Chăn & người ai sưởi ấm ai?

Đã đọc: 1644           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trên phương diện khoa học, phải biết hiện tượng mất nhiệt (heat loss, bố thí), trao đổi nhiệt độ (heat exhange, tu hành và giảng pháp) để mà giữ nhiệt (tục diệm, hoành dương và bảo vệ Phật Pháp). Đó là hạnh bố thí, càng cho nhiều thì càng nhận nhiều. Đó cũng là lý nhân quả, luật đồng thanh khí, luật rung động (law of vibration,) luật hấp dẫn (law of attraction) trong vật lý.

Câu chuyện thiền trứ danh, nghe nhiều lần nhưng vẫn không nhàm dù tôi đã viết về chủ đề này rồi.  

Trong một ngôi chùa cũ nát,  điệu (chú tiểu) chán nản thất vọng nói với sư cụ:“Trong cái chùa nhỏ bé nichỉ có hai thầy trò chúng ta, lúc con đi xuống núi hóa duyên, mọi người đều là nói những lời ác với chúng ta, còn thường xuyên gọi con là điệucon hoang.  Họ cho chúng ta tiền hương khói càng ngày càng ít đến thê thảm.”

Điệu phàn nàn tiếp: “Hôm ni con đi khất thực, trời lạnh như vậy mà không có một ai mở cửa cho con, đến cơm bố thí cũng được ít. Chùa Từ Đàm chúng ta muốn thành một ngôi chùa ngàn gian, tiếng chuông vang xa không ngớt như thầy nói, con e chỉ là trong tâm tưởng.”

Sư cụ khoác lên mình chiếc áo cà sa không nói lời nào, chỉ nhắm mắt lại lẳng lặng nghe, điệu cứ nói và cằn nhằn liên miên….

Cuối cùng sư cụ mở mắt từ bi hỏi: “Bây chừ bên ngoài gió bấc thổi mạnh, lại có băng tuyết ngập trời, con có thấy lạnh không?”

Điệu bận cằn nhằn quên cả lạnh.  Bây giờ nghe Thầy nhắc toàn thân run rẩy nói: “Con lạnh, hai chân con đều tê cóng cả rồi!”

Sư cụ nhẹ nhàng nói: “Vậy chi bằng chúng ta đi ngủ sớm đi.”

Hai thầy trò vội tắt đèn chui vào trong chăn ngủ.

Một giờ sau, sư cụ hỏi: “Bây giờ con có thấy ấm không?”

Điệu trả lời: “Đương nhiên là con thấy ấm rồi, giống như ngủ trong lò sưởi vậy!”

Sư cụ nói: “Lúc nớ, chăn bông để ở trên giường là lạnh, rứa răng khi có người nằm vô lại trở nên ấm áp. Con thử noái thử coai, có phải là chăn bông sưởi ấm cho người hay là người sưởi ấm cho chăn bông đây?”

Điệu nghe xong liền nở một nụ cười nói: “Thầy thật là hồ đồ đó, chăn bông làm sao có thể sưởi ấm cho người được, phải là do con người làm chăn bông ấm lên mới đúng chứ! 

Sư cụ hỏi: “Chăn bông đã không cho chúng ta sự ấm áp lại còn cần chúng ta đi sưởi ấm nó, như thế thì chúng ta còn đắp chăn bông làm chi?”

Điệu suy nghĩ một lát rồi nói: “Mặc dù chăn bông không sưởi ấm cho chúng ta, nhưng chăn bông dày lại có thể giữ hơi ấm cho chúng ta, khiến cho chúng ta ngủ được thoải mái.”

Trong bóng tối, Sư cụ hiểu ý cười cười: “Chúng ta là thầy chùa tụng kinh rung chuông, chẳng phải là giống người nằm dưới chăn bông? Còn những chúng sinh kia chẳng phải họ là một cái chăn bông dày đó sao? Chỉ cần chúng ta một lòng hướng thiện, thì chiếc chăn bông lạnh như băng kia cuối cùng cũng sẽ được chúng ta sưởi ấm. Lúc nớ, “cái chăn bông” dày tê cũng sẽ biết giữ ấm cho chúng ta. Chúng ta ngủ trong “cái chăn bông” như vậy, chẳng phải rất ấm áp răng? Ngôi chùa ngàn gian, tiếng chuông chùa ngân vang không ngớt, còn có thể là trong mơ được răng?”

Điệu nghe xong liền bừng tỉnh ngộ.

Bắt đầu từ ngày hôm sau, điệu đều dậy rất sớm đi xuống núi hóa duyên. Điệu cũng vẫn gặp phải những lời ác như trước đây. Thế nhưng điệu vẫn luôn luôn giữ vững thái độ hòa nhã và cư xử lễ độ với mọi người. 

Lần lần, điệu chiếm được cảm tình của nhiều người.  Họ cúng dường cùng hỏi pháp, điệu đối đáp nhã nhặn trôi chảy làm mọi người mến mộ. 

Rồi như thế, trong lúc hạ san hóa duyên hàng ngày như thường lệ, bỗng nhiên, điệu ngạc nhiên khi thấy mọi người cung kính vái lạy gọi ngài là thầy thay vì chú tiểu như ngày hôm qua.  Họ cùng rủ nhau lên chùa cúng dường và yêu cầu ngài thuyết pháp. 

Tiếng tốt đồn xa, nhiều hòa thượng lẫn khách thập phương ở mọi nơi lủ lượt rủ nhau lên chùa nghe thuyết pháp, càng ngày càng đông đảo, cảnh chùa trở nên nhộn nhịp hẳn lên.

Mười năm sau…

Chùa Từ Đàm đã trở thành ngôi chùa rộng lớn với nhiều tăng lữ cư ngụ để tu hành, có diện tích hơn ngàn dặm, không ngớt khách quan, nhiều người phú quý, quan quyền nườm nượp đi hành hương, tới để nghe pháp, thăm viếng, và cúng dường tài vật.

Chú điệu năm trước cũng đã trở thành vị sư trụ trì, thay thế thầy mình đã già yếu, hai thầy trò thường đăng đàn thuyết pháp được nhiều người ngưởng mộ. 

Cái mong muốn đầy vị tha của hai thầy trò, biến ngôi chùa nhỏ bé nghèo nàn “thành một ngôi chùa ngàn gian, tiếng chuông vang xa không ngớtcho mục đích cao cả, ưu tiên phục vụ chúng sinh đã thành đạt nhờ cách chỉ điểm nhẹ nhàng tế nhị của lão hòa thượng mà tiểu hòa thượng tiệm ngộ chuyển được tâm bồ tát trong lúc hóa duyên. 

Tâm mình thay đổi làm thay đổi tâm người. 

Thiết tưởng, lão hòa thượng không cần phải nhắc nhở tiểu hòa thượng cái nguyên lý đó nữa vì bây giờ điệu đó là sư trụ trì, đại hòa thượng, đức cao trọng vọng của ngôi chùa Bồ Đề, thịnh vượng, to lớn nhất trong vùng.

Hơn nữa, đây là lẽ đương nhiên của lý nhân duyên thầy trò mà lão hòa thượng đã thấy trước từ tiềm năng sẳn có của người học trò trẽ, duy nhất của mình. Lão hòa thượng chỉ là hướng dẫn đạo sư độ tiểu hòa thượng qua sông để tiểu hòa thượng trưởng thành hoành dương Phật Pháp, trước là tự độ mình sau là độ nhiều người.

Kỳ thực, tất cả chúng sinh đều đang trùm “bồ đề tâm chăn” nhưng vừa nhắm mắt nằm run rẩy, vừa phàn nàn là cái mền này không đủ ấm trong bóng tối lạnh lẻo của vô minh.  Khi ta dụng “tam muội chơn hỏa” để sưởi ấm chăn bông phật pháp thì cái mền kỳ tâm đó cũng sẽ giữ hơi ấm thân tâm ta từ âm u, lạnh lẽo của vô minh.

Cho nên, trước là tự tâm đắp cho chính mình cái chăn (mền) chánh pháp với tâm bố thí rồi tu hành và giảng pháp để hoành dương và bảo vệ Phật Pháp đó là mục đích tối thượng của kẻ tu hành.

Đó là ý nghĩa của “Trước nguyện ‘cứu độ’ chúng sinh, sau là mong được an tâm tu thành Phật để tự cứu độ mình lẫn hướng dẫn chúng sinh.”  Chứ không phải ngược lại như ta thường nghe giảng, trái ngược với tâm pháp.

Tuy nhiên, thành Phật không cứu độ được chúng sinh mà chúng sinh phải tự độ bằng phương pháp tục diệm truyền đăng, bất đáo bỉ ngạn. 

Cứ nằm lì bên ni rồi bên nớ sẽ đến bên ni.  Không cần đáo bỉ ngạn bên ni vì bên ni không có thể trở về lại bên ni được

Hơn nữa, trùm chăn nớ, không đi mô cả thì làm chi có chuyện đến bên nớ?

Trên phương diện khoa học, phải biết hiện tượng mất nhiệt (heat loss, bố thí), trao đổi nhiệt độ (heat exhange, tu hành và giảng pháp) để mà giữ nhiệt (tục diệm, hoành dương và bảo vệ Phật Pháp).  Đó là hạnh bố thí, càng cho nhiều thì càng nhận nhiều.  Đó cũng là lý nhân quả, luật đồng thanh khí, luật rung động (law of vibration,) luật hấp dẫn (law of attraction) trong vật lý.

Ngủ đắp chăn cả một đời, vậy mà hôm nay mới biết cái lý tương quan của pháp giữa vật và người này.  Lòng bồ đề, tâm bồ tát thể hiện trong tâm ta như là hơi ấm trước sưởi ấm chúng sinh sau giữ hơi ấm cho chính ta vì ta cũng chính là chúng sinh trong cõi ta bà này.

Tuy nhiên, người Phật Tử cũng phải biết lý nhân duyên đó, cái tương quan sưởi ấm, soi sáng mật thiết giữa pháp và chúng sinh, vật và người, tâm và thân trên cõi đời này nó như điện như ảo, quá vô thường để mà bám víu vào một trong những kiếp nhân sinh đầy tạm bợ này.

Tương tự, cái chăn bông (không phải chăn điện) đó cũng như cái tâm chúng sinh, ta đang nằm trong tâm người khác mà tưởng như chính là tâm của ta. Khi ta dụng tâm đi sưởi ấm tâm người thì tâm đó cũng sẽ giữ ấm cho tâm ta.

Nhưng “tâm ta” có thật sự là “tâm ta” hay tâm ta cũng là tâm chúng sinh? 

Nếu câu trã lời “là đúng như vậy” thì tất cả những sách vở, kinh sáchmiêu tả về “tâm ta” đã mô tả rõ ràng, và đầy đủ rồi cứ thế mà tin, “tâm ta là tâm người” cũng như ta “sở hữu Ngã hóa, thân ta” vậy.

Tâm là tâm không có chuyện tâm chúng sinh, hay tâm ta.

Nói nghe dễ ợt vậy mà cả mấy ngàn năm rồi với cả rừng kinh sách nhưng đến ngay bây giờ cũng chả mấy ai thật sự biết rõ bản lai diện mục của tâm là cái gì để an ấm tâm.

Tâm này đây có phải sở hữu riêng của một cá nhân nào để tìm ra... mà tới với mớ tâm sự ngổn ngang và ngồi tâm tình với tâm mình, rồi bình tâm để nghe tâm lòng đang thổn thức, nóng lạnh, hay tâm này đang ngừng đập?

Ta đang nằm trong tâm mền hay là tâm lòng ở trong chăn ta?

Ta không biết là ta sưởi ấm tâm hay tâm sưởi ấm ta, tâm cần ấm hay ta cầu ấm? 

Công án chăn mền chỉ giúp tiểu hòa thượng tiệm ngộ cái lý nhân duyên, sự liên quan thực tế và tối cần thiết giữa thầy chùa và khách thập phương. 

Mong rằng “Ngôi chùa ngàn gian,”thịnh vượng của chùa không động lòng trần của hòa thượng. Trái lại, “tiếng chuông chùa ngân vang không ngớt” đã làm hòa thượng đốn ngộ.

Kinh Kim Cang đã cảnh tỉnh: Không nên trụ vào những vật chất vô thường đó mà động tâm.

Lê Huy Trứ 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập