Khái niệm "Pháp uẩn" trong văn học Pali

Đã đọc: 1175           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Con số 84.000 Pháp uẩn là phát biểu của ngài Ananda trong văn học của Thượng tọa bộ truyền thống, nhằm nói về tổng số các lời dạy của đức Phật trong 45 năm truyền bá chân lý của Người.

Con số “84.000 Pháp uẩn” là phát biểu của ngài Ananda trong văn học của Thượng tọa bộ truyền thống, nhằm nói về tổng số các lời dạy của đức Phật trong 45 năm truyền bá chân lý của Người.

Khái niệm “Pháp uẩn” (法蘊) trong Hán cổ thực ra chỉ là dịch sát nghĩa của từ “dhammakkhandha” trong tiếng Pāḷi và “dharmaskandha” trong tiếng Sanskrit. Từ “kkhandha” có nghĩa đen là “tổ hợp” (aggregate), do đó, khái niệm “ngũ uẩn” có nghĩa là năm tổ hợp (thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức) vốn hình thành nên con người tâm vật lý.

Căn cứ vào văn học Pali của Phật giáo Thượng tọa bộ, con số “84.000” không phải do các nhà Phật học Trung Quốc sáng tạo ra. Con số 84.000 trên thực tế đã xuất hiện trong Trưởng lão tăng kệ. Về sau, con số “84.000 dharmaskandha” tức “84.000 pháp uẩn” xuất hiện trong Kinh điển Sanskrit của Phật giáo Đại thừa tại Ấn Độ. Khi được dịch sang tiếng Hán cổ, một số dịch giả có khuynh hướng dịch “dharmaskandha” thành “Pháp môn”, đang khi về ngữ nghĩa chỉ là “Pháp uẩn” Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự hiểu lầm tại Trung Quốc và các nước đạo Phật Đại thừa theo phong cách Trung Quốc tin rằng đức Phật đã từng thuyết giảng 84.000 pháp môn, mà trên thực tế chỉ là 84.000 pháp uẩn, tức 84.000 lời pháp, hay lời chân lý.

Căn cứ vào văn học Pali của Phật giáo Thượng tọa bộ, con số “84.000” không phải do các nhà Phật học Trung Quốc sáng tạo ra. Con số 84.000 trên thực tế đã xuất hiện trong Trưởng lão tăng kệ.

Trong Phẩm “Kiến bảo tháp” thuộc kinh Pháp Hoa, dịch giả có khuynh hướng dịch “dharmaskandha” là “Pháp tạng” ( 法 藏 ) thay vì sát nghĩa phải là “pháp uẩn”: “Thực  hành 84.000 pháp tạng, 12 thể tài Kinh và diễn thuyết cho mọi người”(1) “Pháp tạng” trong ngữ cảnh rộng hơn có nghĩa là “kho tàng Phật pháp”, bao gồm kinh, luật, luận. Trong ngữ cảnh của kinh Pháp Hoa, “Pháp tạng” khó có thể được hiểu là “kho chánh pháp”, nhất là khi khái niệm này được đặt sau con số 84.000 để tạo thành 84.000 kho chánh pháp, vì trên thực tế chỉ có một kho chính pháp (hai kho còn lại là kho Luật và kho Luận). Nói cách khác, dịch “dharmaskandha” là “Pháp tạng” là không chuẩn.

Theo văn học Pali, con số “84.000” xuất hiện duy nhất (?) trong Trưởng lão tăng kệ (Theragatha, kệ 1024), khi tôn giả Ananda tuyên bố rằng ngài học được 82,000 bài pháp từ đức Phật và 2.000 bài pháp từ đệ tử thánh tăng của Phật.

Nguyên văn Pali của kệ 1024 này như sau: “Dvāsīti bud- dhato gaṇhiṃ, dve sahassāni bhikkhuto; Caturāsītisahassāni, ye me dhammā pavattino”,(2) tạm dịch như sau: “Tôi đã đón nhận 82.000 bài pháp từ đức Phật và 2.000 bài pháp từ các đệ tử thánh của Người. Giờ đây, tôi đã quen thuộc với 84.000 bài pháp”.

Khi lần theo ngữ cảnh, khái niệm “Pháp uẩn” (dham- makkhandha) không hề xuất hiện trong Trưởng lão tăng kệ nêu trên, thực tế xuất hiện ở bản Sớ giải (Atthakatha) của Trưởng lão tăng kệ. Thực ra, trong ngữ cảnh của Trưỡng lão tăng kệ, chỉ có khái niệm “dhammā” dưới hình thức số nhiều xuất hiện với nghĩa “các bài pháp”, “các bài Kinh” hay “Các lời dạy về chân lý” của đức Phật và các đệ tử thánh của Người, bao gồm các lời dạy dài, vừa hoặc ngắn như một bài kệ 4 câu.

Trên thực tế, đức Phật chỉ giảng dạy Kinh tạng và Luật tạng, đang khi Luận tạng là phần được bổ sung về sau, chứ không do đức Phật trực tiếp giảng dạy.

Mặc dù không nêu ra cách thức tính đếm con số cũng như không có bất kỳ giải thích cụ thể gì, Sớ giải (Atthakatha) của Trưởng lão tăng kệ cho rằng trong Kinh tạng có 21.000 pháp uẩn, Luật tạng có 21.000 pháp uẩn, trong khi Luận tạng có 42.000 pháp uẩn. Cách phân loại số lượng các bài Kinh, Luật, Luận vừa nêu cho thấy tác giả của Sớ giải Trưởng lão tăng kệ có khuynh hướng cho rằng đức Phật giảng Vô tỷ pháp (Abhid- hamma), nhiều gấp đôi so với Kinh tạng và Luật tạng gộp lại.

Trên thực tế, đức Phật chỉ giảng dạy Kinh tạng (Sutta Pitaka) và Luật tạng (Vinaya Pitaka), đang khi Luận tạng (Abhidhamma Pitaka) là phần được bổ sung về sau, chứ không do đức Phật trực tiếp giảng dạy. Có thể cách giải thích chủ quan của Sớ giải (Atthakatha) nhằm đề cao Luận tạng, mà theo nghĩa đen là “vô tỷ pháp”, vì là “không có cao gì hơn” nên về số lượng cũng nhiều hơn. Thực tế, nếu so sánh số câu chữ và trang thì 7 tập Luận tạng Pali chỉ bằng khoảng 1/3 của Kinh tạng Pali. Chúng ta không thể tìm ra 42.000 pháp uẩn trong Luận tạng. Do đó, cách phân chia số lượng pháp uẩn tương ứng với Kinh, Luật, Luận của Sớ giải là không chuẩn.

Chú thích:

1. 《法華經見寶塔品》:「持八萬四千法藏十二部經,為人演說。

2. Bản dịch tiếng Anh của Hellmuth Hecker & Sister Khema: “82,000 (teach- ings) from the Buddha I have received; 2,000 more from his disciples; Now 84,000 teachings are familiar to me”. Dẫn theo http://www.accesstoinsight.org/ tipitaka/kn/thag/thag.17.03.hekh.html

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập