TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng về đề tài Sự vĩ đại của đức Phật

Chỉ còn 13 ngày nữa, đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc kỷ niệm ngày sinh của đức Phật sẽ được diễn ra trên toàn cầu và nhân dịp Quỹ từ thiện Đạo Phật Ngày Nay trao tặng quà cho những người nghèo tại xã Bát Mọt tại vùng biên giới Việt-Lào và Lương Sơn của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. TT Thích Nhật Từ đã có bài pháp thoại tại Chùa Thanh Hà mang chủ đề " Sự vĩ đại của đức Phật ".
Đề cập đến sự vĩ đại của Đức Phật là đề cập đến những đóng góp to lớn nhất mà ngôn ngữ giới hạn của con người chắc chắn không thể mô tả hết. Trong bài pháp thoại này, Thượng tọa nêu ra sự vĩ đại của đức Phật đã cống hiến cho lịch sử tư tưởng của nhân loại. Theo đó là Phật tử chúng ta thấy được diễm phúc lớn và trải nghiệm chân lý đạo đức của đức Phật giảng dạy, chúng ta sẽ có một thành quả ngay trong kiếp sống hiện tại này.
1- Thoát ra khỏi sự hưởng thụ: Trong văn học Pali, đức Phật được mô tả là một thái tử từ tuổi thứ nhất đến 29 tuổi, không bận lòng đến các hưởng thụ các khoái lạc giác quan. Do đó, khi sinh con đầu lòng là hoàng tử La-Hầu-La, đức Phật đã từ bỏ cơ hội làm vua, trở thành nhà tâm linh, mở ra phương trời mới của chân lý vĩ đại mà sau này chúng ta gọi là đạo Phật hay được gọi là con đường tuệ giác...
Đức Phật đã sống độc thân đến năm 29 tuổi Ngài mới kết hôn trước sức ép của Đức vua để có con nối dõi mới bắt đầu lên xe hoa và chính thức hôn phối với công chúa Da-Du-Đà-La của đất nước Koliya. Ba cung điện vàng son đáp ứng cho ba mùa mà đức vua Tịnh Phạn xây dựng đã không còn đủ sức níu chân thái tử trong hoàng cung. Sau khi đi xuất gia đức Phật đã trở thành một nhân cách vĩ đại thuộc hàng bậc nhất và chưa từng có trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
2- Thoát ra khỏi lối mòn tôn giáo: Sau khi từ bỏ cung vàng điện ngọc và người vợ đẹp như hoa hậu. Sáu năm rầy đây mai đó và cuối cùng Ngài đã dừng lại ở núi Khổ Hạnh, bao gồm các phương pháp khổ hạnh nhằm làm cho các giác quan đau đớn mệt mỏi. Sau khi thực tập, Đức Phật đã nhận chân rất rõ, đây không phải là phương pháp đúng và Ngài đã giã từ Khổ Hạnh Lâm đi bộ về Bồ Đề đạo tràng. Bằng con đường trung đạo xa lánh tất cả mọi thái cực mà cụ thể là thái cực hưởng thụ khoái lạc giác quan mà đỉnh cao nhất là tín dục mà ngộ nhận nó là niết bàn hoặc thái cực đối lập là đì đọt thân thể để làm cho cơ thể đau nhức để không còn nghĩ đến sự hưởng thụ được xem là con đường giác ngộ. Đức Phật đã tu Bát Chánh Đạo còn được gọi là con đường trung đạo gồm có ba phương diện: đạo đức, thiền định, trí tuệ. Cuối cùng, sau 49 ngày thiền định nghiêm mật, đức Phật đã trở thành bậc đại Giác ngộ đầu tiên trong lịch sử nhân loại, hiệu của Ngài là Thích Ca Mâu Ni...Đức Phật đã vượt thoát ra khỏi ba lối mòn tâm linh: Bà-la-môn giáo, Sa môn và duy vật tâm linh.
3- Đi ngược lại Thành ý luận: Thành ý luận là khái niệm, chỉ cho quan niệm và niềm tin rằng :con người và vạn vật bao gồm hạnh phúc hay khổ đau đều do Thượng đế sắp đặt và an bài. Hiện nay trên thế giới có vài trăm tôn giáo nhưng được chia thành ba nhóm chính: Nhất thần, đa thần và vô thần.
Đức Phật đã có một tuyên bố: “Nếu Thượng Đế là có thật, Như Lai liệt Thượng Đế vào hạng bất công, tội lỗi vì Thượng Đế đã tạo ra một thế gian hư hỏng.” Theo Đức Phật thế gian hư hỏng mà Thượng Đế do niềm tin mê tín của con người tạo ra là một xã hội bốn giai cấp tại Ấn Độ và các giai cấp trên thực tế đã chà đạp nhân phẩm của con người. Do vậy, làm cho con người trở nên nô lệ cho Thượng Đế và các thần linh. Ở một phương diện khác chúng ta có thể nói rằng, Đức Phật là người đầu tiên giải phóng con người khỏi ách nô lệ thần linh. Theo đức Phật, mỗi con người chính là người viết kịch bản, là đạo diễn, là chỉ huy chính, là diễn viên cho chính cuộc đời của mình, con người làm chủ các hành vi của mình...
4- Trong xã hội giai cấp đức Phật chủ chương bình đẳng: là Thái tử, Ngài biết rất rõ các quyền lợi của giai cấp Sát đế lợi, Ba-la-môn là những giai cấp vua chúa và trưởng quản về kinh tế và giáo dục... Theo đức Phật bình đẳng là mọi người đều có trách nhiệm trước pháp luật. Về phương diện tôn giáo đức Phật là người đầu cho phép nữ được trở thành những nhà tâm linh so với các tôn giáo khác. Trí tuệ và đạo đức của mỗi con người làm cho con người đó có giá trị chứ không phải từ xuất thân của người đó. Về phương diện này chủ chương của đức Phật là độc nhất vô nhị. Theo đức Phật, ai còn sống với tham ái, sân hận, si mê cố chấp là người đó còn mang khổ đau cho mình và cho người thân cho dù người đó là nam, nữ hay giới tính thứ ba. Uy tín của đức Phật lớn đến độ Ngài chủ chương bình đẳng đi ngược lại truyền thống hai ngàn năm của đạo Bà-la-môn mà Ngài vẫn bình yên vô sự. Chủ chương bình đẳng xã hội, bình đẳng giới đã mở ra cơ hội cho mọi thành phần để có thể đạt được đạo đức tâm linh như nhau.
5- Trong niềm tin tôn giáo đức Phật chủ chương trí tuệ: Tôn giáo vô thần là tôn giáo tiến bộ nhất trong các trường phái tôn giáo mà đạo Phật là một trong nhóm đó. Đức Phật chủ chương phát triển trí tuệ để giải quyết tất cả khổ đau trong vấn nạn của con người. Trong thuật ngữ Phật học thì Saddha theo tiếng Pali và Sanskrit được dịch nôm la là niềm tin có lý trí khác với khái niệm của Ba-la-môn là niềm tin tín ngưỡng và không đặt vấn đề. Do đó, khi xác lập sáu đặc điểm của chánh pháp được Ngài khám phá và truyền bá đức Phật đã khẳng định rằng" đến để mà thấy" khác và vượt lên trên các tôn giáo khác là " đến để mà tin". Thấy thuộc về nhận thức, dĩ nhiên của con mắt sau đó là nhận thức của tâm...
6- Trong thế giới siêu nhân đức Phật đã không sử dụng thần thông: Thần thông là một khái niệm Phật học chỉ cho năng lực siêu giác quan. Con người có sáu giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Phần lớn chúng ta lệ thuộc vào sáu loại giác quan đó... Ngoài việc chứng đắc được năm loại thần thông, Ngài còn đạt được năng lực thần thông thứ sáu đó là lậu thần thông( tuệ giác biết rõ được nỗi khổ niềm đau và nguyên nhân của nỗi khổ niêm đau)
Đức Phật đã đạt đến năm loại thần thông nhưng ngài không sử dụng, Trong kinh mô tả Ngài chỉ sử dụng cho mục đích giáo dục để chứng minh cho vua cha Tịnh Phạm và hoàng thân để chứng tỏ đức Phật không còn là thái tử mà là bậc tuệ giác. Đức Phật chỉ truyền bá giáo pháp thần thông mà giáo dục là một phép mầu. Vì vậy, suốt 45 năm Ngài đã truyền bá 84 ngàn Pháp uẩn( chủ đề của bài pháp thoại)- 82 ngàn bài của đức Phật và 2 ngàn bài của đệ tử của Ngài, chứ không phải là 84 ngàn pháp môn. Do vậy là đệ tử Phật chúng ta chỉ truyền bá Giáo pháp thần thông theo dấu chân của đức Phật.
Đó là sáu điều vĩ đại của đức Phật trong số hàng trăm điều vĩ đại mà Thượng tọa nhắc lại để cho những người đệ tử của đức Phật tôn kính Ngài và chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn khi chính thức được làm đệ tử của đức Phật. Hiện nay dân số được tiếp nhận chân lý của đức Phật chỉ có khoảng 500 triệu dân là một tôn giáo đứng thứ tư trong số 7 tỷ người đó là một thiệt thòi. Vì vậy, mỗi Phật tử nỗ lực bằng giáo pháp thần thông, mỗi năm ít nhất dẫn được 6- 12 người thân của mình đến nhận đức Phật làm thầy .
Mời các bạn đón nghe toàn bộ bài thuyết giảng trên website: wWw.ChuaGiacNgo.com
*Sau đây là một số hình ảnh trong buổi thuyết giảng:
- Phật Về Mặc Phương Tử
- Giới Hương Mùa Phật Đản - An Cư Trần Kiêm Đoàn
- Mừng Phật Đản, Nghĩ Về Thiền Tông Nguyên Giác
- Đưa Phật Đản Đến Gần Hơn Với Mọi Người. Trang Trí Vườn Lâm Tì Ni và lễ Tắm Phật Mừng Phật Đản tại cửa hàng làm việc ở Quy Nhơn - Bình Định Quảng Phúc
- Kính Mừng Đại Lễ Phật Đản An Tường Anh
- Hạnh Phúc Thay Đức Phật Ra Đời Thích Viên Thành
- Treo Cờ Mừng Ngày Phật Đản Những Ước Mơ Đã Già Trong Hoài Niệm Dương Như Tâm
- Tuổi Thơ Tôi & Giấc Mơ Mùa Phật Đản Dương Như Tâm
- “Vui Thay Phật Ra Đời” - Một Tác Phẩm Mới Cúng Dường Mùa Phật Đản Dương Kinh Thành
- Đức Phật Về Nhân Bản & Giác Ngộ Mặc Phương Tử
- Thanh Hóa: Khoảng 3000 người xem phim Cuộc Đời Đức Phật tại chùa Khánh Long. Hải Hạnh
- Hà Nội: Khoảng 800 người xem phim Cuộc Đời Đức Phật tại chùa Thanh Nhàn Hải Hạnh
- Hà Nội: Hơn 1500 người xem phim Cuộc Đời Đức Phật tại chùa Tăng Phúc Hải Hạnh
- Ninh Bình: Hơn 2000 người xem phim Cuộc Đời Đức Phật tại Trung Tâm Hội Nghị Ninh Bình Hải Hạnh
- Thanh Hóa: Hơn 200 người xem phim Cuộc Đời Đức Phật tại chùa Đại Bi Hải Hạnh
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)