Điều gì xảy ra khi chúng ta chết?

Nhân tố quan trọng nhất nhưng không phải là duy nhất, tác động đến nơi chúng ta sẽ tái sanh và sự sống nào chúng ta sẽ có, đó là nghiệp. Chữ nghiệp (karma) có nghĩa là 'hành động' và liên hệ đến những hành động tinh thần cố ý của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta là gì được quyết định rất nhiều bởi vấn đề chúng ta đã suy nghĩ và hành động thế nào trong quá khứ. Giống như thế, vấn đề chúng ta suy nghĩ và hành động thế nào bây giờ sẽ tác động đến vấn đề chúng ta sẽ ra sao trong tương lai. Giống như những làn sóng truyền thanh sẽ được tiếp thu bởi một máy radio biến thành những năng lượng đặc thù của nó, những năng lượng tinh thần sản sinh vào lúc chết sẽ tái thiết lập một cách tự nhiên trong một thân thể vật chất mới phù hợp nhất với nó. Do vậy, loại người tế nhị, yêu thương sẽ được tái sanh trong cõi trời hay như một con người trong một môi trường thoải mái. Loại người băn khoăn, lo lắng, hay cực kỳ độc ác sẽ bị tái sanh trong cõi địa ngục, hay như một con thú hay một con người được sanh ra trong một môi trường cực kỳ khó khăn.
Hãy nghĩ về nó giống như những làn sóng truyền thanh radio vốn không được tạo ra bằng những từ ngữ và âm nhạc nhưng tầng số năng lượng khác nhau, được truyền đi, lan tỏa lập tức khắp không gian, được tiếp thu bằng những khí cụ mà từ đó máy truyền thanh phát ra chúng như từ ngữ hay âm nhạc. Cũng giống như vậy với tâm thức. Vào lúc chết, năng lượng tinh thần lan tỏa qua không gian, được đón nhận từ những trứng thụ tinh của bà mẹ tương lai, được tái sanh như một con người mới và biểu hiện như một cá thể mới.
Vì thế, thật quan trọng là người sắp chết được làm cho an tịnh và được nhắc nhở về những việc làm tốt lành của người ấy. Người ấy không nên bị làm cho bối rối và những người viếng thăm không nên quá đau buồn trong sự hiện diện của người ấy. Cũng không có những ý kiến không quen thuộc như một tôn giáo mới được giới thiệu cho người ấy. Đức Phật nhắc nhở rằng khi một người sợ hãi, thì người ấy nên được nhắc nhở để nhớ đến Phật, Pháp, và Tăng.
Có phải người ta luôn luôn tái sanh như những con người?
Không, có vài cảnh giới mà một cá thể có thể được tái sanh. Một số người được tái sanh ở những cõi trời, một số tái sanh trong những địa ngục, một số có thể được tái sanh như những quỷ đói, hay các thú vật, hay sanh vào cõi a tu la. Cõi trời không phải là một nơi chốn nhưng là một thể trạng tồn tại, nơi mà chúng sanh có một thân thể vi tế và nơi mà tâm thức trải nghiệm chính yếu là sung sướng. Một số tôn giáo cố gắng rất nghiệt ngã để được tái sanh trong sự hiện hữu ở cõi trời, tin tưởng một cách sai lầm rằng đó là một thể trạng vĩnh cửu. Nhưng không phải như thế. Giống như tất cả những thể trạng duyên sanh, thiên đàng là vô thường và khi tuổi thọ đã mãn, chúng sanh ấy chắc chắn phải tái sanh trở lại như một con người, hay những cõi khác trong sáu cõi luân hồi như a tu la, súc sanh, quỷ đói hay địa ngục. Địa ngục cũng giống như thế, không phải là một nơi chốn nhưng là một thể trạng hiện hữu nơi chúng sanh có một thân thể vi tế và nơi tâm thức trải nghiệm chính yếu là lo lắng và căng thẳng. Hiện hữu là quỷ đói, xét cho cùng là một thể trạng tồn tại nơi thân thể là vi tế và là nơi mà tâm thức liên tục bị phiền hà bởi sở hữu và bất mãn. Thế nên, chúng sanh cõi trời trải nghiệm chính yếu là sung sướng, chúng sanh địa ngục và quỷ đói trải nghiệm chính yếu là đau khổ và chúng sanh ở cõi người trải nghiệm thông thường là lẫn lộn cả hai thứ khổ và vui. Vì vậy, sự khác biệt chính yếu giữa cõi người và những cõi khác là loại thân thể và phẩm chất trải nghiệm.
Không lỗi thấy sai quấy
Có lỗi thấy là không
Do chấp tà kiến như vậy
Chúng sanh sanh cảnh khổ
Có lỗi biết là lỗi
Không lỗi biết là không lỗi
Do phải quấy thông suốt
Chúng sanh sanh cảnh vui
Pháp cú 318-319 (Thư viện hoa sen)
Điều gì quyết định nơi chúng ta sẽ tái sanh?
Nhân tố quan trọng nhất nhưng không phải là duy nhất, tác động đến nơi chúng ta sẽ tái sanh và sự sống nào chúng ta sẽ có, đó là nghiệp. Chữ nghiệp (karma) có nghĩa là 'hành động' và liên hệ đến những hành động tinh thần cố ý của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta là gì được quyết định rất nhiều bởi vấn đề chúng ta đã suy nghĩ và hành động thế nào trong quá khứ. Giống như thế, vấn đề chúng ta suy nghĩ và hành động thế nào bây giờ sẽ tác động đến vấn đề chúng ta sẽ ra sao trong tương lai. Giống như những làn sóng truyền thanh sẽ được tiếp thu bởi một máy radio biến thành những năng lượng đặc thù của nó, những năng lượng tinh thần sản sinh vào lúc chết sẽ tái thiết lập một cách tự nhiên trong một thân thể vật chất mới phù hợp nhất với nó. Do vậy, loại người tế nhị, yêu thương sẽ được tái sanh trong cõi trời hay như một con người trong một môi trường thoải mái. Loại người băn khoăn, lo lắng, hay cực kỳ độc ác sẽ bị tái sanh trong cõi địa ngục, hay như một con thú hay một con người được sanh ra trong một môi trường cực kỳ khó khăn.
Không chỉ có chứng cứ khoa học hổ trợ cho hiện tượng tái sanh, mà nó là một giáo thuyết sự sống nối tiếp sự sốn có mọi chứng cứ hổ trợ cho nó. Trong ba mươi năm trở lại đây các nhà cận tâm lý (parapsychologists) đã và đang nghiên cứu cho biết rằng một số người nào đó có những ký ức sinh động về những kiếp sống quá khứ của họ. Giáo sư Ian Stevenson (31/10/1918 – 8/2/2007) của trường đại học Virginia Khoa tâm lý đã diễn tả hàng chục trường hợp về loại này trong những quyển sách của ông. Ông là một nhà khoa học được công nhận trong quá trình nghiên cứu 25 năm về những người nhớ về những kiếp sống quá khứ của họ là chứng cứ rất mạnh mẽ về sự tái sanh.
- Hãy sống chánh niệm trong từng phút giây Bình Yên
- Thấy Phật Dược Sư bằng tâm HT.Thích Trí Quảng
- Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy HT. Thích Trí Quảng
- Hạnh phúc của người tu Hòa thượng Thích Trí Quảng
- 12 lời nguyện của Phật Dược Sư Thích Thiện Phước
- Tìm hiểu về những ngày ăn chay trong năm Thích Thiền Tâm
- Tình thương và sự hóa giải Minh Mẫn
- Hạnh phúc trong tầm tay- Chương 1 Thích Nhật Từ Giảng tại Chùa Tịnh Luật, Houston, USA, ngày 19-9- 2004
- Báo đáp Tứ trọng ân Chùa Vạn Đức
- Hãy là phước điền Tăng HT. Thích Trí Quảng
- Thân thể là đền thờ tâm linh Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Tứ Diệu Đế trong đời sống hằng ngày Ledi Sayadaw Từ Thám dịch
- Ý nghĩa nghi lễ Phật giáo Thích Viên Giác
- Đức Phật – Con người vĩ đại Thích Viên Giác
- Những bài học từ sự chết Khánh Hỷ
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)