Vi sao ta phải tu thiền (Thiền Định P1 )

Đã đọc: 2470           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

 Tầm quan trọng của Thiền:

Bản Ngã vô hình ta không thấy được lấy gì mà diệt? Chính vì không thấy được nó cho nên bị nó sai khiến trong vô lượng kiếp. Cho đến khi Đức Phật xuất hiện mới dạy ta cách để bao vây Bản Ngã bằng 8 con đường “Bát Chánh Đạo” mà trong 3 Chánh Đạo cuối là Thiền định. Đi hết 3 Chánh Đạo cuối này thì mới hết được Bản Ngã, do đó ta phải tu Thiền. 
 Tìm cho được phương pháp đúng:
Cầu Phật gia hộ mỗi ngày xin cho con tìm được Minh sư để tìm được con đường Thiền đúng nhất. Thì Phật sẽ dẫn dắt mình đến nơi đúng nhất.
 Dấu hiệu của phương pháp tu đúng: 
- Là phương pháp rất thấp, rất căn bản, không được khoe khoang, không tự hào, không được bộc lộ. Càng học càng tu càng khiêm hạ kín đáo.
- Giai đoạn đầu rất là cực khổ nhưng vẫn phải ngồi, tinh tấn, kiên nhẫn ngồi. Vừa cầu Phật, sám hối, làm Phước để ngồi, yêu thương chúng sinh mà ngồi, tôn kính Phật mà ngồi.
- Kết quả của Thiền: trạng thái an lạc hạnh phúc. Trong đời sống mình tự thấy thương người. Những đạo lý trong tâm tự mình thấy. Không bao giờ cho phép mình 1 tâm niệm sai.
=> Trong Bát Chánh Đạo: Thiền là lõi, là đỉnh cao để diệt bản ngã. Ta phải chọn con đường này không còn con đường nào khác. 
 Ba điều chuẩn bị trước khi tu Thiền:
- Phước: Làm các điều tạo ra Phước.
- Trí tuệ: Hiểu về đường lối, kinh điển của Phật.
- Lễ kính Phật để cầu sự gia hộ.
* Lưu ý: Hậu quả của việc thiếu Phước, thiếu trí tuệ, thiếu sự gia hộ dẫn đến 1 trong 3 kết quả sau: Bỏ ngang ta thành người phàm, nếu ta ráng tu thì sẽ tu sai làm cho hư bộ não, nếu được kết quả 1 chút là khởi tâm kiêu mạn ngấm ngầm dẫn đến điên.
 Chìa khóa, nguyên tắc của Thiền
- Định Nghĩa về Thiền: Thiền chính là nhiếp tâm, lắng vọng tưởng, không suy nghĩ. 
- Nguyên tắc : tu thiền giúp ta dẹp sâu vọng tưởng trong hành ấm.
 Đức Phật đã dạy ta đó là những phép quán:
- Quán thân này là vô thường: dọn sâu trong hành ấm.
- Quán về vô ngã: Thân này, tâm này là vô thường, suy nghĩ, tình cảm thay đổi liên tục.
* Công năng của phép quán là đi sâu vào dọn dẹp làm chặn lại loạn động trong hành ấm, làm bớt các loạn động bên ngoài.
=> Ta bắt đầu tập dọn dẹp tiềm thức bằng các phép quán. Trong đời sống lúc nào cũng tác ý đạo đức, nhắc mình yêu thương và tôn trọng mọi người, không được kiêu mạn, khoe khoang, khinh thường người khác. Luôn nhớ thân này là vô thường dù đi, đứng, nằm, ngồi để các hành ấm được dọn dẹp dần dần sau đó dùng hơi thở khóa lại, cột các mảnh vọng tưởng hiện ra.
Lưu ý: Dù có được kết quả nhưng ta luôn phải biết rằng nó chỉ là đầu đường. Do đó luôn luôn nhớ thân này vô thường. “Những khi tâm con tỉnh giác càng nhớ thân này vô thường” -> không thấy có cái “ta”, ta sống cùng mọi người mà thấy rõ mình như là cát bụi.
=>Ta phải tu để Thiền trở thành lẽ sống, là thức ăn của ta. Vì Thiền giúp ta tăng trưởng đạo đức, tăng trưởng trí tuệ, diệt dần chấp ngã.
Công năng của Thiền là nấu Phước hữu lậu biến thành Phước vô lậu.
 Trước khi ngồi Thiền ta thường tác ý ba tâm hạnh: 
+ Tâm tôn kính Phật tuyệt đối.
+ Tâm từ bi yêu thương tất cả chúng sinh vô hạn.
+ Tâm khiêm hạ tột cùng.
 Sau khi chứng Thiền thì ba tâm hạnh tự tràn đầy. Kết quả của Thiền định đánh giá qua ba tâm hạnh đó.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Đăng nhập