Không thiện - không ác

Ngày nay, một người tu đúng nghĩa trong đạo Phật phải rất bản lãnh, tức phải là người có khả năng xử lý mọi việc đúng với đạo lý mà tâm không vướng mắc vào đó. Đồng thời song song với cái định họ tìm được là tình thương yêu tràn đầy với tất cả chúng sinh. Để rồi một sự thúc đẫy mạnh mẽ buộc họ phải có trách nhiệm đối với con người nói chung, và sự an nguy của toàn nhân loại hay tất cả chúng sinh nói riêng. Ngày nào còn có chúng sinh đau khổ thì ngày đó một người mang danh đệ tử Phật, một người biết hạnh phúc của giải thoát là gì sẽ không cho phép mình quay lưng với cuộc đời, với tất cả chúng sinh. Đây mới đích thực là giá trị của đạo Phật./.
Có Người dạy “Tu” là chỉ lo giữ tâm sao cho đừng khởi niệm để đạt được đạo, tức cốt lõi của việc tu là giữ tâm thanh tịnh. Mà muốn giữ tâm thanh tịnh thì đúng, sai, thiện, ác đều buông bỏ vì đó là động tâm, động niệm (dù niệm dữ hay niệm lành, chẳng hạn như khởi lòng từ bi, thương người cũng không tốt). Nói vậy là đã cắt xén lời Phật dạy, tức đã bỏ mất phần “Nhân” mà chỉ nhắm tới phần “Quả” nên mới cho rằng thiện ác đừng làm.
Trong khi Đức Phật dạy rất rõ ràng:
Dứt các việc ác
Làm các điều lành
Thanh tịnh tâm ý
Lời Chư Phật dạy.
Tức là “Dứt các điều ác, làm các điều lành” là nhân, còn “Thanh tịnh tâm ý” là quả. Cũng bởi nơi mỗi con người luôn có hai khuynh hướng, hoặc là thiện hoặc là ác chứ không có trạng thái không thiện không ác. Cho nên, Đức Phật vô cùng sâu sắc khi dạy rằng:”Nếu không muốn làm ác thì phải tích cực làm toàn điều thiện. Và từ đó mới xuất hiện kết quả là tâm thanh tịnh”.
Và một người tu tập đầy đủ hai điều “Dứt ác – làm lành” thì khi tâm được thanh tịnh họ sẽ có một nội tâm vô cùng thuần thiện. Nghĩa là nếu không khởi niệm thì thôi, còn như phải động tâm thì họ chỉ vì điều thiện mà khởi. Chẳng hạn như khởi tâm thương yêu, đau xót trước cảnh khổ của chúng sinh, hay khởi tâm suy nghĩ về đạo lý, khởi tâm muốn làm cái gì đó đem được lợi ích cho cuộc đời, v.v...Ngoài ra trong tâm họ không còn một ý niệm tham lam, xấu, ác nào dù là hạt bụi. Sau cùng, người này sẽ phát tâm mạnh mẽ tiếp tục làm nhiều việc tốt hơn nữa bằng con đường Bồ tát đạo để đi tới chỗ Vô ngã – Niết bàn, như trong Sa Di luật có ghi:
“Tuy dứt hết các ác, nhưng phải làm các việc thiện để giúp chúng sinh thì mới tròn đủ muôn hạnh và mau về chốn Bửu sở chẳng sa mắc nơi hóa thành”.
Đây là nguyên tắc không thể khác hơn, bởi cái định được thành tựu trên nền tảng của “Thập thiện” sẽ không lui sụt, đổ vỡ. Cho nên, “Ba đời Mười Phương Chư Phật đều phải trải qua công hạnh tu tập theo mười điều thiện”, vì đây là cửa ngỏ dẫn người ta đi dần đến Phật quả.
Ngoài ra, trong Bát Chánh Đạo Đức Phật dạy: Muốn có được chánh niệm, chánh định thì phải thành tựu những bước đầu tiên từ chánh kiến (quan điểm thiện); chánh tư duy (suy nghĩ thiện); chánh ngữ (lời nói thiện), chánh nghiệp (hành động thiện), chánh mạng (nuôi mạng thiện) cho đến chánh tinh tấn (siêng làm việc thiện). Tức “Định lực” có được là phải thành tựu từ trên nền tảng của thiện nghiệp. Chính thiện nghiệp này sẽ nuôi dưỡng định lực đi đến quả vị tột cùng là Vô ngã – Niết bàn.
Còn người nào trong tâm không thiện, không ác đã vội vã đi tìm sự thanh tịnh. Nếu có phước đời trước, họ sẽ đạt được kết quả nhưng cái định đó không bền. Một ngày nào nếu hưởng hết phước đời trước mà hiện đời không làm gì để tích lũy thêm công đức thì cái định đó sẽ thoái mất, tâm động loạn trở lại. Công phu tu hành mất hết và có khi đọa luôn.
Hơn nữa, một người khi chưa chứng Thánh thì ai dám bảo đảm trong tâm người đó không còn niệm ác nếu họ không tu để loại trừ. Người mà tâm thiện không được huân tập thì tâm ác sẽ lấn chiếm. Và khi tâm ác đã đến mức thuần rồi thì những biểu hiện của nó càng tinh vi, kín đáo hơn khiến người thường khó thấy. Cho nên có những người tu mà tâm họ hiểm độc còn hơn người thế gian. Vì tham vọng cá nhân, họ sẽ không từ bỏ bất cứ thủ đoạn xấu xa nào để hại một ai đó. Và phật pháp sẽ bị hủy diệt, hòa hợp Tăng sẽ bị phá vỡ bởi những con người như thế. Đó là hậu quả của tư tưởng “ Không thiện – không ác”.
Người mà tu theo khuynh hướng giữ “Tâm bất động” thì càng tu họ càng trở nên ích kỷ và không còn từ bi trong tâm. Bởi vì mục đích tu của họ là đi tìm cái giá trị cao nhất nằm nơi mình. Cho nên họ không cần thương yêu ai, không cần phải làm lợi ích cho ai. Nếu toàn thể tín đồ đều tu như thế thì thử hỏi “ Giá trị đạo Phật nằm ở chổ nào đối với lợi ích của của cuộc đời này”.
Do đó người tu theo đạo Phật phải chấp nhận con đường dấn thân, nếu vậy chắc chắn sẽ bị động tâm. Chẳng hạn, trong đời sống quý thầy cũng phải lo toan việc chùa, việc chúng, tham gia hoạt động từ thiện, đứng lớp giảng dạy, tổ chức giới đàn, tổ chức an cư kiết hạ, v.v...Như vậy sự động tâm đó thì sao?
Nếu động tâm vì lợi ích cho Phật pháp, cho chúng sinh thì càng động tâm chừng nào, tâm linh càng bừng sáng chừng ấy và tạo được nhiều phước lành. Chính công đức ấy mới giúp người tu đắc đạo. Còn mọi pháp môn tu hành chỉ là cái duyên tạm thời thôi. Cho nên có những người tu, suốt đời cứ lăng xăng lo vun bồi phát triển Phật pháp, lo cho chúng sinh biết đạo tu hành để thoát khổ. Thì người như vậy chúng ta thấy tâm họ rất an lạc hạnh phúc, rất thanh tịnh, rất đạo đức. Ngược lại, chỉ khi nào động tâm vì muốn lo cho mình, vì tham lam, sân, hận thì càng động tâm càng bị đọa lạc.
Do đó, chúng ta đừng hiểu “Tu giải thoát” là tâm phải hoàn toàn yên lắng, không được để động tâm. Thật sự giá trị của người tu không phải chỉ có yếu tố thanh tịnh mà còn nhiều yếu tố khác nữa như là trí tuệ, từ bi, đạo đức...
Nếu phải chọn giữa hai hình ảnh, một bên là vị Sư chuyên chú niệm Phật, suốt ngày không màng gì đến chuyện khổ đau của người chung quanh. Còn một bên là người nông dân tốt bụng, hễ thấy ai gặp nạn hay cần sự giúp đỡ nào đó là ông ta sẳn lòng. Như vậy, xét về đạo đức thì giữa hai con người đó ai sẽ là người đạo đức được xã hội chấp nhận hơn?
Trong kinh Nikaya Đức Phật dạy: Để có được chánh niệm tỉnh giác thì phải tu tập pháp quán “Hơi thở” song song với pháp quán “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức hãy trải rộng tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả đến khắp pháp giới. Qua đó cho thấy, “Đạo lực” của người tu được đánh giá qua hai tính chất:
Tâm”Từ bi” và tâm “Bất động”
Và người tu phải có hai đặc tính như vậy thì khi được định mới không rơi vào trạng thái vô cảm, lãnh đạm, thờ ơ với con người, với thế giới này. Đó là lý do mà Đức Phật dạy cả hai pháp quán trên nhằm khắc phục tình trạng muốn tu giải thoát là phải quay lưng với cuộc đời.
Trong khi tâm “Từ bi” là một đức tính được ca ngợi bởi mọi tôn giáo, là một đạo lý quan trọng của đạo Phật. Bởi vì theo nguyên tắc của tâm lý “Phải có thương yêu thì mới xuất hiện thành việc làm cụ thể”. Nói cho dễ hiểu là có thương thì mới có sự giúp đỡ. Còn như thiếu điều này, con người sẽ sống với bản năng ích kỷ, tham lam, hưởng thụ, ác độc, hận thù và không làm được điều gì tốt cả. Mà có làm được cũng chỉ vì danh vọng, địa vị của lòng ích kỷ mà thôi. Chính nhờ có từ bi mà con người đã làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp, đáng sống và có ý nghĩa hơn.
Một người mà có tu tập tâm từ bi cho thuần, lại thêm dụng công tu Thiền thì khi đạt được sở đắc, họ là một vị Thánh tuyệt vời mà ai đến gần cũng bị cảm hóa bởi cái vẽ từ ái, nhẹ nhàng, thanh thoát toát ra từ một nội tâm thanh tịnh của họ. Còn như không có tu Thiền, người có tâm từ cũng sẽ là người hữu ích cho xã hội và bản thân họ tránh được nhiều phiền não do từ bi phá trừ được ích kỷ.
Ngược lại, người thiếu tâm từ bi mà tu Thiền, dù có sở đắc thì cũng chỉ là gỗ đá. Bởi vì từ phong cách cho đến đặc tính của họ là một sự khô cứng, lạnh lùng, khó ai gần gủi được. Vì thế mới nói “Gỗ, đá tuy là vô tâm nhưng lại hữu ích vì những đóng góp thiết thực của nó đối với cuộc đời. Còn người ích kỷ mà vô tâm sẽ là gánh nặng của xã hội, chỉ vì trước mắt cuộc sống của họ lệ thuộc vào người khác quá nhiều”.
Qua đó cho thấy, lợi ích của tâm từ bi là không thể nghĩ bàn. Tuy nhiên tâm từ bi phải huân tập mới có chứ không phải hễ tâm thanh tịnh bất động là từ bi xuất hiện. Đó là vì lâu nay ta quen sống ích kỷ cho riêng mình. Cho nên để có được tâm từ bi là cả một công phu kiên trì khó nhọc. Tuy phát khởi từ bi là động nhưng lại là cần thiết. Vì cái động đúng sẽ tạo nhiều công đức và giúp tâm dễ an định. Một người tu dù chưa chứng Thánh nhưng đạt được một phần nào của từ bi thì cũng đã là một vị Tăng đầy lợi ích cho cuộc đời.
Vì vậy ai bác bỏ giáo lý căn bản “Từ bi”, tức là phản lại lời Phật dạy. Nếu cả đạo Phật đều đi theo con đường là “Đề cao sự tu chứng cá nhân, ca ngợi trạng thái tâm thanh tịnh của sự ích kỷ thì đạo Phật sẽ bị diệt vong”. Vì cái đạo của những người tu như thế không đem lại lợi ích gì cho cuộc đời này.
Không nói đâu xa chỉ ở các Chùa trong nước đây, rất nhiều phật tử đã bỏ đạo, họ không đến chùa nữa vì thất vọng. Chùa là biểu tượng của Thánh triết, của lòng thương yêu, vậy mà khi đến Chùa họ không nhận được một chút quan tâm nào từ nơi quý thầy, quý sư cô. Cái khoảng cách vắng lặng, phân biệt trong ứng xử nơi cửa Chùa đã tạo nên hố sâu mặc cảm, thắc mắc trong lòng họ. Để rồi nhiều người buồn bả thốt lên “Đạo Phật là đạo cứu khổ ban vui, vậy mà khi đến Chùa họ thấy người tu trong đó vẫn hơn thua, ích kỷ, không có đạo đức và nhất là không có lòng thương yêu đối với nhau”. Vậy thì họ ở nhà vẫn tốt hơn đến Chùa mà không tìm được một chút đạo lý gì để sống.
Tuy nhiên, giữa số người tu tiêu cực vẫn còn có những bậc chân tu chân chính đã ra sức củng cố, phát triển đạo Phật đi đúng hướng theo thời đại. Đã tạo nên diện mạo mới của Phật giáo ở thế kỷ XXI. Cho nên đạo Phật ngày nay đã phục hồi được sức sống và có tầm ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh trên thế giới.
Thiết nghĩ, ở vào thế kỷ văn minh, khoa học phát triển, xã hội không ngừng cải tiến thì mỗi người phải đặt mình trong quy luật chung ấy, mới khỏi bị đào thải bởi bánh xe tiến hóa. Nhất là người tín đồ Phật giáo phải biết “Đạo Phật muốn tồn tại lâu dài thì phải xây dựng chỗ đứng của mình trong tư tưởng tiến bộ của nhân loại”.
Ngày nay, một người tu đúng nghĩa trong đạo Phật phải rất bản lãnh, tức phải là người có khả năng xử lý mọi việc đúng với đạo lý mà tâm không vướng mắc vào đó. Đồng thời song song với cái định họ tìm được là tình thương yêu tràn đầy với tất cả chúng sinh. Để rồi một sự thúc đẫy mạnh mẽ buộc họ phải có trách nhiệm đối với con người nói chung, và sự an nguy của toàn nhân loại hay tất cả chúng sinh nói riêng. Ngày nào còn có chúng sinh đau khổ thì ngày đó một người mang danh đệ tử Phật, một người biết hạnh phúc của giải thoát là gì sẽ không cho phép mình quay lưng với cuộc đời, với tất cả chúng sinh. Đây mới đích thực là giá trị của đạo Phật./.
- Hãy sống chánh niệm trong từng phút giây Bình Yên
- Thấy Phật Dược Sư bằng tâm HT.Thích Trí Quảng
- Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy HT. Thích Trí Quảng
- Hạnh phúc của người tu Hòa thượng Thích Trí Quảng
- 12 lời nguyện của Phật Dược Sư Thích Thiện Phước
- Danh ngôn lời vàng Phật dạy về trí tuệ Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Tánh Không Là Bản Chất Đích Thực Cuộc Đời Dalai Lama - Minh Chánh chuyển ngữ
- Danh ngôn lời vàng Phật dạy về tình yêu thương Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Thiện tri thức là bậc Phạm hạnh trọn vẹn Quảng Tánh
- "Đâu Là Thực Vốn Của Doanh Nhân" tại Đà Nẵng Thích Trí Chơn- Tu viện Khánh An
- Nhìn rõ lẽ thật HT. Thích Thanh Từ
- Thiện tri thức là bậc Phạm hạnh trọn vẹn Quảng Tánh
- Đức Đạt Lai Lạt Ma bật mí "vũ khí" để cải thiện cuộc sống Khánh Hằng Theo Trí thức trẻ/CNN
- Vì sao ngôi chùa Phật giáo nào cũng phải có chuông? Ý nghĩa tiếng chuông là gì? Sưu tầm từ Internet
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Hơn 10 ngàn người dụ lễ phóng sanh đầu năm
- Phật giáo chưa bao giờ có ảo tưởng,ảo giác,nói chi tới thời thượng .
- Vĩnh Long: Tổ chức khóa tu thiền tại chùa Phật Ngọc Xá Lợi
- Thiền và cuộc sống
- Lời nguyện khi hiến máu
- Tham vấn: những câu hỏi về động kinh, hốt hài cốt, coi tướng, xem bói, nợ nần, chết trùng, hồi hướng cho người mất
- Căn bản về thiền
- Đại Lễ cầu Quốc Thái Dân An ở chùa Viên Quang
- Đêm văn nghệ chào mừng Đại Lễ Cầu Quốc Thái Dân An
- Thiền Tôn Phật Quang chúc tết BĐBP tỉnh BRVT
Được quan tâm nhất

![]() |
Nghi Thức Tụng Kinh Bồ-Tát Quán Thế Âm (Kinh Phật Cho Người Tại Gia) 20/04/2017 20:15:00 |
![]() |
Hạnh Của Ngài Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp 18/04/2017 20:50:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)