Chánh mạng: Nghề nghiệp chân chánh

Đã đọc: 5874           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chánh Mạng không phải là sự chỉ dẫn cho tất cả những nghề tốt lành để nuôi thân, nhưng không có Chánh Mạng thì không có tất cả những những nghề tốt lành được tồn tại.

Đôi khi thấy việc làm Thiện của người này nhưng lại là việc làm ác đối với người khác. Thí dụ hình ảnh của người mua thú vật phóng sanh và người bắt thú vật để bán kiếm tiền nuôi thân.

Chánh Mạng không phải là sự chỉ dẫn cho tất cả những nghề tốt lành để nuôi thân, nhưng không có Chánh Mạng thì không có tất cả những những nghề tốt lành được tồn tại.

Trong cuộc sống hàng ngày, những mối quan hệ của con người đối với con người, và con người đối với thiên nhiên, đều dựa trên các nguyên tắc, qua những hình thức khác nhau để tạo thành một tiến trình sinh hoạt của xã hội trong nhiều lãnh vực. Do đó mỗi quan niệm về, những khía cạnh khác nhau trong tiến trình sinh hoạt này, đều dựa vào các luân lý đạo đức nhân bản của con người giải thích.

Thiện và Ác là một chủ đề thường hay được đề cập thường xuyên trong mọi sinh hoạt xã hội của con người. Theo ý nghĩa chung người ta thường xem Thiện như là Ánh sáng tượng trưng cho sự lành, thánh thiện, hạnh phúc, trí tuệ… và Ác được coi là Bóng tối biểu trưng cho sự dữ, tội lỗi, bất hạnh, buồn sầu, vọng tư ỡng, vô minh…

Trong thiên nhiên đứng trên phương diện quan sát, thì sự tồn tại của bóng tối là sự vắng mặt hiện thực của ánh sáng, do quá trình thay đổi từ các hành động mọc lên hay lặn xuống, thức dậy hoặc đi ngủ của mặt trời và mặt trăng cùng những vì sao.

Ánh sáng và Bóng tối là biểu tượng phổ quát cơ bản góp phần xây dựng xã hội nhân loại, thí dụ như: nhờ vào ánh sáng rực rỡ của Bình minh mà con người gây thêm nguồn cảm hứng sinh động trước khi bước vào một ngày làm việc để nuôi sống bản thân và gia đình theo nhu cầu thường nhật, hay nhờ vào lúc Mặt trời gần chìm khuất hẳn ở phía dưới đường chân trời, làm điểm báo hiệu cho con người trở về tổ ấm gia đình để tận hưởng những giờ phút nghỉ ngơi cho thư giãn và quên đi những ưu tư phiền muộn, đầy mệt nhọc của một ngày làm việc vất vả đã trôi qua.

Nếu dùng chữ Bình minh tượng trưng cho sự bắt đầu của buổi sáng, thì ý nghĩa chữ của nó, thấy cũng hay, bởi vì cùng một lúc mà nó mang hàm ý bao gồm cho hai hành động như sau: một giao điểm giữa sự kết thúc của màn đêm và sự khởi đầu của những tia nắng rạng đông. Hoàng hôn là phản nghĩa của Bình minh.

Bình minh và Hoàng hôn là hai thế giới khác nhau trong thiên nhiên nhưng chúng không bao giờ tách rời. Cả hai đều liên kết chung trong một quá trình biến đổi nối tiếp để duy trì nhịp sống thăng bằng về mặt tinh thần cũng như thể xác cho con người và vạn vật qua đặc tính chung hay riêng của chúng.

Không có Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất, các vị sao và quá trình phát triển di động riêng của chúng liên kết lại với nhau thì sẽ không có Bình minh và Hoàng hôn. Mặc dù Bình minh và Hoàng hôn không có bản tánh thực của chúng, nhưng khoảng khắc lớn nằm giữa Bình minh và Hoàng hôn là một chuỗi nối tiếp riêng biệt của từng khoảnh khắc nhỏ trôi qua và lập lại theo chu kỳ thiên nhiên của chúng, đã tạo thành khái niệm cho việc tìm tòi và phát triễn của những phương thức xác định đại lượng cho việc canh đo thời gian.

Bình minh và Hoàng hôn, tuy là hai lãnh vực khác nhau, đôi khi Hoàng hôn của người này nhưng lại là Bình minh của người khác, được thấy qua hình ảnh của những người làm việc theo các giờ giấc khác nhau trong một ngày hay ở những nơi khác biệt trên địa cầu… Tuy có sự khác nhau về bản chất nhưng Bình minh và Hoàng hôn đều vẫn giống nhau ở hình của một trái banh tròn màu đỏ cam, được nhìn thấy khi mặt trời mọc và lặn và thời điểm ánh sáng của chúng mang một đặc tính chung là ít ánh sáng, nhưng rất đẹp kỳ diệu, bí ẩn, luôn thay đổi không ngừng, không như các khoảng khắc khác trong ngày.

Ánh sáng và Bóng tối được dùng làm ngụ ý cho Thiện và Ác, thì Thiện và Ác cũng được xem là hai lãnh vực đối lập nhau , về bản chất trong luân lý đạo đức nhân bản của con người, nhưng vẫn giống nhau ở một hình thái ý thức xã hội, trong tiến trình sinh hoạt của đời sống nhân loại.

Bản tánh của con người vốn không toàn hảo. Thiện và Ác cũng vậy không có quan niệm tuyệt đối về ý nghĩa riêng của chúng. Do đó đôi khi thấy việc làm Thiện của người này nhưng lại là việc làm ác đối với người khác. Thí dụ hình ảnh của người mua thú vật phóng sanh và người bắt thú vật để bán kiếm tiền nuôi thân.

Thiện và Ác không có dụng cụ để đo hay đơn vị để tính một cách chính xác cho hành động làm nào đó. Tuy nhiên trong tinh thần Phật học. Đức Phật dùng chữ Nghiệp, tiếng Phạn gọi là karma, viết theo mẫu devanāgarī: कर्म, để chỉ cho quy luật chung về nguyên nhân và kết quả. Bởi vì mỗi nghiệp làm dưới một điều kiện nhất định, thì sẽ tạo thành một quả, và ch Quả phạn ngữ gọi là phala, फल có động từ gốc फल् phal có nghĩa, được, vỡ, phân chia, phản ánh, phát ra, chịu hậu quả, thành công.

 

Những ai thích tự rèn luyện mình sống và làm theo những gì có thể phải tự chỉnh sửa, dựa theo bốn chữ: Bi, Hỷ, Xả, đã có sẳn bên trong của chính mình, để tránh lún sâu vào tội lỗi, thì Đức Phật có chỉ cho ch cách tự tập qua những câu thi kệ trong Kinh Pháp Cú dưới đây:

"Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo, Nếu với ý ô nhiễm Nói năng hay hành động, Khổ não bước theo sau Như chiếc xe theo chân con vật kéo". (Dhp. 1).

"... Nếu với ý thanh tịnh (thiện) Nói năng hay hành động An lạc bước theo sau, Như bóng không rời hình". (Dhp. 2)

Trong Kinh Trung Bộ, Đức Phật có nói: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyền thuộc, là nơi nương tựa"

Như vậy, điều này cho thấy sự có mặt của con người, cũng là sự hiện diện của Thiện và Ác, và mỗi người phải đối diện với cái nghiệp do mình tạo ra.

Đây là một hàm ý quan trọng để nói lên áo nghĩa của Nghiệp báo và muốn giảm bớt đi Nghiệp báo riêng của mình là nên tự tập rèn luyện mình theo Tứ Diệu Đế mà Đức Phật có nói từng chữ, từng câu, từng ý nghĩa rất rõ ràng.

Trong Kinh Nipāta có ghi Đức Phật nói rằng: "Người đã tiêu trừ ảo kiến và phá tan lớp tối tăm dày đặc sẽ không còn thênh thang đi mãi nữa. Đối với người ấy sẽ không còn vấn đề nhân quả nữa".

Kinh Nipāta ( tiếng Phạn: nipāta sūtra, निपात सूत्र ) là kinh thứ 5, trong 15 kinh thuộc Bộ Khuddaka Nipāta ( tiếng Phạn: khuḍḍaka nipāta, खुड्डक निपात ) là Tiểu Bộ Kinh. Bộ Tiểu Bộ Kinh gồm có 15 kinh được biết qua các tên trong tiếng Pali như sau:

Khuddakapātha ( tiếng Phạn: khuḍḍaka pāṭha, खुड्डक पाठ ).

(Tiểu Tụng Kinh).

Dhammapada ( tiếng Phạn: dharmapada , धर्मपद ).

(Pháp Cú).

Udāna ( tiếng Phạn: udāna, उदान ).

(Phật Tự Thuyết Kinh, Cảm Hứng Ngữ).

Itivuttaka ( tiếng Phạn: itivṛttaka, इतिवृत्तक ).

(Như Thị Ngữ Kinh, Phật Thuyết Như Vậy).

Vimāna vatthu ( tiếng Phạn: vimāna vastu, विमान वस्तु ).

(Thiên Cung Sự Kinh).

Petavatthu ( tiếng Phạn: preta vastu, प्रेत वस्तु ).

(Ngạ Quỷ Sự Kinh).

Therag āth ā (tiếng Phạn: thera gāthā, थेर गाथा hay theragāthā थेरगाथा ).

(Trưởng Lão Tăng Kệ).

Therīg āth ā (tiếng Phạn: the gāthā, थेरी गाथा hay thegāthā थेरीगाथा ).

(Trưởng Lão Ni Kệ).

J ātaka (tiếng Phạn: jātaka, जातक ).

(Bổn Sanh).

Mahāniddesa ( tiếng Phạn: mahānirdeśa, महानिर्देश ).

(Ðại Nghĩa Tích).

Cālaniddesa ( tiếng Phạn: cāla nirdeśa, चाल निर्देश ).

(Tiểu Nghĩa Tích).

Patisambhidàmagga ( tiếng Phạn: pratisaṁvidā mārga, प्रतिसंविदा मार्ग ).

(Vô Ngại Giải Ðạo).

Apadāna ( tiếng Phạn: apadāna, अपदान ).

(Thí Dụ Kinh).

Buddhavamsa ( tiếng Phạn: buddhavaṁśa, बुद्धवंश ).

(Phật Sử).

Cariyāpitaka ( tiếng Phạn: cariyā piṭaka, चरिया पिटक hay cariyāpiṭaka चरियापिटक ).

(Tiểu Nghĩa Kinh, Sở Hạnh Tạng).

Sanh, lão, bịnh, chết, là một tiến trình tạo nghiệp và trả nghiệp. Nhờ có Chánh Nghiệp giúp cho con người, tạo thân và khẩu nghiệp luôn trong sạch, để thoát ra khỏi mọi hình thức khổ đau. Nghiệp chính là sự bình đẳng của sự vay và trả trong cuộc đời. Nghiệp tốt hay xấu mà có giữ giới, thì không sợ lầm đường lạc lối. Bởi vì, sự giữ gìn được giới này có khả năng hóa giải cái xấu thành ra cái tốt.

Trên thực tế, cuộc sống là sự chiến đấu không ngừng để đạt được những nhu cầu khẩn thiết cho sự bảo tồn đời sống cá nhân và nuôi sống gia đình. Con người bị bắt buộc phải xem công việc làm ăn sinh sống là một vấn đề quan trọng, thúc giục, cấp bách, cho nên đôi khi con người không còn bận tâm nhiều về các giá trị nhân văn, mà càng quan tâm nhiều hơn đến tiền bạc và quyền lực. Nếu như xã hội loài người mất đi các giá trị của sự công bằng, tình thương và lòng trung thực, thì đời sống tương lai của con người sẽ ra sao ?

Theo cái nhìn của đức Phật thì tất cả suy nghĩ và hành động của con người đều khởi nguồn từ tâm. Nếu con người có tâm tốt và biết lo lắng tới việc phát triển xã hội loài người, bằng hành động thực tế, thì kết quả sẽ có ích cho nhân loại.

Đây cũng là lối sống trong lành, sống trong môi trường trong lành, không sống trên những sự khổ đau của người khác cũng của như thú vật, sống chân chánh của con người, được nuôi dưỡng qua lời dạy của đức Phật, bằng,Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Do đó, có đề cao hay không đề cao về nền tảng đạo đức, nhưng nền tảng căn bản này, vẫn tạo nên nhiều thế đứng khác biệt lớn lao trong nhiều lãnh vực của xã hội. Con người sống, không ai dám tự xưng mình là người toàn thiện. Muốn được toàn thiện, thì phải tu tập luyện qua nhiều qúa trình một cách nghiêm túc.

Nếu không được rèn đạo đức, thì con người sẽ trở thành ác nhân và cuộc đời sẽ là nạn nhân của nó. Cho nên, Chánh nghiệp là hành vi đúng đắn, tạo nghiệp thiện, từ bỏ sát sinh, từ bỏ tà hạnh trong các dục.Thực hành sự yêu thương cứu giúp, dẫn đến đời sống chân chánh. Từ đó, Chánh mạng trở thành phương thuốc hữu hiệu, trong mỗi con người, để trị liệu, mọi triệu chứng gây ra đau khổ, bằng cách không nuôi sống mình bằng các nghề tàn bạo, bất chánh pháp, bất tín, không hợp luân lý xã hội… 

Chánh Mạng có nghĩa là nuôi sống thân mạng bằng những nghề nghiệp lương thiện chân chánh, tức là sống đúng chánh pháp, không mê tín dị đoan, không sống trong tưởng giải, ảo giác, mơ hồ, trừu tượng… Ngoài ra Chánh Mạng còn có nghĩa là sống không chạy theo dục vọng và các ác pháp về ăn uống. Như vậy, Chánh mạng là sinh sống và cách nuôi dưỡng thân mình, một cách chân chánh, bằng bất cứ công việc hay nghề nghiệp đúng theo hợp lý…

Chánh Mạng hay Chính Mệnh trong tiếng Phạn gọi là samyag-ājīvaḥ , viết theo mẫu devanāgarī सम्यग् - आजीवः  hay viết theo cách nối vần: सम्यगाजीवः  .

Kính bút

TS Huệ Dân

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.50

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập