Tấm lòng một người con trai cả

Đã đọc: 1497           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ở quê tôi, ấp 1 xã Tắc Vân thành phố Cà Mau, có một người con như thế: anh Huỳnh Chiêu.

Cụ Huỳnh và vợ sống cố cựu ở chợ Tắc Vân (thành phố Cà Mau). Người ta kể, cũng như mọi người thời loạn lạc, cuộc sống của vợ chồng cụ đầy khó khăn. Cụ ông một mình bươn chải ngoài chợ đời nuôi tám người con có trai có gái. Ở cái chợ nhỏ này, nói đến nghề xe lôi là người ta nhắc đến cụ. Khi ấy xe lôi làm ăn được, cụ suốt ngày ngoài nắng mưa kiếm tiền lo cho gia đình đông đúc của mình. Rồi khi xe lôi ngày càng khó làm ăn, cụ lại bắt heo (mua heo) trong quê về chợ bán lại…Lây lất vậy, lần hồi tám người con cũng trưởng thành, yên gia thất, có người khá thành đạt.

Mấy năm nay cụ ông vướng bệnh, lại bệnh trọng: Paskinson- hội chứng liệt rung. Bệnh ngày càng nhiều, khả năng kiểm soát ngày càng kém, giờ thì cụ nằm yên trên giường. Tháng tháng lại lên Sài Gòn tái khám, nhận thuốc. Họa vô đơn chí, cụ bà lại cũng bệnh, dù chỉ bệnh già, nhưng giường bệnh đã có hai người!

Sự cần kiệm chắt góp bao nhiêu năm nên đến giờ thuốc men cơm cháo không phải lo lắng nhiều, với lại các con cũng không đến nỗi. Song sự chăm sóc song thân trong cảnh bệnh nằm một mình buồn thiu như thế lại cần lắm một hiếu tử cận kề, hỏi han, tắm rửa với sự ân cần, chu đáo của tình máu mủ.

Người hơn năm nay nhận vai trò ấy là người con trai cả, anh Huỳnh Chiêu. Cho dù phải đa đoan gánh vác công việc kinh doanh chế biến thủy sản xuất khẩu và gánh nặng gia đình riêng, song anh Chiêu hàng ngày chuyên cần lui tới chăm sóc song thân, và không đêm nào không sang ngủ với cha mẹ. Cảnh người cha nằm trên giường, đứa con trai với mái đầu đã có nhiều sợi bạc, nằm dưới nền gạch cạnh bên, thật khiến người ta cảm động, cho dù có người nghĩ đó là lẽ thường. Người già, lại bị liệt run, tiêu tiểu đều khó khăn, anh một mình dìu dắt cha, rồi mẹ mỗi đêm biết mầy lần, giấc ngủ chập chờn cùng với giấc ngủ của cha mẹ ở bên. Miếng ăn, thức uống, cái gì lo được cho cha mẹ, anh không quản khó. Bổn phố ai cũng nhìn vào và nghĩ suy.

Tôi hỏi anh: “Tám anh chị em, sao không thay phiên nhau cho nhẹ đi một chút”, anh trả lời gọn: “Mình là anh cả, mấy em ai cũng có việc riêng”.

Nói thì giản đơn, có chứng kiến cảnh anh Chiêu đút từng muỗng cháo, dìu cha dò dẫm từng bước, rồi hừng đông anh tư lự ngồi uống cà phê bên cầu Đúc cạnh nhà, mới thấy lòng hiếu của anh. Anh biết cha mẹ đã quá già yếu, như chuối chín cây, anh buồn…

Cũng như cha, anh Chiêu cần kiệm chắt chiu gầy dựng cơ nghiệp từ hai bàn tay trắng, giờ cho dù không là đại gia tiểu gia song đã có uy tín trên thương trường địa phương, một công ty riêng đang xây dựng với cái tên Đại Lợi sắp hoàn thành. Nhưng điều anh boăn khoăn day dứt là khi có điều kiện lo cho song thân thì cả hai đấng đã quá già nua như thế, “chỉ biết nằm cạnh mẹ cha, được ngày nào hay ngày ấy”, tôi nghe mà ứa nước mắt.

Anh vui khi hai đứa con đều hiểu lòng cha. Thằng út nhỏ xíu đang học tiểu học thỏ thẻ hỏi cha: “Sao đêm nào cha cũng sang ngủ với nội, không ngủ với con?”, khi nghe anh giải thích: nội bệnh nhiều, không có ai bên cạnh cha phải sang để chăm sóc ông, ngủ với ông- cháu nhỏ đã giục: vậy cha đi đi….Cô chị, con gái lớn của anh học RMIT vừa tốt nghiệp, vừa có việc làm đã thỏ thẻ khi cha lên Sài Gòn thăm con: Con thấy cha có hiếu quá! Chỉ cần như thế, anh Chiêu tin các con mình đã được giáo dục về chữ hiếu. Anh thật sự là tấm gương, trước nhất cho các con anh.

Chuyện chỉ có vậy nhưng tôi thấy cay mắt khi kể lại. Thời buổi bây giờ  chuyện hiếu thảo không nhiều lắm. Cô bạn tôi vừa than: anh ơi, viết về người con hiếu thảo sao khó quá, tìm hoài có thấy đâu! Nghe mà đắng lòng.

Ở quê tôi, ấp 1 xã Tắc Vân thành phố Cà Mau, có một người con như thế: anh Huỳnh Chiêu.

-Nguyễn Thành Công_

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
Tâm Thúy 11/03/2017 10:57:56
Kính gởi: Quý Thầy, Quí Phật tử.
Con năm nay 50 tuổi làm mẹ đơn thân, con có một đứa con trai năm nay 16 tuổi đang học lớp 9. Con trai con trước đây đều là học sinh giỏi 8 năm liền, năm nay tự nhiên cháu trở nên hư hỏng, đàn đúm bạn bè hay trốn học đi chơi và đang có tư tưởng chán học và muốn bỏ học, vì thiếu thốn tình cảm nên cháu yêu sớm , và qua tìm hiểu bạn bè của cháu thì được biết cháu và bạn gái mới chia tay nên cháu tỏ ra chán nản và bất cần mọi thứ, không thích đi học cũng không thích ở nhà mà thích đi chơi, giận quá đôi lúc con la mắng và đánh cháu,rồi có những lúc khuyên bảo và dỗ dành nhưng cháu không chịu nghe mà còn tỏ thái độ vô lễ với con nữa, cháu ngang bướng vô cùng, cháu nói cháu muốn tự do, cháu không muốn đi học nữa, cháu không cần mẹ quan tâm, và có vẻ rất coi thường con, đôi lúc con đánh cháu mà còn hung hăng như muốn đánh lại con, con không cho cháu đi chơi cháu vẫn hẹn hò với bạn trước mặt con và rồi bỏ đi trước mặt con mà không cần biết là con đang đau khổ như thế nào, thật sự con thấy bất lực trước đứa con trai 16 tuổi của con rồi Thầy ạ. Con đã khóc đến cạn nước mặt và năn nỉ cháu hãy nghỉ lại tương lai của minh và nghĩ đến mẹ minh nhưng hình như cháu không hề quan tâm đến đều đó.Cô, dì, chú, bác khuyên răng cháu vẫn bỏ ngoài tai. Con không thể để cho con trai của con hư hỏng mãi như vậy được, nhưng con không biết phải làm cách nào để cảm hóa con trai của con, Con thật sự bế tắc rồi Thầy ạ, lắm lúc con muốn quyên sinh cho quên hết phiền muộn nhưng nghĩ đến con trai của con nên con lại từ bỏ ý định đó.Mong Quý Thầy sớm cho con một lời khuyên vì con trai con càng ngày càng hư hỏng lắm ạ. Con chân thành cám ơn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập