Chánh tinh tấn

Đã đọc: 6573           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hiểu biết đúng đắn chân lý là quý, nhưng siêng năng tinh tấn để thực hiện chân lý lại càng quý hơn. Do đó muốn dùng Chánh Tinh Tấn làm nổ lực ứng dụng cho sự tu tập, thì cũng đừng quên bốn phương pháp siêng năng tinh cần, để loại trừ các pháp bất thiện.

Từ hai chữ "tinh tấn" cho đến bốn chữ "lòng tin chân chính" đã có viết rất nhiều trong các bài kinh Phật khác nhau, và những cách tu, làm thế nào để chọn được hướng đi đúng với chánh pháp, hay đạt được lòng chánh tín thật sự trong đời sống tu tập theo Phật, cũng được Đức Phật nói rất rõ ràng trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo của Ngài. (tiếng Phạn: saptatriṁśadbodhipākṣikadharma, सप्तत्रिंशद्बोधिपाक्षिकधर्म  ) và (tiếng Pāḷi: sattatiṃsa bodhipakkhiyadhamma, सत्ततिंसा   बोधि   पक्खिय    धम्म   ).

Phật pháp sâu rộng như biển lớn, bao la, không bờ bến, nếu một người tu nào đó, biết cần cù, siêng năng, chăm chỉ, tu tập, không ngừng,thì người tu đó, ít ra cũng hiểu được giá trị của cái câu mà Đức Phật đã nói trước khi Ngài thành đạo:"Nếu không chứng được Đạo quả, thì dù thịt nát xương tan, ta quyết không rời khỏi chỗ ngồi nầy".

Một ý chí dũng mãnh quyết tâm tìm cho được Đạo, để dẫn dắt con người cùng Ngài bước vào con đường giác hạnh viên mãn. Đây chính là cái gương sáng luôn soi chiếu cho đời và cũng nói lên ý nghĩa sức mạnh của hai chữ tinh tấn.

Trong cuộc sống hàng ngày, người có nỗ lực không biết mệt mỏi trong việc chọn lấy điều thiện làm cách sống, và sống hết lòng với nó một cách nghiêm túc, đó cũng là một hình thức tinh tấn trong con đường tu Phật.

Đức Phật đã nói: "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành".

Câu: "Ta là Phật đã thành", đó là kết quả thành đạo, rõ ràng, thiết thực, qua một quá trình tu tập mẫu mực, lâu dài  của Thái tử Tất Đạt Đa.

Câu: "Chúng sanh là Phật sẽ thành" là một điểm nói lên sự bình đẳng đối với chúng sanh và cũng là một niềm tin tuyệt đối của Đức Phật, để khuyến khích chung cho những ai bắt đầu tu tập, noi theo tấm gương lành cao quý của Ngài để lại.

Tinh tấn là nổ lực chuyên cần thực tập để biết làm thế nào làm phát khởi cho các thiện pháp chưa sinh và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, như lời của Đức Phật đã dạy trong  Tăng Chi Bộ Kinh qua Phẩm Tinh Tấn.

Tinh tấn là nỗ lực có giá trị cao quý đã được Đức Phật so sánh qua một thí dụ trong Kinh Pháp Cú câu 112, ở Phẩm ngàn như sau:

ढम्मपद. सहस्सवग्गो 

यो      वस्ससतं  जीवे,   कुसीतो   हीनवीरियो

Yo ca vassasataṃ jīve, kusīto hīnavīriyo;

Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn;

एकाहं  जीवितं   सेय्यो,   वीरियमारभतो   दळ्हं (११२)

Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo, vīriyamārabhato daḷhaṃ. (112)

Tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình. (112)

(Những câu trên là tiếng Pāḷi  पाऴि , viết theo mẫu devanāgarī, देवनागरी ).

(Những câu dưới là tiếng Pāḷi  पाऴि , viết theo mẫu devanāgarī: देवनागरी  và viết theo những nguyên âm không có dấu như: ā viết là a, ī : i…).

यो      वस्ससतम्   जिवे कुसितो   हिनविरियो

Yo ca vassasatam jive, kusito hinaviriyo;

Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn;

एकहम्  जिवितम्   सेय्यो विरियमरभतो   दल्हम्  (११२)

Ekaham jivitam seyyo, viriyamarabhato dalham.

Tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình. (112)


Từ vựng tham khảo cho vui:

यो= yo: ai, người nào (đại từ nhân xưng ngôi số ít).

= ca: và, cũng vậy (giới từ).

वस्ससतं = vassa + sataṃ.  Vassa (trung tính): năm |  Sataṃ  có gốc từ sata-,( hô cách số ít, thuộc dạng trung tính): một trăm).

जीवे = jīve  có gốc từ động từ jīv (sống), jīve là động từ thể chủ động chia ở ngôi thứ ba số ít theo hình thức kỳ nguyện chia (optative: kỳ nguyện).

कुसीतो  = kusīto có gốc từ kusita-, kusīto là chủ cách số ít và cũng là tính từ trung tính, nó có nghĩa: lười biếng, biếng nhác, không hoạt động…

हीनवीरियो   = hīnavīriyo ghép từ: हीन  hīna +वीरियो  vīriyo  và có gốc từ  hīnavīriya हीनविरिय.

Hīnavīriya
là tính từ và nó có nghĩa: có sức lực yếu, có cường độ kém, có độ bền không lâu...

हीन  hīna là tính từ và cũng là quá khứ phân từ của động từ ha. हीन  hīna có nghĩa là: nghèo nàn, thấp hơn, kém hơn, yếu hơn, bần cùng, bỏ, từ chối …

विरिय vīriya là chủ cách số ít ở dạng trung tính và nó có nghĩa là năng lượng, nổ lực, sức mạnh, sức lực…

एकाहं = ekāhaṃ có gốc từ  एकाह  ekāha एकाह  ekāhaएक   eka-अह   aha-. 

एक  eka có nghĩa là: một.अह  aha có nghĩa là: ngày. एकाह  ekāha có nghĩa là: một ngày. 

जीवितं  jīvitaṃ có gốc từ   जिवित  jivita-जिवित  jivita- là  quá khứ  phân từ của động từ jīv.

जिवित  jivita có nghĩa là: sống, sinh sống…

सेय्यो  seyyo là chủ cách số ít ở dạng trung tính và nó có gốc từ: सेय्य  seyya-. सेय्य seyya là tính từ và nó có nghĩa là: tốt hơn, khá hơn, giỏi hơn, hay hơn…

वीरियमारभतो  vīriyamārabhato, ghép từ: vīriyam + ārabhato. Vīriyam là trực bổ cách số ít của vīriya.

आरभतो  ārabhato có gốc từ ārabha ārabha có gốc từ ārabhaṭi, ārabhaṭi có nghĩa là: bắt đầu, khởi sự, đang bắt tay vào việc, tra tấn, giết chết…

दळ्हं daḷhaṃ दल्ह  dalha-,  दल्ह  dalha là tính từ và nó có nghĩa là: chắc vững, mạnh mẽ, vững vàng…

Từ những lời dạy sáng suốt, rõ ràng, thiết thực trước mắt, Đức Phật đã đưa ra nhiều cách thức tu tập tinh tấn khác nhau qua nhiều ẩn dụ, để giúp cho người tu Phật, đạt được nội tâm thanh tịnh và giải thoát những phiền muộn, lo âu căng thẳng và sợ hãi.

Ý chí kiên cường và lòng quyết tâm từ bỏ tất cả tham ái, đắm nhiễm, dục vọng, chính là những nỗ lực chân chính, để làm cho con đường tu tập của mỗi người, tự rèn luyện được tinh tấn hơn và có một lòng tin vững chắc vào những lời của Đức Phật đã dạy.

Lòng tin vững chắc vào những lời của Đức Phật đã dạy, là một hình ảnh nói lên một đức tin hay một sự tin tưởng vào, một phương pháp tự cứu mình và cứu nhân loại khỏi vòng tứ khổ của Ngài, một cách hoàn toàn chân chánh, và điều này được thấy qua những lời kinh tụng hàng ngày, trong Bài Kinh Nền Tảng Đức Tin (tiếng Pāḷi: kēsamuttisuttaṁ,viết theo mẫu devanāgarī: केसमुत्तिसुत्तं), theo Tăng chi bộ kinh ( अङ्गुत्तरनिकाय aṅguttaranikāya), chương ba ( तिकनिपातपाळि  tikanipātapāḷi ), phẩm lớn ((:7) .:2. महावग्गो  mahāvaggo), được tóm lại đại ý như sau:

 

"Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết, thuộc về truyền thống, được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền, được ghi lại trong kinh điển hay sách vở, thuộc lý luận siêu hình, phù hợp với lập trường của mình, được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt, phù hợp với định kiến của mình, được sức mạnh và quyền uy ủng hộ, được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết. Hãy tự mình quán chiếu, suy nghiệm, xem điều đó có lành thiện, mang lại lợi ích cho người cho ta rồi hãy tin và kiên trì áp dụng…"

Từ hai chữ "tinh tấn" cho đến bốn chữ "lòng tin chân chính" đã có viết rất nhiều trong các bài kinh Phật khác nhau, và những cách tu, làm thế nào để chọn được hướng đi đúng với chánh pháp, hay đạt được lòng chánh tín thật sự trong đời sống tu tập theo Phật, cũng được Đức Phật nói rất rõ ràng trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo của Ngài. (tiếng Phạn: saptatriṁśadbodhipākṣikadharma, सप्तत्रिंशद्बोधिपाक्षिकधर्म ).

Chánh tinh tấn hay Chính tinh tiến, ba chữ này người bắt đầu hầu như ai cũng biết. Chánh tinh tấn tiếng Phạn gọi là: samyag-vyāyāmaḥ,viết theo mẫu devanāgarī:  सम्यग् - वयायामःसम्यग्व्यायामः.

Chánh tinh tấn là niềm tin hay một con đường, được soi sáng bằng trí tuệ, bằng chiêm nghiệm qua sự thực hành, không bị giới hạn bởi bất cứ điều kiện gì, trong việc tu tập nuôi dưỡng: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, để chuyển hóa đời sống mỗi ngày thêm tốt hơn.

Hiểu biết đúng đắn chân lý là quý, nhưng siêng năng tinh tấn để thực hiện chân lý lại càng quý hơn.  Do đó muốn dùng Chánh Tinh Tấn làm nổ lực ứng dụng cho sự tu tập, thì cũng đừng quên bốn phương pháp siêng năng tinh cần, để loại trừ các pháp bất thiện. Đó là Tứ chánh cần.

Tứ Chánh Cần tiếng Phạn gọi là: catvāri samyakprahāṇāni, viết theo mẫu devanāgarī:  चत्वारि सम्यक्  प्रहाणानि, viết theo cách nối âm:  चत्वारि  सम्यक्प्रहाणानि.

Tứ Chánh Cần gồm có:

Tinh tấn tránh làm các điều ác chưa sinh, tiếng Phạn: anutpanna pāpakākuśaladharma, viết theo mẫu devanāgarī: अनुत्पन्न  पापका  कुशल  धर्म.

Tinh tấn vượt qua những điều ác đã sinh, tiếng Phạn gọi là: utpanna pāpakā kuśala dharma,viết theo mẫu devanāgarī:  उत्पन्न  पापका  कुशल  धर्म.

Tinh tấn phát triển các điều thiện đã có, tiếng Phạn gọi là: utpannakuśaladharma,viết theo mẫu devanāgarī:  उत्पन्न  कुशल  धर्म.

Tinh tấn làm cho các điều thiện phát sinh, tiếng Phạn gọi là: anutpannakuśaladharma,viết theo mẫu devanāgarī: अनुत्पन्न कुशल धर्म.

Kính bút

TS Huệ Dân

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập