Cảm nghĩ về Đạo Phật

Đã đọc: 3579           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Điều mà tôi cảm nhận sau khi tham dự khóa tu lần đầu tiên ở Chùa giác Ngộ, đó là rất hoan hỷ, hạnh phúc vì được nghe Phật pháp, hạnh phúc vì được tham dự khóa tu, hạnh phúc vì được gần gũi các bậc tôn túc và thiện hữu tri thức, cùng với đó là tủ sách của chùa Giác Ngộ.

Nhân mùa lễ Phật Đản Vesak 2018, chúng con xin có đôi điều viết về cảm nghĩ của chúng con về Đạo Phật, mong Quý Đạo Hữu hoan hỷ thỉnh xem. Nam Mô Hoan hỷ tạng Bồ tát Ma ha tát.

 

Tôi sinh ra và lớn lên với 1 gia đình theo gốc là đạo ông bà, tôi không có duyên được tiếp cận chánh pháp từ sớm, cho đến mãi năm ngoài 20 tuổi có cơ hội được sang Ấn Độ và biết đến trang website: daophatngaynay.com cùng một số trang web khác về Đạo Phật, lúc đó tôi mới chỉ là 1 chàng thanh niên sinh viên đang đi học.

 

Tôi biết đến Đạo Phật sơ sơ thôi là do tiếp cận với hình thức ăn chay. Khi tôi xem được 1 bộ phim hoạt hình phật giáo về Bồ tát địa Tạng, lúc đó trong tâm tôi đã khởi nên ý niệm sám hối, vì tôi biết khi tôi đã ăn vào biết bao nhiêu loài vật đáng thương… mà không biết dừng lại.

 

Từ lúc đó tôi mới đi tìm hiểu về tôn giáo và Đạo Phật, mặc dù hồi bé tôi cũng được đi Chùa gần nhà một vài lần (chỉ những dịp lễ Tết, sau đêm giao thừa). Và kỷ niệm hồi bé tôi được đi nhà thờ thì nhiều hơn, vì Bố tôi (gia đình bên Nội) theo đạo Công giáo, và mỗi khi về quê lại được dắt đi nhà Thờ dù muốn dù không. Lúc đó tôi chả biết đi nhà thờ để làm gì, chỉ thấy quỳ lạy và xứng niệm Con và Chúa… Tôi chỉ biết sợ sệt bắt chước và làm theo. Quê nội tôi ở Ninh Bình, và rất nhiều gia đình thuộc gia đình Nội tôi là theo Đạo Công giáo. Nhưng khi về đến Thái nguyên, nơi tôi sinh sống, làm việc và học tập thì Bố Mẹ chỉ mải lo làm ăn, cũng không màng đến chuyện tâm linh, huống chi là tôi…

 

Vào cuối năm 2016, tôi có dịp được vào Sài gòn vì muốn thử sức môi trường lập nghiệp và đi cho biết đây biết đó, tôi đã có dịp tiếp xúc với Đạo Phật chánh tín và ăn chay. Thực ra khi tôi trở về VN (vì tôi là sinh viên du học ấn độ), tôi đã ăn chay được hồi lâu rồi, nhưng về VN, nhất là miền bắc, thì nghiệp ăn mặn và tôi thì không biết nấu nhiều đồ chay, cùng với gia đình (họ hàng) “ăn mặn”, cho nên tôi đành phải theo (vì bị áp đảo nhiều quá). Thật hạnh phúc khi tôi đến Sài gòn, tôi chỉ là 1 chàng thanh niên ở xa tìm 1 công việc làm để mong nghĩ có thể lập nghiệp ở nơi này, đó là có rất nhiều quán chay thịnh hành ở Miền Nam VN. Và nơi tôi hay ăn nhất, đó là quán cơm chay 8000đ. Vâng chỉ với 8000đ, các bạn có thể tin được không? Rẻ bèo à, khéo khi so với 1 chiếc bánh mì ngoài Miền Bắc cũng có giá là 10000đ rồi. Vậy với 1 người thanh niên có thể nói là nghèo như tôi, và thích ăn chay như tôi, thì một đĩa cơm 8000đ thì hạnh phúc nào bằng. Khi gặp được nó (tức quán cơm chay), tôi vô cùng bỡ ngỡ (hạnh phúc nào bằng). Tôi thật ngạc nhiên vì giá nó rẻ, người bán cơm cũng thật thân thiện và biết đến Phật Pháp, tôi thật may mắn.

Rồi cứ thế ngày qua ngày trôi đi, tôi đi làm, ở nhà anh/chị họ hàng (họ toàn là người theo đạo Công giáo- tức tin vào Chúa). Tôi thì không, mặc dù đã nhiều lần anh/chị cũng đã rủ đi nhà thờ mấy lần, tôi không đi. Tôi bận đi làm, đến tối mịt mới về nhà (thường xuyên như vậy). Cảm thấy nơi đất khách quê người, lập nghiệp thật khó khăn. Khi cảm thấy muốn gục ngã, tôi biết đến Đạo Phật và đăng ký tham dự 1 khóa tu gọi là “khóa tu tuổi trẻ hướng Phật” ở Chùa giác ngộ (khi đó tôi đang 26 tuổi), tôi được tham dự đúng vào ngày 25/12/2016. 1 ngày không thể quên được, vì đó là ngày Noel (khi tất cả mọi người trong họ hàng, ai cũng ra ngoài đường hoặc đi lễ nhà thờ thì trước hôm đó tôi đi ngủ sớm, để sáng sớm mai lên đường tham dự khóa tu ở chùa giác ngộ).

 

Tôi muốn nói với các bạn rằng, thật diễm phúc khi tôi được đến chùa giác ngộ, hạt giống tâm linh của tôi lúc đó mới được trỗi dậy mạnh sau bao năm vắng bóng (vì bận mải mê đi làm, quen với thói đời…). Tôi được ngồi ở hàng ghế thứ 3, và đó cũng là lần đầu tiên tôi được đọc kinh “Người áo trắng”. 1 bản Kinh rất thiết thực, tôi tự hỏi bản thân: “Ủa, đã từ lâu mình tiếp cận Đạo Phật, sao ngày hôm nay lại có 1 bản kinh triết lý và sâu sắc đến vậy”? Lúc đó tôi đang gặp bế tắc trong công việc và cuộc sống. Tiếng giọng đọc Kinh trầm hùng của các tăng đoàn chùa Giác Ngộ, hòa mình vào với bao nhiêu Phật tử quanh tôi, làm cho tôi cảm thấy 1 không gian thiêng liêng, đạo lý và nhiệm màu.

 

Phải nói là thời khóa tu học của Chùa Giác Ngộ cực kỳ bổ ích, mà khó Chùa nào có thể làm được, vì nơi đây có đầy đủ “Văn- Tư – Tu”- đúng nghĩa theo phương cách Đạo Phật chánh tín. Tôi được tham dự talk show gương sáng và pháp thoại của Thầy Minh Niệm cùng với đó là phần vấn đáp của Sư Phụ Thích Nhật Từ - 1 người mà tôi vô cùng mến mộ!. Đó là kỳ Tuổi trẻ hướng Phật lần thứ 7. Tôi được ăn cơm trong chánh niệm, cảm nhận được hạnh phúc trong khi ăn (dù tôi ăn rất ít), và có để dành một ít về để tối ăn tiếp J Hì.

 

Điều mà tôi cảm nhận sau khi tham dự khóa tu lần đầu tiên ở Chùa giác Ngộ, đó là rất hoan hỷ, hạnh phúc vì được nghe Phật pháp, hạnh phúc vì được tham dự khóa tu, hạnh phúc vì được gần gũi các bậc tôn túc và thiện hữu tri thức, cùng với đó là tủ sách của chùa Giác Ngộ. Tôi là 1 người cũng mê đọc sách lắm… Nên tiệm sách hay nào đó là tôi không thể không ghé qua.

 

Sau ngày 15/01/2017, tôi tham dự khóa tu tuổi trẻ hướng Phật lần thứ 8 ở chùa giác Ngộ, cũng là khóa tu bế mạc cuối năm mà tôi rất háo hức. Được sự hướng dẫn từ bi của Sư Cô Nhuận Bình và Đại Đức Thầy Quảng Tính, điều tôi cảm nhận về Sư Cô, đó là Sư Cô có 1 giọng rất ấm áp!, các Thầy ở chùa Giác Ngộ cũng vui tính nữa (vì đây là khóa tu tuổi trẻ hướng Phật), nên rất nhiều hoạt động cho giới trẻ được diễn ra, tôi không thể nào quên.

 

Khi về lại Miền Bắc để đón cái Tết cùng với gia đình, sau khi ăn Tết xong, tôi cực kỳ cảm thấy thiếu thốn và nhớ chùa Giác Ngộ (1 nơi tâm linh và tu học cho các giới trẻ và các bậc thiện hữu tri thức). Tôi mừng như mở hội vì Sư Phụ thông báo rằng năm 2017 Chùa sẽ tổ chức 4 khóa tu trong 1 tháng, cũng đáng tiếc bởi vì tôi đã quyết định lập nghiệp ở quê nhà, và không quay trở lại làm việc ở trong Tp.HCM nữa. Quả thật đáng tiếc vì thực phẩm tâm linh thiếu thốn cho tôi (các Phật tử ở Miền bắc).

 

Tôi xin được đóng góp ý kiến cá nhân bản thân tôi về Đạo Phật nói chung và với Chùa Giác Ngộ nói riêng là: Tôi là 1 con người có lý tưởng, cho dù tôi nghèo, nhưng tôi vẫn mang trong mình 1 hoài bão của 1 chàng thanh niên hơn 25 tuổi. Tôi cảm thấy những khóa tu học ở Chùa Giác Ngộ rất có ích lợi, hơn nữa lại được phục vụ tận răng luôn (vì cơm các bạn phụng sự viên sẵn sàng mang đến tận nơi, thậm chí kể cả khi sau bữa ăn…). Cái hoài bão của tôi là: tôi cũng mong muốn được tham dự phụng sự với các công việc ở Chùa. Tôi đã tham dự nhiều buổi ăn chay ở trên Chùa, vì tôi thích được ăn chay J , theo tôi nghĩ mình không thể chỉ ngồi không mà ăn cơm Chùa, cần phải làm việc gì đó có ích lợi cho Nhà Chùa, cũng như giúp ích cho bản thân mình và người khác. Do đó, khi đến Chùa Dược Sư, tôi phụ rửa bát cùng với các Cô/ Chú ở Chùa. Cũng như là ở Chùa Giác Ngộ khi tham dự khóa tu lần thứ 8 “tuổi trẻ hướng Phật”, tôi cũng tham dự tình nguyện làm công quả dù chút ít, vì tôi cảm nhận được niềm vui phụng sự, cũng như những nụ cười đằm thắm với màu áo cam cực kỳ thân thiện Phụng sự viên ĐPNN.

 

Các chùa VN chúng ta còn nghèo, tôn giáo Đạo Phật chúng ta còn kém phát triển, nếu so sánh với Đạo Tin Lành, Thiên Chúa Giáo. Họ làm đạo rất có bài bản và tổ chức, quy mô… Và họ luôn luôn có 1 ngân quỹ cho việc làm đạo. Trong khi đó ở Chùa, các tăng Ni ở chùa chỉ nhận tiền cúng dường, tức là không bắt ép, hay không có chính sách nào hết đối với việc “tài chính” ở Chùa. Giáo hội nói chung, và với các chùa VN nói riêng. Cho dù, “Mài chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của Tổ Tông”. Ta cần phải giữ nền văn hóa đó, và không được đánh mất đi đạo gốc của mình. Nói về vấn đề tài chính và những lịch sử phát triển phật giáo VN, tôi cảm thấy đáng thương tiếc cho Phật giáo phát triển ở trong nước cũng như nước ngoài, đã nhiều bậc cao tăng đã phải hy sinh, người ta gọi đó là thời kỳ pháp nạn. Nhưng sau bao năm Phật giáo vẫn hưng thịnh và phát triển, đó là nhờ công sức của các vị Tăng Tài, dấn thân (các vị Bồ Tát), xả thân vì nghĩa lớn, hiếm có 1 tôn giáo nào khác ngoài Đạo Phật ở VN làm được như vậy!.

 

Nhân mùa Lễ Phật đản Vesak 2018, là 1 người con Phật, tôi xin cám ơn Sư phụ tôi, đó là thầy Thích Nhật Từ, đã có công hoằng pháp và truyền bá 1 Đạo Phật gốc, chánh tín. Cũng như tri ân và cảm ơn tất cả các bạn (là phụng sự viên), các bậc Tăng Ni ở VN cũng như ở nước ngoài, đã có công xây dựng 1 Đạo Phật hạnh phúc và an vui đến chúng sinh và người dân như tôi.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Chúc Phật giáo ngày càng được hưng thịnh và chánh tín phát triển ở khắp mọi nơi.

 

--( Lời chia sẻ của 1 phật tử ĐPNN – Hà Nội).---

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập