Hạnh Phúc chân thực

Đã đọc: 4516           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ta có thể sống một đời tròn đầy ý nghĩa, kể cả khi ta chỉ còn lại 10 phút để sống trên cuộc đời này. Hạnh phúc nếu có, phải là hạnh phúc cho mỗi ngày, chứ không phải là hạnh phúc cho một cuộc sống.

Trước hết xin trích dẫn đôi điều trong một bài phỏng vấn ông Alan Wallace về thế nào là hạnh phúc chân thật đăng trên một tờ báo Phật học mà tôi mới đọc được. Ông Alan Wallace là một học giả cũng là một nhà Phật học Hoa Kỳ nổi tiếng. Ông là người thành lập Viện Nghiên Cứu Ý thức Santa Barbara (Santa Barbara Institute for Consciousness Studies), một tổ chức phi lợi nhuận có mục đích nghiên cứu tổng hợp bằng các phương pháp khoa học và thiền định để tìm hiểu bản chất và các tiềm năng của ý thức. Nội dung cuộc phỏng vấn trình bày những chia sẽ của ông về vấn đề hạnh phúc và giới thiệu quyền sách có tựa đề là  Gernuine Happiness: Meditation as Path to Fulfillment (Hạnh phúc chân thật: thành tựu nhờ con đường thiền định) mà ông mới cho xuất bản.

Theo ông Alan Wallace, vấn đề hạnh phúc không tùy thuộc vào trương mục ngân hàng của ta, vào thái độ vợ hay chồng ta, vào công việc làm hay sồ tiền lương ta thu được. Ta có thể sống một đời tròn đầy ý nghĩa, kể cả khi ta chỉ còn lại 10 phút để sống trên cuộc đời này. Hạnh phúc nếu có, phải là hạnh phúc cho mỗi ngày, chứ không phải là hạnh phúc cho một cuộc sống. Theo ông, có 4 điều giúp mang lại một ngày hạnh phúc. Điều thứ nhất: là ngày hôm nay mình có sống trong giới lạnh hay không, ví dụ như đừng làm hại ai, đừng nói nặng lời với ai, cố gắng thực tập từ bi và chánh niệm. Điều thứ hai: là thực sự cảm thấy hạnh phúc thay vì khổ đau, qua sự biều lộ sự bình an trong từng bước đi, lời nói, trong lối hành xử đối với những khó khăn của đời sống và khi tiếp xúc với người khác. Điều thứ ba: là đi tìm sự thật, muốn thấy và hiểu rõ được thực tại, chân tướng của chính mình và cuộc sống. Điều thứ tư: là biết nghĩ đến những người khác, và trả lời câu hỏi “Ta mang lại gì cho cuộc đời này ?”, bởi vì trong chúng ta không có ai là riêng rẽ và độc lập hoàn toàn.

Thứ đến, xin kể lại câu chuyện tôi đọc được từ báo chí trước khi đọc bài phỏng vấn nói trên không lâu. Chuyện liên quan đến hai người Mỹ, trong đó có một người nữ gốc Việt.

Chuyện thật nhưng diễn biến giống y như chuyện kinh dị, nghẹt thở. Annie Lê, nghiên cứu sinh dược lý của Đại học Yale, được phát hiện biến mất vào ngày 8-9-2009. Năm ngày sau, ngày 13-9, lẽ ra đã là ngày cưới của cô gái trẻ gốc Việt xinh đẹp ấy, cảnh sát tìm thấy thi thể nạn nhân bị nhét vào hốc tường dưới tầng hầm phòng thí nghiệm của trường Đại học. Cô đã bị bóp cổ nghẹt thở cho tới chết. Hiện trường vụ án không để lại dấu vết gì, cho thấy hy vọng tìm ra thủ phạm trong thời gian ngắn là rất mong manh. Rất may, sự nghi ngờ đã khu trú đúng vào Raymond Clark III, 27 tuổi, là nhân viên chăm sóc động vật thí nghiệm tại phòng thí nghiệm mà Annie Lê cùng làm việc. Dữ liệu trên thẻ ra vào của Clark cho thấy hắn là người cuối cùng nhìn thấy cô còn sống. Đặc biệt Clark đã quét thẻ ra vào phòng thí nghiệm trên ít nhất 10 lần trong vài giờ trước khi nạn nhân biến mất. Nhưng vết xước sâu phát hiện trên người Clark đưa đến bằng chứng để dựa vào AND cho thấy có mối liên hệ giữa hắn ta với thi thể của Lê. Hơn nữa, Clark đã không qua nổi bài kiểm tra nói dối khiến ngày 17-9 hắn bị bắt. Ngày 6-10 -2009. Clark được đưa ra tòa nhưng y không nói một tiếng nào. Đây có vẻ là sự tiếp diễn cách phản ứng mà hắn bộc lộ trước đó là không khai về động cơ của vụ án và không biện hộ bản thân kể từ khi bị bắt. Thẩm phán phiên toà đã ấn định phiên xử tiếp theo diễn ra vào ngày 20-10. Nếu Clark vẫn không khai thì theo như một điều tra viên Mỹ đã nói: “Chúng tôi không thể xác định được nguyên nhân vụ án cho đến khi nào Clark chịu khai trước tòa, mọi chuyện chỉ đoán mò”. Hiện nay đã có động cơ mà Clark nhẫn tâm gây ra cái chết cho cô gái trẻ đang có tương lai sáng rỡ.

Raymond Clark III là thanh niên có việc làm ổn định tại đại học Yale. Công việc của Clark tuy khiêm nhường, nhưng không có gì là hèn kém, đó là chăm sóc các súc vật thí nghiệm tại phòng thí nghiệm mà Annie Lê đang làm nghiên cứu cho học vị tiến sĩ về bệnh ung thư, đái tháo đường. Clark chưa có tiền án tiền sự, khi mới bị nghi ngờ liên quan đến vụ án, hắn ta được xem là người bình thường, làm việc có trách nhiệm, là một cầu thủ bóng rổ thuộc loại khá, luôn tôn trọng luật lệ, một tình nguyện viên giúp đở người vô gia cư và bệnh nhân ung thư. Nhưng khi Clark bị bắt, người ta bắt đầu đưa ra những khoảng tối của nhân vật này: tính khí lãnh đạm, độc đoán, hay gây sự tại nơi làm việc, thường xem phòng thí nghiệm như lãnh địa riêng của mình. Tuy vậy, theo báo cáo của cảnh sát thành phố Brandfort, Conneticut, vào năm 2003, tên của hắn đã được nhắc đến trong một vụ quấy rối tình dục. Giữa Clark và Lê hoàn toàn không có thù oán riêng, không liên hệ về tình cảm và tiền bạc, cớ sao hắn lại nhẫn tâm dùng tay bóp cổ cô nghiên cứu sinh đại học Yale đến chết ? Cho tới nay, cảnh sát chưa xác định được động cơ vụ giết hại, nhưng một số chuyên gia về tội phạm đã hé mở cánh cửa tìm ra nguyên nhân bí ẩn. Dựa vào hình thức nạn nhân bị bóp cổ và chết do nghẹt thở có thể vì “sự ghen tỵ” và “tức giận cực độ” mà Tiến sĩ Levin của đại học Northern University cho rằng đây là một tội phạm nảy sinh từ một rối loạn có tên “ Relative  deprivation” tạm dịch là “mặc cảm hèn kém tương đối ”, viết tắt là MCHKTĐ. Đây là hội chứng được nghiên cứu kỹ vào năm 1966 bởi BS Runciman và mãi đến năm 1980 mới được công nhận đưa vào danh mục các bệnh tâm thần. Cần biết rằng việc đưa một rối loạn vào danh mục các bệnh tâm thần hoặc rút ra khỏi danh mục đó không phải dễ dàng. Phải được thẩm tra rất kỹ lưỡng. Như “đồng tính luyến ái” trước đây được xem là một rối loạn tâm thần trong thời gian dài nay đã được thoát khỏi danh mục và được xem là một khuynh hướng tình dục chẳng có gì đáng làm ầm ĩ. Còn MCHKTĐ từ lúc phát hiện đến 14 năm sau mới được công nhận là bệnh tâm thần nhờ công trình của Tiến sĩ Braithwaite, công trình này giải thích tại sao tội ác gia tăng tại Mỹ sau thế chiến thứ II, khi mà đời sống mọi người được cải thiện. Khi đó, cuộc sống không còn đồng lao cộng khổ nữa, mà đã khá lên, một số người có cơ hội tiến thân có tiền đồ xán lạn còn một số khác thì số phận không được tốt đẹp, bị cuộc sống bỏ lại đằng sau trên nhiều phương diện. Thế là MCHKTĐ xảy ra, những người thua kém có mặc cảm, cảm giác có sự bất công và luôn trong tư thế sẵn sàng bùng nổ tức giận và trút sự tức giận ấy vào mạng sống kẻ có cuộc sống tốt hơn.

Có một sự khác biệt nghề nghiệp khá xa giữa những người làm khảo cứu y học và những người giữ trách nhiệm cung cấp và bảo trì các phương tiện khảo cứu (tức chăm sóc súc vật thí nghiệm), nhưng đối với người bình thường thì không có lý do gì để mà thù hận nhau cả. Trong thực tế có khối người làm khảo cứu và người phụ giúp đều kính trọng lẫn nhau.

Nhưng chính MCHKTĐ đã xảy ra và gây hậu quả quá bi đát. BS Levincho rằng: “ Có tương lai cách biệt nhau quá xa như Annie Lê là một người Việt Nam da màu nhưng lại là nghiên cứu sinh tại Yale trên đường thành công xán lạn và nhất là sắp làm đám cưới, còn Raymond là một người Mỹ da trắng nhưng tương lai mù mịt với công việc thấp kém, chăm sóc những con vật được dùng làm thí nghiệm”. Suy nghĩ về sự cách biệt có thề có từ lâu rồi trở thành nỗi ám ảnh của Clark. Hắn luôn bị giày vò: “trong khi cô ta đang tham gia vào những cuộc khảo cứu y học vô cùng quan trọng như đi tìm thuốc chữa trị các bệnh nan y và có thể sau này sẽ trở nên danh tiếng  còn mình thì sẽ suốt đời lau chùi tại căn phòng thí nghiệm với sự u tối vô vọng ”.

Tiến sĩ Levin còn cho biết có một nguyên nhân tâm lý nữa góp phần dẫn đến động cơ sát hại Annie Lê. đó là rối loạn “Thái độ muốn kiểm soát sự việc theo ý mính ” (Controlling behavior). Người ta có thói quen muốn kiểm soát mọi việc thường hay dễ nóng giận và bạo hành. Có thể Clark là người bị rối loạn này. Là người chăm sóc và vệ sinh chuống thú phòng thí nghiệm, nhưng theo lời kể của một số người cận kề. Clark xem phòng thí nghiệm là lãnh địa riêng của mình và muốn mọi người tuân theo sự mong muốn đó. Từ trạng thái bị bất an thường xuyên vì sự so sánh giá trị bản thân với người khác và nghĩ rằng mình chẳng bằng ai, thế là trong một cuộc tiếp xúc với Lê và biết đâu Lê đã có cử chỉ hoặc lời nói nào đó xúc phạm mà Clark cảm thấy mình không thể kiểm soát được đối tượng và mất kiểm soát toàn thân đưa đến bóp cổ Lê chết.

Thật ra những điều trình bày ở trên  vẫn là giả thuyết. Trừ khi Raymond Clark III khai ra trước tòa án, mọi lời giải thích cái chết của cô gái Mỹ gốc Việt Annie Lê chỉ là đoán mò.

Rất tiếc cho đến nay tôi không tìm được thông tin nào để biết được kết thúc vụ án như thế nào. Công lý có tìm được kết luận chính xác và đưa ra bản án thỏa đáng cho vụ án tạm gọi lại “Mặc cảm hèn kém hóa rồ” hay chưa. Tôi chỉ thấy rất tiếc, phải chi hai người Mỹ, Alan Wallace và Raymond Clark III, có dịp gặp nhau. Trong đất nước quá rộng lớn là nước Mỹ rất khó gặp nhau đối mặt trực tiếp, chỉ cần Raymond Clark III có dịp đọc và hiểu biết đôi điều về lời phát biểu của ông Alan Wallace (như tôi ở Việt Nam rất xa cách nước Mỹ vẫn có dịp đọc) thì sự việc đã đổi khác. Chỉ cần thấu hiểu hạnh phúc chân thật là gì, bất cứ ai kể cả Raymond Clark III sẽ không làm hại ai, đừng nói nặng lời với ai, cố gắng thực tập từ bi và chánh niệm” như ông Alan Wallace nói về điều thứ nhất nhằm đạt được hạnh phúc chân thật.

Nguồn: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập