Trẻ em và lòng từ bi

Đã đọc: 890           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hành vi của trẻ con ảnh hưởng một phần từ nếp sống, từ sự dạy dỗ của gia đình, có thể gia đình không dạy trẻ con sát sinh nhưng lại bao che, dung túng cho hành vi độc ác của đứa trẻ, không chỉ ra cho trẻ nhỏ nhận thức được cái đúng cái sai mà lại dùng lập luận “con nít thì biết cái gì” như một cách để rũ bỏ hết mọi trách nhiệm, mọi tội lỗi từ chính đứa trẻ gây ra, đó là suy nghĩ hết sức sai lầm từ bậc phụ huynh, họ nghĩ rằng những việc làm của đứa trẻ không có gì nghiêm trọng, không muốn ai trách mắng con mình nhưng nó lại là nấc thang để một đứa trẻ leo lên những sai phạm khác. Mọi sự bao biện, bênh vực bất chấp từ bậc làm cha làm mẹ, về lâu dài sẽ gây ra tác hại vô cùng lớn cho trẻ nhỏ bởi đứa trẻ sẽ không biết dừng lại trước việc ác mà ngày càng hung hăng, thích thú khi được hành hạ loài vật, xem sự đau đớn của loài vật là niềm vui, là sở thích, và đằng sau những hành động độc ác đó là sự bảo vệ, che chở của những phụ huynh.

Thời gian gần đây, chúng ta thấy xảy ra những vụ trẻ con bạo hành dã man và thậm chí giết hại loài vật, bên cạnh đó là lời bao biện của phụ huynh “con nít thì biết cái gì?”. Vậy thì con nít có thật sự vô tội và lời bao biện của bậc phụ huynh đối với những hành vi mang tính vô cảm của trẻ con có đúng hay không?

Nhiều người vẫn có quan niệm trẻ con thì không biết gì nên dù làm đúng làm sai cũng không có tội, không có lỗi, về mặt pháp luật có thể đúng vì người ta chỉ ghép tội và xử lý hình sự đối với những người đủ 18 tuổi trở lên, nhưng đó là về mặt pháp luật nhưng về mặt đạo đức, nhân quả thì không có sự phân biệt tuổi tác, một đứa trẻ có hành vi độc ác sẽ khác so với một đứa trẻ có cách hành xử ngoan ngoãn, từ bi, nhân quả sẽ không đợi đến 18 tuổi giống như pháp luật mà nhân quả sẽ gieo mầm từ những việc thiện, việc ác của con người bất kể người đó là bao nhiêu tuổi, có thể trẻ con còn nhỏ chưa thấy cái nhân quả nhưng nếu làm ác, cái nghiệp vẫn có, vẫn tồn tại và đứa trẻ đó vẫn phải trả nghiệp bất cứ lúc nào.

Để tránh cho con cái phải gánh hậu quả không tốt, người xưa thường khuyên cha mẹ nên sống nhân từ để đức cho con, đừng để “đời cha ăn mặn, đời con khát nước” hàm ý rằng con người dù bao nhiêu tuổi nhưng cha mẹ hoặc bản thân làm việc ác cũng đều phải gánh nhận nghiệp quả, nếu bậc làm cha mẹ vẫn vô tư nghĩa rằng trẻ con dù có làm ác, làm sai cũng không sao thì đó là một suy nghĩ rất là tai hại, làm sai những việc nhỏ có thể không sao nhưng làm ác thì lại khác, chúng ta phải phân biệt giữa cái sai và cái ác, chúng ta có thể làm sai nhưng chúng ta đừng làm ác, việc ác là việc có chủ đích, gây tổn hại sâu sắc đến tinh thần, sức khỏe, sinh mạng người khác. Khi biết, khi thấy việc ác sẽ mang lại cái khổ đau cho người khác, cho loài khác nhưng vẫn làm, phải làm cho bằng được, làm để thỏa mãn hận thù, thỏa mãn sự thích thú, cái đó gọi là cố tình chứ không thể nói rằng “không biết” được.

Việc ác nó hình thành từ cái tâm không thiện, thiếu tình thương với chúng sinh, người lớn không thể dùng lập luận “con nít thì không biết gì” để bảo vệ cho hành vi độc ác của trẻ nhỏ bởi vì có rất nhiều đứa trẻ ở cùng độ tuổi đó, các bé đã biết cứu giúp con vật gặp nạn, có tình thương với muôn loài, biết làm việc thiện, biết giữ em cho cha mẹ đi làm, biết giúp đỡ bạn khi thấy bạn gặp khó khăn, biết giúp đỡ người già khi thấy người già làm nặng, thậm chí có bé khi thấy giết mổ con vật đã khóc và không chịu ăn thịt con gà, con vịt nữa. Nếu cho rằng hành vi bất nhẫn của trẻ con xuất phát từ việc thiếu nhận thức, không biết gì thì những việc thiện lành của trẻ con có phải cũng do “con nít không biết gì” nên mới làm như vậy hay không?

Từ đó cho thấy rằng việc làm ác hay việc làm lành của trẻ con đều xuất phát từ sở thích, từ bản tính và có ý thức chứ không phải là vô thức. Chúng ta không thể nói rằng trẻ con thì không biết gì, trừ những đứa trẻ sơ sinh, chưa biết đi, chưa biết nói thì chưa đủ nhận thức, còn một khi đã biết đi, biết nói, biết giận hờn, biết phản đối, biết hả hê trước nỗi đau của con vật, biết giết hại con vật bằng hành động man rợ rồi đem phi tang dấu vết thì không thể biện bạch cho sự vô tội của trẻ con được nữa.

Hành vi của trẻ con ảnh hưởng một phần từ nếp sống, từ sự dạy dỗ của gia đình, có thể gia đình không dạy trẻ con sát sinh nhưng lại bao che, dung túng cho hành vi độc ác của đứa trẻ, không chỉ ra cho trẻ nhỏ nhận thức được cái đúng cái sai mà lại dùng lập luận “con nít thì biết cái gì” như một cách để rũ bỏ hết mọi trách nhiệm, mọi tội lỗi từ chính đứa trẻ gây ra, đó là suy nghĩ hết sức sai lầm từ bậc phụ huynh, họ nghĩ rằng những việc làm của đứa trẻ không có gì nghiêm trọng, không muốn ai trách mắng con mình nhưng nó lại là nấc thang để một đứa trẻ leo lên những sai phạm khác. Mọi sự bao biện, bênh vực bất chấp từ bậc làm cha làm mẹ, về lâu dài sẽ gây ra tác hại vô cùng lớn cho trẻ nhỏ bởi đứa trẻ sẽ không biết dừng lại trước việc ác mà ngày càng hung hăng, thích thú khi được hành hạ loài vật, xem sự đau đớn của loài vật là niềm vui, là sở thích, và đằng sau những hành động độc ác đó là sự bảo vệ, che chở của những phụ huynh.

Từ chính sự chủ quan, thiếu trách nhiệm của nhiều bậc cha mẹ đã vô tình đẩy con mình đi vào con đường tội ác, không ít những kẻ sát thủ máu lạnh cũng lớn lên từ thói quen giết hại loài vật khi còn nhỏ vì họ đã quen nhìn thấy máu me, quen với sự giết chóc, lúc nhỏ thì giết con vật, đến lớn thì nuôi dưỡng tính hung bạo, cái tâm luôn tham khởi sát khí, chỉ cần một chút không vừa ý là có thể giết hại đến cả con người.

Từ những thực trạng trên, chúng ta thấy rằng lòng từ bi không chỉ dành riêng cho người lớn mà với trẻ con cũng là điều vô cùng quan trọng bởi vì từ bi sẽ giúp trẻ con lớn lên trong tình yêu thương với chúng sinh và được chúng sinh yêu thương lại, ngược lại, hành động bạo hành, tàn ác với loài vật sẽ làm cho đứa trẻ bị dư luận lên án, bị nhiều người công kích, khi nhiều người buông ra những lời chỉ trích, nguyền rủa nặng nề thì bản thân đứa trẻ đó cũng đã bị tổn hao phước báu, chưa kể còn bị bạn bè xa lánh, có cái nhìn không thiện cảm, điều đó sẽ khiến cho đứa trẻ gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp, trong những mối quan hệ xung quanh, dần dần đứa trẻ sẽ lớn lên trong một trạng thái tâm lý không mấy tích cực, và khi một người sống trong một trạng thái tâm lý không tích cực thì cuộc sống cũng gặp không ít khó khăn, đó là cái nhân quả không tốt mà đứa trẻ phải gánh chịu từ chính hành động không thiện lành do mình gây ra từ trước.

Là bậc làm cha làm mẹ, có lẽ không ai trong chúng ta lại mong muốn con mình bị xã hội lên án, bị chỉ trích nặng lời, không ai muốn con mình lớn lên trở thành người hung bạo và có một đời sống tinh thần nặng nhọc, vì vậy, dạy trẻ con có tính từ bi cũng chính là giúp trẻ con tích lũy phúc báu, tránh sự khổ đau cho muôn loài cũng là tránh cái khổ đau cho thân mình, và hơn hết là tránh được mối nguy hại cho chính đứa trẻ đó bởi vì đâu ai biết được hành vi bạo ngược của đứa trẻ sau này có gặp phải sự đối kháng của ai đó hay không, khi sự bạo ngược, sát khí chạm với sự bạo ngược, sát khí thì hậu quả xấu xảy ra là điều không thể tránh khỏi.

Một người dù lớn hay nhỏ mà biết dành tình yêu thương cho chúng sinh cũng là góp phần tạo nên cội nguồn hạnh phúc từ trong chính gia đình ra ngoài xã hội, bởi vì dù là ai, dù ở đâu và làm gì, một người có lòng từ vẫn luôn được người khác tôn trọng và quý mến, lòng từ bi giúp người ta an tịnh và phát triển hoàn thiện về mặt tinh thần, từ đó sinh ra phước hạnh, khi đã có phước hạnh thì cuộc sống sẽ gặp nhiều bình an, thuận lợi. Thế nên dạy cho trẻ con biết thực niệm từ bi cũng là cách giúp trẻ tránh được những xung đột, tương tranh bởi vì lòng từ bi giúp con người rời xa những hành vi tội ác và từ đó mang lại một đời sống an lạc, yên bình./.

 

Phật tử Võ Đào Phương Trâm

Pháp danh An Tường Anh

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập