Niết bàn trong Pàli hợp thành do Ni và bàna. Ni là một yếu tố phủ định và bàna nghĩa là dục vọng hay khát ái. Chính vì ly khai khỏi khát ái, hay bàna, dục vọng nên nó được gọi là Niết bàn. Niết bàn theo nghĩa đen là không trói buộc.
Nó cũng có thể được định nghĩa như là sự đoạn tận tham, sân và si. Đức Phật từng nói: “Toàn thế giới đang bốc cháy. Do ngọn lửa gì thế giới bị đốt lên? Do ngọn lửa tham, sân, si, do ngọn lửa sinh, lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não mà thế giới đốt lên”.
Không nên vì tri thức trần tục của chúng ta không thể hiểu được mà cho rằng Niết bàn là trạng thái hư vô, hủy diệt. Người ta không thể nói không có ánh sáng chỉ vì người mù không thấy. Cũng như trong câu chuyện rất phổ biến về cuộc tranh luận giữa con cá và bạn nó là con rùa, và cá đã kết luận đắc thắng rằng không có đất liền.
Niết Bàn của các Phật tử không phải chỉ là hư vô hay trạng thái hủy diệt, nhưng đó là cái mà không ngôn từ nào có thể diễn tả xác đáng. Niết Bàn là một pháp “không sinh, không phát khởi, không tạo thành, không do duyên sinh”. Do đó, nó là vĩnh cửu (Dhuva), khả ái (Subha) và an lạc (Sukha).
Trong Niết bàn không có cái gì “vĩnh cửu hóa”, cũng không có cái gì “bị diệt vong”, mà ở ngoài đau khổ.
Theo những kinh sách, Niết bàn được đề cập như là Hữu dư y (Sopàdisesa) và Vô dư y (Anupàdisesa). Thực ra, đây không phải là hai loại Niết bàn, mà chỉ là một, nhưng tùy theo cách gọi trước và sau khi chết.
Niết bàn không có vị trí ở bất cứ nơi nào, nó cũng không phải là một loại thiên đường dành cho một tự ngã siêu nhiên cư trú. Nó là một trạng thái lệ thuộc vào chính cái thân này. Nó là một pháp (Dhamma) ở trong tầm vươn tới của tất cả mọi người. Niết bàn là một trạng thái siêu thế gian, có thể đạt được ngay trong cuộc đời này. Phật giáo không tuyên bố mục đích tối hậu này chỉ có thể đạt được trong một đời sống bên kia thế giới. Đây là điểm khác biệt chính yếu giữa quan niệm Niết bàn của đạo Phật và quan niệm về một thiên đường vĩnh cửu của ngoại đạo, chỉ có thể đạt được sau khi chết, hoặc là hợp nhất với Thượng đế, hoặc là hợp nhất với bản thể thần linh trong một kiếp sau. Khi chứng đắc Niết bàn nhưng còn cái thân này, đó gọi là cảnh giới Hữu dư y Niết bàn (Sopàdisesa Nibbàna dhàtu). Một vị A La Hán đạt đến Niết bàn viên mãn (Parinibbàna), sau khi thân hoại, không còn lưu lại bất cứ một chút thể chất nào nữa thì đó gọi là cảnh giới Vô dư y Niết bàn (Anupàdisesa Nibbàna dhàtu).
Theo lời của Huân tước Edwin Arnold (1832-1904):[1]
“Nếu ai dạy Niết bàn là diệt tận,
Hãy nói là họ dối trá.
Nếu ai bảo Niết bàn là còn sống,
Hãy nói là họ sai lầm.”
Theo quan điểm siêu hình thì Niết bàn là giải thoát khỏi đau khổ. Theo quan điểm tâm lý học thì Niết bàn là xóa bỏ tự ngã. Theo quan điểm đạo đức thì Niết bàn là diệt tham, sân và si.
Bậc A-la-hán còn hay không còn sau khi chết? Đức Phật trả lời: “Bậc A-la-hán đã giải thoát khỏi 5 uẩn thật sâu thẳm, khó lường như đại dương. Bảo rằng Ngài có tái sinh sẽ không thích hợp cho trường hợp này. Bảo rằng Ngài không tái sinh, cũng không phải không tái sinh đều không thích hợp cho trường hợp này.”
Không thể nói rằng một bậc A-la-hán còn tái sinh, vì tất cả những dục vọng tạo điều kiện tái sinh đều được đoạn trừ, cũng không thể nói rằng bậc A-la-hán bị hủy diệt, vì không có cái gì để hủy diệt cả.
Nhà khoa học Robert Oppenheimer (1904-1967)[2] viết:
“Ví dụ, nếu chúng ta hỏi, phải chăng vị trí của điện tử vẫn giữ nguyên? Chúng ta phải nói là không; nếu chúng ta hỏi, phải chăng vị trí của điện tử thay đổi theo thời gian? Chúng ta phải nói là không; nếu chúng ta hỏi, phải chăng nó đang chuyển động? Chúng ta phải nói là không.”
Đức Phật đã trả lời tương tự như thế khi Ngài được hỏi về những điều kiện của tự ngã con người sau khi chết; nhưng đó không phải là những câu trả lời thông thường theo truyền thống khoa học vào thế kỷ XVII và XVIII.
________________________________________
[1]. Edwin Arnold (1832-1904): Thi sĩ, học giả, ký giả của nước Anh.
[2]. Robert Oppenheimer (1904-1967): Nhà bác học Mỹ rất nổi tiếng. Người chế ra bom nguyên tử đầu tiên, được giải thưởng Enrieo Fermi.
- Niết Bàn Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Đích của người tu Hoàng Phước Đại – Đồng An
- Thành Tựu Niết Bàn Nguyên Giác
- Bài Tụng Vía Nhập Diệt Tuệ Quý
- Đức Phật Dạy Pháp Niết Bàn Tức Khắc Nguyên Giác
- Đường Đến Bình An Thật Sự (3a) Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Trích dịch: Tuệ Uyển
- Đường Đến An Bình Thật Sự (2) Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Trích dịch: Tuệ Uyển
- Đường Đến An Bình Thật Sự (1) Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Trích dịch: Tuệ Uyển
- Niết Bàn HT. Thích Trí Quảng
- Niết-bàn theo quan điểm của Bồ-tát Long Thọ Đại Lãn (Thích Đức Thắng)
- Câu Hỏi Về Sự Chứng Ngộ Niết Bàn Tỳ khưu Indacanda
- Kinh nghiệm Niết Bàn của thiếu niên: Quan điểm của đạo Phật về giáo dục tuổi trẻ Tác giả: Soon & Chong Wai Leng - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Niết Bàn (Nirvana In A Nutshell của Scott Shaw) Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển ngữ
- Niết-bàn: bản chất và mục tiêu giác ngộ Thích Nhật Từ
- Niết-bàn và sự chấm dứt luân hồi Thích Nhật Tuệ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Niết-bàn và sự chấm dứt luân hồi 16/10/2009 04:41:00 |
![]() |
Niết-bàn: bản chất và mục tiêu giác ngộ 16/10/2009 04:45:00 |
![]() |
Niết Bàn phải chăng là hư vô 21/03/2013 01:28:00 |
![]() |
Niết Bàn (Nirvana In A Nutshell của Scott Shaw) 24/12/2009 06:53:00 |
![]() |
Niết Bàn 13/06/2012 22:16:00 |
![]() |
Kinh nghiệm Niết Bàn của thiếu niên: Quan điểm của đạo Phật về giáo dục tuổi trẻ 16/10/2010 11:08:00 |
![]() |
Niết bàn 11/03/2013 21:05:00 |
![]() |
Đường đến Niết Bàn 13/03/2013 00:14:00 |
![]() |
Niết-bàn theo quan điểm của Bồ-tát Long Thọ 28/12/2011 21:45:00 |
![]() |
Câu Hỏi Về Sự Chứng Ngộ Niết Bàn 05/04/2011 06:41:00 |
![]() |
Đường Đến An Bình Thật Sự (1) 26/01/2013 12:19:00 |
![]() |
Đường Đến Bình An Thật Sự (3a) 04/04/2013 19:13:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)