Viết lách có lợi cho trí nhớ
Mỗi ngày bạn nên viết hoặc ghi chú bằng tay ít nhiều một chút gì đó và duy trì thói quen này lâu dài sẽ rất có lợi cho trí nhớ của bạn, đó là lời khuyên từ các chuyên gia tâm thần học.
Viết lách bằng tay giúp tăng cường khả năng lưu giữ thông tin và giúp nắm bắt các ý niệm mới
Các nghiên cứu cho thấy nếu sinh viên nào có ghi chú hoặc viết nhật ký về lớp học bằng chữ viết tay sẽ có thành tích học tập tốt hơn các sinh viên còn lại. Viết lách bằng tay giúp tăng cường khả năng lưu giữ thông tin và giúp nắm bắt các ý niệm mới do khi viết, khả năng tư duy và nỗ lực trí óc đòi hỏi cao hơn so với khi đánh máy.
Tuy ghi chú bằng laptop rất dễ dàng và hấp dẫn nhưng điều này lại làm giảm khả năng học tập của người học, theo chia sẻ của chuyên gia tâm lý giáo dục Kenneth Kiewra trên tờ Wall Street.
Từ bỏ sự lệ thuộc vào công nghệ số thật sự là một thử thách trong thời buổi số hóa hiện nay.
Nhiều người có tâm lý rằng dùng miếng dán ghi chú để ghi lại điều gì đó bằng chữ viết tay là lạc hậu và lỗi thời. Tuy nhiên, ngoài tác dụng giúp thúc đẩy trí nhớ, viết tay còn mang lại nhiều lợi ích tích cực khác. Cụ thể, các nghiên cứu cũng đã khẳng định viết ra những lo lắng hoặc các bất ổn sẽ giúp giải phóng chúng khỏi tâm trí chúng ta, làm cho đầu óc thảnh thơi hơn.
Hơn thế, viết dưới dạng biểu đạt tình cảm và chia sẻ trải nghiệm của bản thân cũng giúp giảm mức độ stress hiệu quả.
Các chuyên gia gợi ý rằng chúng ta có thể viết tay để tăng cười trí nhớ và để ổn định tinh thần dưới các hình thức như: viết ra danh sách những công việc phải làm trong ngày (trong tuần, trong tháng); viết nhật ký - mỗi ngày viết ra những việc mình đã làm trong ngày và viết ra 3 điều mà ta cảm thấy biết ơn về cuộc sống ngày hôm đó; viết lời cảm ơn cũng giúp ta thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Trích từ http://tuvientuongvan.com.vn/ung-dung/viet-lach-co-loi-cho-tri-nho-p738.html
- Môn sử và Sử luận Thích Thanh Thắng
- Gặp gỡ tuổi trẻ HT. Thích Thiện Siêu
- Nỗi cô đơn của tuổi trẻ và việc giáo dục lý tưởng hôm nay? Nguyên Cẩn
- Các Mối Liên Hệ Tương Tức Giữa Thầy Cô Giáo và Học Trò, Học Trò và Thầy Cô Giáo trong Giáo Dục Phật Giáo Thích Trừng Sỹ
- Giáo dục Con tim trong Thiên niên kỷ Mới Đạt Lai Lạt Ma
- Từ Cảm Ơn sẽ làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn trong 7 tình huống sau Việt Dịch: Ánh Ban Mai
- Giáo Dục Phật Giáo Trong Thời Kỳ Hội Nhập và Phát Triển Phật Hóa Gia Đình Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Rèn luyện khả năng thuyết giảng Trần Nga
- Nếu muốn học tập tốt hơn, hãy thử ngồi thiền Đinh Vân
- Kinh Nghiệm Người Xưa Trong Việc Giáo Dục Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Hội thảo Giáo dục Phật giáo tại Trường TCPH Khánh Hòa Quảng Ấn
- Tham Luận Trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa – Thực trạng và giải pháp Trí Bửu
- Tham Luận Về Giáo Dục Phật Giáo *Ban Hướng Dẫn Phật Tử và Ngành Giáo Dục Minh Mẫn
- Giáo dục hình đồng Sa-di: Nền tảng của toàn thể hệ thống giáo dục Phật giáo Thượng Tọa: Thích Tiến Đạt - Biên Tập: Hải Không
- Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy Thích Pháp Như
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)