Mua chim về thả phóng sinh, liệu có còn ý nghĩa?
Thực tế hiện nay, ở Tây Nguyên nhiều người đổ xô vào trào lưu mua chim thả tạo phước càng khiến hệ sinh thái bị xâm phạm nghiêm trọng. Để có nguồn chim phóng sinh, nhiều người đã đổ xô vào đi bẫy chim, khiến chim trời có nguy cơ bị tận diệt.
Chim phóng sinh được bày bán với giá cao vẫn thu hút nhiều người mua
Từ xưa tới nay mỗi khi mùa Phật Đản lại về người dân ở Tây Nguyên thường mua chim về thả phóng sinh, điều này đã trở thành nét đẹp văn hóa, là hành động đầy tính nhân văn của người Việt, nhất là đối với những người con nhà Phật.
Nhưng khi những quầy bán chim phóng sinh ngày một nhiều hơn, phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau, thì ý nghĩa của việc phóng sinh lại hoàn toàn khác.
Đổ xô mua chim về phóng sinh
Theo thuyết nhà Phật, "phóng sinh" tức là giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống của các loài vật như chim, cá… đang bị giam cầm. Do vậy hàng năm vào dịp Rằm Tháng 4 âm lịch (mùa Phật Đản), nhiều người dân ở Tây Nguyên thường mua chim về thả phóng sinh nhằm thực hiện ý nghĩa cao đẹp này.
Trong vai khách hàng có nhu cầu muốn mua chim về thả phóng sinh, chúng tôi có dịp đi khảo giá mặt hàng chim phóng sinh ở một số tuyến đường ở TP Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk).
Khi ghé vào cửa hàng đường Điện Biên Phủ, chúng tôi hỏi giá thì chủ cửa hàng cho biết: “Hiện nay, chim phóng sinh chủ yếu là chim sẻ, chim ri, còn chim bồ câu và các loại chim khác do giá cả đắt hơn nên người mua ít lựa chọn. Trong khi đó, chim sẻ, chim ri tuy nhỏ nhưng rất khỏe, dễ hòa nhập với đời sống tự nhiên hơn khi được thả ra nên được nhiều người chọn mua. Giá mỗi con là 10 ngàn đồng, anh không mua lát người ta mua hết đấy”.
Thảm cảnh của những chú chim phóng sinh
Để thu hút du khách mua chim thả phóng sinh, nhiều người còn mang các loại chim đến cổng Chùa bày bán. Điều đáng nói là giá các loại chim này đắt hơn ngày bình thường vẫn thu hút đông đảo người mua.
Chị Quyên – người mua chim tại cổng chùa Khải Đoan, Tp Buôn Ma Thuột cho biết: “Năm nào cũng vậy, vào dịp rằm Tháng 4 gia đình tôi đều mua chim về thả phóng sinh nhằm tạo phước, tạo đức, nuôi dưỡng lòng từ bi đối với mọi loài chúng sinh… Dù biết là giá các loại chim phóng sinh đắt hơn mọi ngày nhưng tôi vẫn mua vì đã làm việc này ai lại còn trả giá. Loại chim sẻ, chim ri được nhiều người mua nhất vì loài chim này giá cả phải chăng, hơn nữa chúng thường khoẻ hơn”.
Phóng sinh có còn ý nghĩa?
Tục lệ phóng sinh theo tinh thần Phật giáo là nhằm mục đích nuôi dưỡng lòng từ bi đối với mọi loài chúng sinh. Thế nhưng, hiện tại nhiều chủ hàng đã lợi dụng tâm lí đó để nâng giá, những người mua vật phóng sinh cũng ít khi mặc cả, nhất là tâm lí đi làm việc thiện. Bởi thế, những chủ buôn chim mới có cơ hội đẩy giá lên cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, phải hiểu được ý nghĩa và phóng sinh hợp lẽ, người làm nghi thức này mới tạo nên phúc đức cho chúng sinh.
Bẫy chim về bán cho các cửa hàng
Thực tế hiện nay, ở Tây Nguyên nhiều người đổ xô vào trào lưu mua chim thả tạo phước càng khiến hệ sinh thái bị xâm phạm nghiêm trọng. Để có nguồn chim phóng sinh, nhiều người đã đổ xô vào đi bẫy chim, khiến chim trời có nguy cơ bị tận diệt. Điều đáng quan tâm là sau khi được thả ra, nếu không bị chết vì kiệt sức thì những chú chim ấy lại bị dính bẫy một lần nữa. Vậy là vòng quay của bi kịch lại tái diễn đến khi nào chim kiệt sức chết mới thôi.
Những người mua chim phóng sinh cũng đều biết rõ những thảm cảnh sẽ đến với bầy chim mà họ phóng sinh nhưng tham vọng tích đức, cầu phước đã lấn át suy nghĩ trong lòng của họ. Biết nhưng vì cái gọi là “tạo phúc” cho riêng mình mà vẫn gián tiếp gây tổn thương cho những con chim trời vô tội. Vậy việc mua chim về thả phóng sinh có còn ý nghĩa nữa không trong mùa Lễ Phật Đản này?
_(Nguồn: nongnghiep.vn)_
- Giấc Mơ Trường Sơn của Tuệ Sỹ - Món Quà Văn Học Đặc Sắc Của Việt Nam Dành Cho Phương Tây Tâm Thường Định lượt dịch
- Đọc Tuyển Tập Giải Văn Học Hương Pháp: Hiệu Quả Thực Nghiệm Phật Pháp Trong Đời Sống Tâm Huy - Huỳnh Kim Quang
- Đọc “Zen Poems from Early Vietnam”: Bản dịch Thơ Thiền Lý – Trần Nguyên Giác
- BUÔNG (Tập danh) Minh Đạo
- Đọc Tập Truyện Thơ "Diệu Tâm Ca" Của Nhà Thơ Tâm Nhiên Châu Thạch
- Về tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” trong truyện “Bông Hồng Cài Áo” của Nhất Hạnh GS Nguyễn Vĩnh Thượng
- Sách và rượu Chân Minh
- Cảm Xúc Về Một Bài Thơ Để Tặng Của Cô Nghệ Sĩ Đoàn Yến Linh Giác Đạo Dương Kinh Thành
- Các Nhà Mạng Phật Giáo Với Những Sự Lặng Thinh Không Đúng Lúc Dương Kinh Thành
- Thật kinh ngạc và ngưỡng phục Mặc Giang
- Đọc bài "Nói với Sujata…thời hiện đại" Giác Hạnh Hoa
- Thử đi vào Bài Thơ: HOA NHÂN QUẢ Tâm Như
- Trả lời của Ban Hưng Công Xây Dựng “Quốc Thái Dân An Phật Đài” về mẫu đầu tượng Phật Thích Kiến Nguyệt
- Đọc “ XIN THƠ” của Lê Đăng Mành Châu Thạch
- Nhịp bước đăng trình Hoài Thu
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Thử đi vào Bài Thơ: HOA NHÂN QUẢ 03/03/2014 09:53:00 |
![]() |
Về tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” trong truyện “Bông Hồng Cài Áo” của Nhất Hạnh 21/04/2016 18:46:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)