Đêm Cầu Nguyện

Đã đọc: 11237           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

BBT xin giới thiệu đến quý vị thân hữu hồi tưởng của Sư Cô Chân Không về bài hát “Đêm Cầu Nguyện”: Bài hát này tôi thuộc lòng vì nó đã được Thầy phổ nhạc và tôi đã hát hàng trăm lần trong các thánh đường Công Giáo, Tin Lành. Hơi nhạc của bài hát này rất trang nghiêm và hùng mạnh. Tại Đại Hội Tôn Giáo và Hòa Bình năm 1974 ở Louvain, hồi ấy có thầy Huyền Quang và Thiện Minh tham dự, tôi đã hát bài này để mở đầu buổi trình diễn của Phái Đoàn Phật Giáo Việt Nam về cuộc tranh đấu bất bạo động cho hòa bình. Trên trái đất, cách đây hai ngàn sáu trăm năm, một đức Bụt đã ra đời, đó là đức Thích Ca. Sự xuất hiện của Ngài được miêu tả như là bất diệt đi ngang dòng sinh diệt, gây nên sự chấn động bảy lần liên tiếp của trái đất. Trên quê hương đổ nát, tác giả đã cầu nguyện cho những khổ đau Việt Nam được “trái kết hoa thành cho bất diệt đi ngang dòng pháp thân bất diệt” để đất nước điêu linh này biến thành một chiếc nôi đón một đức Bụt mới, đó là đức Di Lặc Từ Thị. Tôi rất ưa hình ảnh đức Bụt giáng trần để học tiếng nói loài người, cũng như loài người bập bẹ học tiếng nói chân như, và một sớm mai nào đó tiếng trẻ thơ nghe như tiếng chim ca… Bản dịch tiếng Anh của bài thơ này đã được tổ chức Fellowship of Reconciliation in trong một thiệp mừng Noel cùng với một bức tranh của họa sĩ Võ Đình. Bức tranh này anh Võ Đình vẽ tặng tổ chức F.O.R, hiện còn được trưng bày tại Nyack, New York.

Giờ phút linh thiêng

Gió lặng chim ngừng

Trái đất rung động bảy lần

Khi bất diệt đi ngang dòng sinh diệt

Bàn tay chuyển Pháp

Trong hương đêm tinh khiết

Ấn cát tường nở trắng một bông hoa

Thế giới ba ngàn đồng thanh ca ngợi Văn Phật Thích Ca


Nam mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni
Nam mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni
Nam mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni


Giờ phút linh thiêng

Đóa bất diệt nở ngay giữa vườn hoa sinh diệt

Nụ giác ngộ hé thành muôn thi thiết

Ngài về đây học tiếng nói loài người


Đêm nao

Từ trời Đâu Suất nhìn về

Chư thiên thấy địa cầu quê hương tôi sáng hơn vì sao sáng

Và tinh tú muôn phương chầu về

Cho đến khi vừng đông tỏa rạng

Cho đến khi vườn Lâm Tỳ Ni biến thành chiếc nôi êm

chào đón Bụt sơ sinh


Nam mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni
Nam mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni
Nam mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni 


Nhưng đêm nay

Từ địa cầu quê hương tôi

Loài người mắt lệ rưng rưng

Hướng cả về mấy từng trời Đâu Suất

Tiếng kêu khóc của sinh linh ngã gục

Dưới bàn tay ma vương

Dưới bàn tay bạo lực căm thù


Trong bóng đêm

Địa cầu quê hương tôi đã mòn mỏi trông chờ

Giờ mầu nhiệm để Vô Biên hé mở

Cho bóng tối tan đi với niềm lo sợ

Cho hội Long Hoa về
Cho hội Long Hoa về

Nam Mô Bụt Di Lặc Hạ Sinh Trong Tương Lai
Nam Mô Bụt Di Lặc Hạ Sinh Trong Tương Lai
Nam Mô Bụt Di Lặc Hạ Sinh Trong Tương Lai

Để pháp âm tiếp nối bằng lời ca tiếng hát em thơ

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (4 đã gửi)

avatar
TÔI XIN HỎI 02/06/2010 07:27:05
Tại sao bài hát phật giáo, viết về đạo phật, do sư ông Làng Mai viết nhạc và lời... LẠI ĐƯỢC HÁT TRONG CÁC THÁNH ĐƯỜNG CÔNG GIÁO, TIN LÀNH???
avatar
02/06/2010 08:47:30
Nối kết tôn giáo đó bạn ơi. Vì 1 thế giới Tình yêu và hòa bình thôi. Đạo Giác ngộ muốn làm bạn bè ,và chia sẻ cùng tôn giáo bạn chẳng những Tâm Linh và vì tình nhân loại nữa, được thể hiện qua " Hát cùng với nhau" thôi mà. Âm nhạc là món quá nối kết tôn giáo rất tuyệt ấy chứ :).
avatar
Thanh 02/06/2010 10:31:05
"sư Bà " Chơn Không hát hồi năm 1974,vậy thừ hỏi từ bấy đến chừ có lần nào "sư bà' hát trong thánh đường và nha thờ Tin Lành không ?Nếu có ,thì ni là ý nghĩa chi ?

Rồi bây chừ BBT đăng lại ,mà lại mô có nhạc lý thì răng ai mà ca được ri ?
avatar
KIM SINH 03/06/2010 00:26:18
Cac ban co the nghe bai hat nay tai:

-www.langmai.org=>van nghe=>dem cau nguyen
-hoac www.tusachphathoc.com=>danh sach Media=>dem cau nguyen

Sau day la vai net ve SU CO CHAN KHONG :

Không Nghiêm (tên gọi) : Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai, tên Cao Ngọc Phượng. Sinh năm 1938, người tỉnh Bến Tre,Việt Nam. Theo Thầy Làng Mai học đạo từ tháng 11 năm 1959 dưới hình thức cư sĩ tập sự xuất gia, giữ 14 giới Tiếp Hiện Xuất Gia từ tháng 2 năm 1966 với pháp danh Tâm Không và pháp tự Chân Không. Cô là một trong 6 vị đệ tử đầu tiên thọ giới Tiếp Hiện với thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh tại chùa Pháp Vân, Sài Gòn. Ba người nữ thọ giới Tiếp Hiện Xuất Gia và ba người nam thọ Giới Tiếp Hiện Tại Gia. Đến khi Làng Mai có đủ tăng thân bốn chúng tu học, cô mới xin thầy chính thức xuống tóc. Vì cô đã trì Giới Tiếp Hiện Xuất Gia trong suốt 22 năm 9 tháng nên Thầy truyền Giới Khất Sĩ nữ cho sư cô tại Núi Linh Thứu ngày 17.11.1988 với pháp tự Chân Không Nghiêm và cho bài thơ Mở Thêm Rộng Lớn Con Đường. Sư Cô nhận đèn tuệ giác năm 1990 với bài kệ : Chân thân vượt thoát sắc cùng hình. Không tánh từ xưa vẫn tịnh minh. Ứng hiện trần gian trăm vạn lối. Từ bi phương tiện độ quần sinh. Thầy Truyền đăng muốn nhắc đến việc làm thầm lặng của Sư Cô dưới nhiều hình thức khác nhau giúp cho không biết bao nhiêu người, thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội vượt khó. Có rất nhiều người thọ ơn nhưng không biết ai là người đã ra tay giúp mình dù sư cô đang im lặng ở kề bên họ. Sư cô Chân Không Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. Sư Cô là đệ tử xuất gia đầu tiên của Thầy Làng Mai tính từ khi thành lập Làng Mai Pháp Quốc. Thường được gọi là Sư cô Chân Không.

Nguôn : www.langmai.org/thu-vien/tu-dien-lang-mai.html

Rat nhieu vi linh muc , muc su da den Lang Mai Phap quoc du cac khoa tu. Do do, viec Su Co den hat tai cac nha tho nha nguyen la chuyen thong thuong.
tổng số: 4 | đang hiển thị: 1 - 4

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập