Nhận biết “nghiệp” để có hành động tích cực

Đã đọc: 1775           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Chữ “nghiệp” tiếng Phạn là karma, là học thuyết cơ bản của Phật giáo. Niềm tin về nghiệp đã phổ biến ở Ấn Độ từ trước khi đức Phật xuất hiện. Tuy nhiên, sau này đức Phật đã giải thích, và xây dựng học thuyết về “nghiệp” dưới các hình thức hoàn chỉnh mà chúng ta đã biết.

Có một loạt những câu hỏi mà ít nhất một lần trong đời, ta đều từng tự hỏi:

Nguyên nhân của sự bất bình đẳng là gì?

Tại sao một người được lớn lên trong sự giàu sang, phú quý với trí tuệ, đạo đức và thể chất tốt, còn một người phải chịu cảnh nghèo túng, ngập tràn đau khổ?

Tại sao một người là một thần đồng, còn người khác lại là kẻ ngốc?

Tại sao một người được sinh ra với tính thánh thiện còn người khác lại có xu hướng tội phạm?

Tại sao có những người có thiên hướng ngôn ngữ, nghệ thuật, toán học, hoặc âm nhạc từ lúc còn nhỏ?

Tại sao có người sinh ra đã mù, điếc, hoặc dị tật? 

Tại sao có người được ban phước, còn có người khác bị nguyền rủa ngay khi sinh ra?

Vân vân và vân vân........................................................................................................
 
Thực tế không có gì xảy ra với một con người mà không vì một lý do nào đó. Lẽ thường, con người có trí tuệ bình thường không thể hiểu được lý do sâu sa. Nguyên nhân vô hạn hoặc không nhất thiết phải giới hạn trong cuộc sống hiện tại, chúng có thể được truy nguồn từ nơi sản sinh đâu đó, gần hoặc xa.

Theo Phật giáo, sự bất bình đẳng này không chỉ do di truyền, môi trường, mà còn do Nghiệp. Nói cách khác, đây là kết quả của những hành động trong quá khứ và việc làm hiện tại của chúng ta. Chính chúng ta phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc và đau khổ của chúng ta. Chúng ta tạo ra thiên đường và cũng tạo ra địa ngục của chúng ta. Chúng ta là những kiến trúc sư cho số phận của chính mình.

Ngày nay, chữ karma đã trở thành một từ thông dụng trong các ngôn ngữ Tây phương, các từ điển phổ thông đều nêu lên và giải thích từ này. Nói thế để thấy rằng ngày nay đối với nền văn hóa phương Tây khái niệm về nghiệp đã trở nên phổ cập. Thông thường nghiệp nghĩa là ai đó nhận được những gì mà họ xứng đáng được nhận, hoặc một cái gì đó xảy ra đã được xác định trước. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng trong tất cả các khái niệm Phật giáo, nghiệp là khái niệm khó hiểu nhất. Nghiệp là nguyên nhân đưa tới quả báo, cả hai tạo thành luật nhân - quả tuần hoàn không dứt suốt cõi luân hồi. 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về nghiệp như các hạt giống chúng ta gieo trồng trong tâm trí của chúng ta, sẽ đơm hoa kết trái như khổ đau hay hạnh phúc. 

Mỗi tác động (nghiệp) - dưới một điều kiện nhất định - sẽ tạo thành một quả. Một khi quả đó chín, nó sẽ rơi trở lại chúng sinh tạo ra nó. Muốn thành quả, một nghiệp phải là tốt (thiện) hay xấu (bất thiện) là một hành động có chủ đích. 

Vì vậy, nghiệp để lại dấu vết nơi tâm thức của chúng sinh tạo nghiệp và tâm thức đó sẽ hướng theo những sự tạo tác của chính mình. Thời gian để một quả chín muồi có thể kéo dài rất lâu và chính nó tác động lên sự tái sinh và làm loài hữu tình, trong đó có con người, cứ lưu mãi trong luân hồi. Nghiệp xấu là những hành động tiêu cực hoặc tâm trí gây đau khổ cho chính mình và những người khác, trong hiện tại và tương lai. Tình yêu, lòng vị tha, và những phẩm chất tích cực khác tạo nên quả tốt.
 
Người ta nói rằng, nếu bạn muốn biết nghiệp trong quá khứ của bạn, hãy nhìn vào tình trạng cuộc sống của bạn bây giờ. Nếu bạn muốn biết nghiệp trong tương lai của bạn, nhìn vào các trạng thái tâm trí bạn bây giờ. Đó là lý do tại sao các phật tử được giảng về nghiệp bao gồm sự tự do - trong mọi thời điểm, chúng ta có thể lựa chọn những hạt giống chúng ta gieo trồng cho hạnh phúc hay đau khổ trong tương lai. Nhận ra điều đó chính là giác ngộ. Sự lựa chọn tốt nhất là tập trung vào những công việc hàng ngày để tạo ra nghiệp tốt. Muốn tâm an lành, muốn tạo ra quả tốt thì trong cuộc sống phải biết “thiểu dục tri túc”, tức là kiềm chế ham muốn, dục vọng, lấy có làm đủ, và lấy đủ làm hạnh phúc. 

Vậy nên ở đâu có tham muốn, ở đó có ích kỷ. Ở đâu không có tham muốn ở đó có vị tha. Với tâm tham muốn ích kỷ, bạn đang trải nghiệm khổ đau và gây ra khổ đau. Với tâm hài lòng biết đủ, bạn đang trải nghiệm hạnh phúc và trao tặng hạnh phúc. Cuộc sống này nếu biết đủ thì sẽ là đủ. 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.00

Đăng nhập