Hạnh kiên nhẫn

Lắng đọng tâm tư – Ảnh minh họa
Thực hành chánh niệm trong lúc chờ đợi giúp ta tìm được nhiều khoảng thời gian ngắn trong ngày khi ta có thể khơi sợi chỉ tỉnh thức lên khỏi nơi nó đang nằm ẩn núp dưới mạng vải chằng chịt của cuộc sống. Chờ đợi, một sự việc bình thường nhưng thường gây ra những tình cảm tiêu cực, có thể được chuyển hóa thành một thứ quà tặng, món quà của thời gian rảnh rỗi để thực hành. Tâm sẽ được ích lợi đến gấp đôi: trước tiên, là buông bỏ được các trạng thái tâm tiêu cực, thứ đến, là đạt được những hiệu quả tốt đẹp của dầu chỉ vài giây phút tu tập được đan chen vào trong ngày.
Khi bạn hành pháp này, bạn sẽ biết nhận ra rất sớm những biến đổi của thân theo sau các tư tưởng, cảm xúc tiêu cực sắp bùng nổ như việc thiếu kiên nhẫn khi phải đợi chờ, hay tức giận vì cái ‘tên ngu ngốc’ đang đứng ở phía trước trong hàng. Mỗi lần chúng ta có thể dừng lại và không để cho trạng thái tâm tiêu cực trổ ra quả (thí dụ, bực bội khi bị kẹt xe hay tức tối vì cô thu ngân chậm chạp), là ta đang xóa đi một cách ứng xử quen thuộc nhưng bất thiện của tâm/trí.
Nếu ta không để chiếc xe tâm cứ chạy đổ xuống các rãnh cũ, ngọn đồi xưa, bãi lầy cũ, thì dần dần các rãnh sẽ được lấp đầy. Dần dần trạng thái tâm bực bội, chán nản quen thuộc khi phải chờ đợi sẽ tiêu tan. Điều này cần có thời gian để thực hành, nhưng sẽ có kết quả. Nó rất đáng công, vì tất cả những người chung quanh ta cũng sẽ được lợi lộc.
Phần đông chúng ta đều dùng tâm đo lường sự đánh giá của mình qua những kết quả thâu lượm được. Nếu tôi không tạo ra được gì hôm nay, nếu tôi không viết sách, không đọc diễn văn, không làm bánh, không kiếm được tiền, bán được hay mua được món gì đó, được điểm tốt trong kỳ thi, hay tìm được người bạn lòng, thì ngày này của tôi coi như toi, và tôi là kẻ thất bại. Chúng ta không cho mình được điểm nào nếu chỉ dành thời gian để ‘có mặt’, để chỉ hiện hữu. “Sự chờ đợi” do đó là nhân gây bực bội: Thử nghĩ xem tôi có thể làm bao nhiêu việc nếu không phải chờ đợi!
Tuy nhiên, nếu bạn hỏi người thân họ thích điều gì nhất ở bạn, chắc chắn rằng câu trả lời sẽ đại loại như là “sự có mặt” của bạn hay “sự quan tâm chăm sóc” của bạn. Sự có mặt không tạo ra sản phẩm cụ thể mà ta có thể đo lường, ngoại trừ những tình cảm tích cực, cảm giác được nâng đỡ, sự thân thiết và hạnh phúc.
Khi chúng ta không còn quá bận rộn, quá chăm chú phải tạo ra cái gì đó mà chuyển sang chỉ tĩnh lặng và tỉnh giác, thì bản thân chúng ta cũng cảm thấy được nâng đỡ, thân thiết và hạnh phúc, ngay cả khi không có ai khác ở bên mình. Những tình cảm tích cực này là thứ sản phẩm rất được ưa chuộng nhưng không thể mua. Chúng là sản phẩm tự nhiên của sự có mặt. Chúng là quyền lợi lúc sinh ra con người vốn sẵn có mà chúng ta đã quên lãng rằng mình sở hữu chúng.
JAN CHOZEN BAYS
Diệu Liên Lý Thu Linh
(trích dịch từ How to Train a Wild Elephant)
Nguồn từ phatgiaovietnam.vn
- Hãy sống chánh niệm trong từng phút giây Bình Yên
- Thấy Phật Dược Sư bằng tâm HT.Thích Trí Quảng
- Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy HT. Thích Trí Quảng
- Hạnh phúc của người tu Hòa thượng Thích Trí Quảng
- 12 lời nguyện của Phật Dược Sư Thích Thiện Phước
- Suy nghiệm lời Phật: Bốn pháp căn bổn Quảng Tánh
- Con chó đói Sưu tầm từ Internet
- Lợi ích của lòng tin Thích Quảng Tánh
- Ai sẽ là con thiêu thân? Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Sống với hai chữ “tùy duyên” HT. Thích Thanh Từ
- Xây Dựng Đạo Tràng Thích Viên Giác
- Hóa giải xung đột vợ chồng qua những lời Phật dạy Nhuận Đoan
- Ðịnh luật của nghiệp (The Law of Karma) Dr. Peter Della Santina - Thích Nữ Tịnh Quang dịch
- Con người ý thức với pháp thân mầu nhiệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Nghiệp & tự do ý chí Nguyên Hiệp
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)