Một vị Sư Phật giáo cảm thấy gần gũi Chúa Giêsu hơn gần Đức Phật

Đôi Lời Giới Thiệu: Đây là bài “Nghĩ Lại Xem”, một trong số 46 bài ngắn của Tỳ kheo Abhinyana trong cuốn “Về Với Thực Tại”, từ trang 116 đến trang 119. Cuốn “Về Với Thực Tại” được dịch từ cuốn “Down To Earth”, xuất bản ở Úc năm 1990. Chúng ta hãy đọc những ý tưởng mới lạ của Abhinyana trong bài này.
Abhinyana là một vị Tỳ kheo người Anh quốc, sinh ra trong một gia đình Công Giáo nhưng rồi trở thành một Tỳ Kheo Phật Giáo, thuộc truyền thống Nam Tông Phật Giáo. Ngài đã đi hoằng pháp hơn 35 năm qua ở hơn 40 quốc gia, trong đó có các trại tỵ nạn Việt Nam vùng Đông Nam Á. Hiện Tỳ Kheo đang sống tại Úc.
Trong một bài khá dài viết về “Căn Duyên Dẫn Tôi Đến Với Phật Giáo”, một đề tài mà trong thâm tâm Ngài không muốn viết vì thuộc những kinh nghiệm cá nhân, đăng trên Trang Nhà Quảng Đức, Tỳ Kheo Abhinyana đã viết đoạn sau đây trong Phần Đầu của bài:
“Coi như tôi là người Âu châu, sinh trưởng trong một gia đình theo Công Giáo, được dạy dỗ trở nên tín đồ. Tôi được cho đi học đạo trong Trường Chủ Nhật (Sunday school) [Đây là những lớp học sáng ngày Chủ Nhật trong các nhà thờ mà mục đích chính là nhồi sọ những trẻ em vào những tín lý của Ki-tô Giáo. PL], mặc dù tôi không bao giờ muốn đi vì hình như bản chất của tôi chống lại từ lúc ban đầu. Nhưng tôi tin tưởng, đọc Thánh Kinh, cầu nguyện và coi mình như một người Công giáo, nếu không muốn nói là một tín đồ của Đức Thiên Chúa; ở lứa tuổi lúc bấy giờ tôi chẳng có sự chọn lựa nào khác. Phải thưa thật là kiến thức và sự hiểu biết của tôi về giáo lý của đức Chúa Jésus rất kém, và tôi đã không áp dụng giáo lý đó trong cuộc đời của tôi; có lẽ, lúc bấy giờ, tôi đã không hiểu rằng tôn giáo có nghĩa là hành đạo, vì nếu không thì chỉ là việc làm bình thường (chung chung).
Tuổi ấu thơ của tôi qua đi, ở lứa tuổi thanh niên tôi vẫn còn tin nơi đức Chúa. Niềm tin vẫn tiếp tục đến khi tôi lìa mái trường, như những người trẻ khác khi họ khám phá ra một thế giới rộng mở bên ngoài học đường, tôi bắt gặp nhiều điều thích thú, và tôn giáo của tôi “sụp đổ”; không phải tôi cố tình rời bỏ nó hay tôi muốn đổi sang một đức tin khác, nhưng nó hết làm tôi tha thiết nữa...”
Tại sao đức tin của một tín đồ Công Giáo Tây phương trong nhiều năm lại “sụp đổ”? Trong cuốn sách tiếng Việt: “Về Với Thực Tại [Down To Earth]: Cẩm Nang Cho Người Hoài Nghi”, một tác phẩm gồm nhiều bài viết ngắn rất có giá trị, có bài “Không Thể Tin Được”. Đọc bài “Không Thể Tin Được”, từ trang 177 đến trang 184. chúng ta có thể nhận thấy tác giả đã nắm vững lịch sử Ki-tô-Giáo cũng như nội dung Kinh Thánh của Ki-tô-giáo, do đó đã tự thức tỉnh để can đảm bước ra khỏi những điều “không thể tin được” đã mê hoặc tác giả trong nhiều năm. Trong bài “Nghĩ Lại Xem” sau đây, tác giả tuyên bố là cảm thấy gần Chúa Giê-su hơn là Đức Phật. Chúng ta hãy đọc ý tưởng của Tỳ Kheo Abhinyana về vấn đề này.
*
Một vài ý tưởng của tôi có thể khác thường, và dị biệt, cũng biết vậy, và chẳng cần đính chánh, bởi viết cuốn sách mà không có gì khác lạ so với những cuốn sách khác thì viết làm chi? Thực ra, nhìn một sự việc bằng cách khác đi, đôi lúc có thể phô bầy cho ta thấy sự việc ấy dưới chiều hướng hoàn toàn mới lạ.
Này nhé, ngày nay – ít ra ở các nước Tây phương – chúng ta đang được hưởng một nền tự do quý báu để truy cứu tìm hiểu bất cứ sự việc gì; thời buổi này không có cái gì được xem là bất khả xâm phạm và vượt ra ngoài tầm của sự xét duyệt ngay thẳng đứng đắn được nữa, không giống như thời Trung Cổ ở Châu Âu. Thời đó, người nào có ý tưởng dị biệt – dù chỉ khác sơ sơ thôi -- so với những gì Giáo hội La-mã truyền giảng, thường được “gán” cho biệt danh là “Phù thủy” hoặc “ngoại đạo”, “lạc đạo”, kết quả là bị tra tấn dã man và thiêu sống cho chết. Do đó, ngày nay chúng ta đã đạt được vài tiến bộ nên cần phải khôn ngoan tranh thủ lợi điểm của cái tự do giành được để xem xét kỹ lưỡng sự việc ngõ hầu có thể chặt đứt được mối liên quan của vô minh và mê tín dị đoan đang thắt chặt lấy con người.
Vâng, đúng thế, một vài ý tưởng của tôi có vẻ “hơi lạ”, nhưng tôi không bảo ai phải tin những gì tôi nói; ngược lại, tôi mong người ta không nên tin ngay, nhưng để tâm hồn rộng mở và suy nghĩ kỹ càng những điều tôi nói. Nào bạn sẵn sàng để nghe tiếp một ý tưởng “khác lạ” nữa chưa?
Đôi lúc người ta lấy làm ngạc nhiên khi nghe tôi nói rằng tôi cảm thấy gần Chúa Giê-su hơn Đức Phật, và hầu như tôi có thể đọc được tâm tư của họ: “Nhưng ông là một vị sư Phật Giáo; làm sao ông có thể tuyên bố như thế?” Này nhé, bạn có bao giờ thấy trong Kinh điển Phật Giáo có phần nào ghi rằng Đức Phật nổi trận lôi đình, sợ hãi hoặc buồn rầu, và với trạng thái phát triển tâm linh còn thiếu sót của tôi, phải thành thật công nhận là tôi không thể hiểu nổi trạng thái ấy của Đức Phật, mặc dù tôi rất mong muốn đạt đến điều đó. Bây giờ, theo Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo, Chúa Giê-su đôi lúc đã nổi cơn thịnh nộ, sợ hãi và buồn phiền. Những cảm thọ này có thể thông cảm được, bởi tôi cũng đã như thế, bạn có những cảm thọ như vậy chăng? Các nhà biện giải Ki-Tô sẽ đính chính – họ luôn luôn tìm cách giải thích cho sự việc, ngay cả khi những lời giải thích này chẳng phải lúc nào cũng ăn nhập vào hoàn cảnh, và đôi còn làm cho vấn đề trở nên tối tăm hơn thế nữa -- rằng Chúa Giê-su đã cố tình biểu lộ sự giận dữ, buồn rầu và sợ hãi để những kẻ “phàm phu tục tử”, như bạn và tôi, có thể thấy Người cố hạ mình xuống thật thấp như thế nào để chúng ta hiểu và chấp nhận Người là “đấng cứu rỗi” cho chúng ta, nói khác đi là, Chúa Giê-su chỉ giả bộ giận dữ, buồn rầu hoặc sợ hãi, nhưng thật sự thì không phải vậy.
Giống như tôi, Chúa Giê-su cũng chưa vươt qua các cảm xúc này, và do đó – mặc dù chắc chắn là Người đã đi xa hơn tôi trên đường Đạo – tôi vẫn còn có thể thấy Người và có thể hiểu rất rõ về Người, trong khi đó tâm tư của Đức Phật đối với tôi ngay lúc này đây, tôi không hiểu thấu. Vì thế tôi cảm thấy gần Chúa Giê-su hơn Đức Phật. Đức Phật đã vượt qua bể khổ và đã đến bờ giác rồi, trong khi Chúa Giê-su vẫn còn đang cố gắng vượt qua; Người, có lẽ đang ở một chỗ nào đó giữa Đức Phật và tôi [Nếu con đường Giê-su đi là theo vết chân Phật. Nhưng thật ra thì, Phật đi Đông thì Giê-su đi Tây; Phật lên Bắc thì Giê-su xuống Nam. PL]
Tuy nhiên, giáo lý của hai vị giáo chủ này là vấn đề khác – một điều gì đó không liên quan đến cá tính. Như tinh thần của các giáo lý đang được lưu truyền ngày nay, thật khó mà so sánh, vì trải qua hàng bao thế kỷ, kinh sách đã được tái ấn bản và đổi thay và chúng ta không thể cho rằng các điều được giảng giải ấy truyền cho đến đời chúng ta giống y những gì các vị Giáo chủ truyền giảng xưa kia. Các giáo lý ghi chép lại lời Đức Phật còn tương đối khá mạch lạc, mặc dù người ta cũng đã thêm thắt vào; nhưng những lời rao giảng của Chúa Giê-su thường mang màu sắc bí mật, mơ hồ, mâu thuẫn, thiếu từ bi, và thông thường không thể tưởng nổi, mặc dù vậy, tôi nghĩ rằng điều này xẩy ra phần lớn do các người nắm quyền hành trong tay kiểm soát và soạn phần Tân Ước của Kinh Thánh. Họ đã biên soạn thêm bớt, thay vì các điều ghi lại là những lời của Chúa Giê-su đã thực sự phán ra từ miệng Người. Nhiều điều bịa đặt đã được ấn vào miệng Chúa Giê-su bởi những kẻ hậu sanh với tâm địa vụ lợi.. Có lẽ rồi ra, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể biết là Chúa Giê-su đã thực sự nói những gì, vì những gì được ghi chép lại đã bị bóp méo quá nhiều. Cuốn Tân Ước có lẽ là cuốn sách bị sửa đổi nhiều nhất trên thế giới. Và suốt trong 18 năm dài của Chúa Giê-su từ lúc Ngài 12 tuổi đến 30 tuổi – hầu như bị cố ý tẩy xóa – không thấy được nhắc nhở chi cả trong cuộc đời Chúa Giê-su, và tôi thường tự hỏi tại sao các tín đồ Ki Tô Giáo không tìm hiểu hoặc bịa đặt ra các điều gì đó để khỏa lấp cái giai đoạn bí mật này. Trong thời gian này, có thật chăng Chúa Giê-su đã không nói gì cả cho những môn đệ thân tín của Người? Có lẽ cũng giống như trường hợp Watergate, một vụ án mà Nixon và các người thân tín của ông ta đã xóa tẩy và hủy hoại các bằng chứng về tội ác của việc bỏ bom bí mật và lạm quyền tại Cam Bốt --- một số người đã nhóm họp và quyết định loại bỏ cái mà họ cho là không thích hợp với quần chúng. Điều này được xem như “biên soạn” hay “kiểm duyệt”.
Khoảng trống trong cuộc đời của Giê-su đã trưng cho ta một viễn ảnh tranh tối tranh sáng về việc Người đã làm trong 18 năm ấy. Một dư luận gần đây cho rằng Giê-su đã đi qua Ấn Độ để học hỏi kiến thức cổ xưa tại đấy, và vì lý do ấy giáo lý của Người mang hương vị Ấn Độ. Nhưng thực ra Người cũng không cần phải đi chi cho xa để học các tư tưởng Ấn Độ, vì tuyến đường lữ hành đi từ Á Châu đến Ai Cập phải ngang qua Jerusalem, và 250 năm trước khi Chúa Giê-su ra đời, Vua A-Dục đã gởi các nhà truyền giáo Đạo Phật đến nhiều nơi vượt xa lãnh thổ của ông, kể cả Damacus ở Syria và Alexandria ở Ai Cập. Muốn đến các nơi ấy, các nhà truyền giáo bắt buộc phải băng qua Palestine. Do đó Phật Pháp đã được biết ở các vùng này thật lâu trước khi Giê-su còn sống. Và có lời đồn rằng giáo phái Essenes, qua các tài liệu để lại của họ có tựa đề “Cuộn giấy vùng Biển Chết” vốn được tìm thấy trong một hang động gần vùng Biển Chết năm 1947, đã hiện hữu và bắt nguồn từ các nhà truyền giáo của Vua A-Dục; những người thuộc giáo phái Essenes là những ẩn sĩ sinh sống trong sa mạc, ăn chay và trong vài trường hợp – sống đời sống độc thân, một cuộc đời hoàn toàn xa lạ và không bao giờ được nói đến trong chính thống giáo của người Do Thái. Giê-su được kể là một thành viên của những người thuộc giáo phái Essenes này.
Này nhé, lý do mà tôi nói chuyện này ra đây là để trưng cho bạn thấy có nhiều cách thức để nhìn vào sự việc chứ không phải chỉ có một lối được đại đa số chấp nhận – những lối nhìn này có giá trị không kém, và có thể lại còn có giá trị và hợp lý hơn cách thức của họ. Tôi đã từng là tín đồ Cơ Đố Giáo một thời, nhưng không bao giờ còn nhận danh xưng ấy nữa, và sẽ mãi mãi không bao giờ -- ít nhất là không trong kiếp người này, và tôi cũng chẳng dự định sẽ là một tín đồ tôn giáo ấy trong kiếp sống về sau. Theo thiển ý, Thiên Chúa Giáo là một sự đại lừa bịp chưa từng có, đã được áp đặt lên cho nhân loại. Nhưng điều này không ngăn cản lòng khâm phục của tôi đối với cá nhân Chúa Giê-su, phải không ạ? Chính Người cũng không có khả năng kiểm soát được những gì mà các đệ tử đã làm đối với những giáo lý của mình, sau khi Người qua đời. Tôi đã nói ở trên là tôi đã hiểu và rất kính trọng Người. Người cũng là một người như bạn và tôi, đương nhiên là một người phát triển và hiểu biết hơn chúng ta rất nhiều. [Điều này cần phải xét lại nếu chúng đọc kỹ Tân ước. PL] Nhưng tiếc thay, những kẻ theo chân Người đã chẳng bao giờ hiểu được như thế, nhưng họ lại coi Người như một nhân vật mãi mãi xa cách và khác biệt với họ; chẳng có một ai có thể theo gót được một “thánh nhân”, nhưng tất cả chúng ta có thể theo vết chân của một con người, phải vậy không? Cũng giống như Đức Phật đã nói: “Một nơi mà một người có thể đến được, thì tất cả chúng ta đều có thể đến đó được.”
Ý tưởng này có quá sai biệt đến độ không thể xẩy ra được, nếu không nói đó là một điều khả chấp?
Nguồn: Giao Điểm online
- Hòa âm cùng thiên lý độc hành Tâm Nhiên
- Hãy nương tựa vào bản thân, tạo nhân duyên tốt Việt Văn
- Suy nghĩ từ hồi âm nhận lỗi qua tiểu phẩm “Tuổi Trẻ Cười” của báo Tuổi Trẻ Nguyễn Đức Sinh
- BÀI TRẢ LỜI – Mộc Trầm (Thích Đạo Quang) Ngộ Trí Viên
- Hải Tuệ: "Đã rơi rụng ngôn ngữ trên bàn phím" như thế nào ? Nguyệt Quang
- Hòa hiệp, từ bi tôn giáo và Hồi giáo Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ
- Cẩn thận khi xem sách: Hiện tượng Osho Hoàng Liên Tâm
- Đạo Phật - Đạo Chúa đối chiếu - Một khảo luận qua các tài liệu Trần Chung Ngọc
- Ki-Tô giáo: Công giáo và Tin Lành - Bản chất và thực chất - Một khảo luận qua các tài liệu Trần Chung Ngọc
- Sắc Tứ Thiên Tứ - Chùa của Bồ tát Thích Quảng Đức bị một người dân chiếm đoạt hơn 2000 m2 Nhà báo Hoàng Dũng Huệ
- Có Phải Chúa Giê-Su Đến Ấn Độ Để Học Phật Pháp, Vệ Đà? Tuệ Uyển chuyến ngữ
- Trả lời thư bạn Lưu Tèo Minh Ngọc
- Thư của Ki-tô hữu Lưu Tèo về bài viết "Đôi Lời Chia Sẻ Về Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo" Lưu Tèo
- Đôi Lời Chia Sẻ Về Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo Minh Ngọc
- Những lời Chúa phán! Bùi Thúc Định
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Cẩn thận khi xem sách: Hiện tượng Osho 05/03/2010 05:51:00 |
![]() |
Đạo Phật - Đạo Chúa đối chiếu - Một khảo luận qua các tài liệu 14/02/2010 03:22:00 |
![]() |
Những lời Chúa phán! 23/12/2009 00:04:00 |
![]() |
Có Phải Chúa Giê-Su Đến Ấn Độ Để Học Phật Pháp, Vệ Đà? 01/01/2010 20:05:00 |
![]() |
Một vị Sư Phật giáo cảm thấy gần gũi Chúa Giêsu hơn gần Đức Phật 25/03/2010 02:16:00 |

Kinh thua vi hoa thuong,
Truoc het toi xin ke cho "ngai" nghe 1 cau chuyen ve 1 con cho ma toi da nuoi suot 3 nam qua nhu sau ;
Truoc day toi co nuoi 1 con cho , do toi rat ban ron voi cong viec , sang di lam xa, chieu moi ve den nha , nen 1 ngay toi chi cho con cho an duoc 1 bua , tuy nhien 1 bua ma toi cho con cho an bang 3 bua nguoi ta cho , mac du la vay nhung toi van bi mang tieng la ac , vi chi cho cho an 1 ngay chi 1 bua , nhung trong long toi hieu la toi van cho cho an day du, khong biet con cho co hieu hay khong? co le no chang hieu , hoac co the no hieu theo "cai dau "cua no , sau do toi dua con cho do sang cho nguoi chi cua toi nuoi, chi toi cho no an uong 1 ngay 3 bua va no rat men chi toi , tuy nhien moi lan toi ve nha chi toi choi , tu dang xa con cvho van vay duoi va mung riu rit, no khong bao gio phan boi lai toi , hay sua vi toi chi cho no an 1 ngay 1 bua,toi that su rat cam dong vi cho la loai ....... ma van biet on .
Noi den day , toi chot nghi den nhung gi thay viet , toi dem ra so sanh va chot lanh nguoi .tai sao toi phai lanh nguoi ?
Thu nhat , toi dang tim kiem va hoc hoc ve Dao Phat rat nhieu , khong phai de toi theo dao Phat , nhung la de hoa dong voi cac anh em Phat tu va co su ton kinh Phat la dang ma truoc day toi chua tung biet hay chua co dip tiep can voi Phap cua Ngai, nhung bat chot lai thay 1 nguoi da cao tuoi , hoc van uyen tham , con duong tu duc da qua dai , vay ma phat ngon len nhung dieu nghe that nuc cuoi va dang phi nho.
Thu hai , bay gio tu nhien toi cam thay rat ghe tom , chang le nao Duc Phat day "ngai" su phan boi , day ngai buoi moc , va chuyen tam noi xau cac ton giao khac ha ngai?
Toi tu hoi , cuoc doi cua ngai di tu de giac ngo hay di tu de sua bay???? con cho khong sua an nhan cua minh du chi o duoc vai ngay , con biet quay duoi de mung , vay ngai co xung dang lam cho ko????
Thu hai,
Chỗ tôi nghĩ nếu chúng ta thấy bài có dấu hiệu tà thuyết đi ngược lại với tôn chỉ của Phật thì ta nên báo ban quản trị xóa bài là tốt nhất.
Thầm nghĩ: chúng ta học Phật với mục đích là giải thoát, nhưng nếu đọc bài viết nào mang tính tà thuyết chúng ta bức xúc, vô tình chúng ta bị nó trói buộc ta, vậy là ta bị nó đánh lừa sao?
Học Phật chẳng phải là giác ngộ sao? giác ngộ sao để vô mình che phủ!
Ngài nói rõ: Ngài sinh trưởng trong một gia đình ở nước Anh. Đương nhiên theo truyền thống, cha mẹ Ngài đã cho Ngài đi học giáo lý Kitô giáo ngay khi còn nhỏ như hầu hết trẻ em của các gia đình Kitô giáo khác. Do đó, khi lớn lên, hàng trăm triệu người này "chẳng có sự chọn lựa nào khác", đương nhiên là tín đồ Kitô giáo.
Nhưng riêng Ngài có sự chọn lựa khác: Ngài đã trở thành một nhà sư Phật giáo.
Ngài đã chọn cho mình một tôn giáo thiên về từ bi và trí tuệ, nhưng những gì đã học trong Kinh thánh lúc còn ấu thơ Ngài vẫn còn nhớ. Ngài vẫn nhớ rõ: "Chúa Giê-su đôi lúc đã nổi cơn thịnh nộ, sợ hãi và buồn phiền". Làm người, ai không có lúc tức giận, sợ hãi hay buồn phiền? Và chính bản thân Ngài có thể đôi lúc cũng vậy. Do đó, Ngài thấy Ngài gần với Chúa Jésus hơn là gần Đức Phật.
Khi đọc Kinh thánh, ai cũng thông cảm nỗi sợ hãi của Chúa Jésus lúc Chúa biết mình sắp bị bắt, cũng hiểu tại sao Chúa Jésus hay nổi giận, hay buồn phiền, đôi lúc còn đòi chém giết những người không chịu tin theo Chúa.
Còn trạng thái tâm tĩnh lặng của Đức Phật thật khó mà đạt đến. Phải đạt đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn mới được.
Khi chúng ta còn là phàm phu thì chúng ta vẫn còn bị chi phối bởi lục dục thất tình, chỉ khác nhau là ở mức độ nhiều hay ít thôi. Ngài nói: "với trạng thái phát triển tâm linh còn thiếu sót của tôi, phải thành thật công nhận là tôi không thể hiểu nổi trạng thái ấy của Đức Phật, mặc dù tôi rất mong muốn đạt đến điều đó." Ngài rất muốn đạt đến trạng thái tâm tịch tĩnh của Đức Phật, vì biết đó là điều tốt, nhưng nhận rõ rằng vì tâm linh Ngài còn thiếu sót nên không thể dù rất muốn. Đương nhiên là Ngài "không thể hiểu nỗi trạng thái ấy của Đức Phật", vì chỉ có Phật mới hiểu Phật mà thôi. Còn phàm phu chúng ta chỉ hiểu được một phần rất nhỏ nào đó thôi; dù rất nhỏ nhưng cũng quá đủ cho chúng ta tu theo hàng trăm ngàn kiếp vẫn chưa xong.
Trong bài viết của mình, Ngài đã tỏ ra rất kính trọng Chúa Jésus, cho rằng Chúa: "có lẽ đang ở một chỗ nào đó giữa Đức Phật và tôi". Ngài cho rằng Chúa Jésus cao hơn Ngài, ở gần Đức Phật hơn Ngài. Nhưng Dịch giả PL thì cho rằng ngược lại: [Nếu con đường Giê-su đi là theo vết chân Phật. Nhưng thật ra thì, Phật đi Đông thì Giê-su đi Tây; Phật lên Bắc thì Giê-su xuống Nam. PL]
Tất cả những gì không hay không phải mà Ngài tìm thấy trong Kinh thánh, Ngài không cho là do Chúa Jésus, mà Ngài cho là do con người tự ý sửa đổi: "Chính Người cũng không có khả năng kiểm soát được những gì mà các đệ tử đã làm đối với những giáo lý của mình, sau khi Người qua đời."
Trong bài viết này của Ngài, tuyệt đối không có một dòng nào, chữ nào nói xấu hay bài bác tôn giáo khác.
Việc kể ra lòng trung thành của một con chó thật còn nhiều điều để bàn.
Chó là một con vật trung thành tự bản năng. Nói xin lỗi, dù chủ của nó là một kẻ bất lương, nó vẫn trung thành với chủ. Nó cũng không có sự lựa chọn nào khác. Nó chỉ biết trung thành mà không phán xét, không lựa chọn. Nó đã chấp nhận ai là chủ rồi thì không bao giờ phản bội chủ, dù chủ của nó khi nổi giận có đá nó, đạp nó, bỏ đói nó, đem nó cho người khác đi chăng nữa.
Và bây giờ một nhà sư Phật giáo lại bị ví với chó, còn cho rằng "ngai co xung dang lam cho ko????"
Tôi thật không hiểu những phản hồi đã có trên trang web này.
Trong ý muốn học hỏi, tìm cầu tri thức, xin các bạn vui lòng chỉ dẫn cho, y cứ gì, mà có bạn cho là tà thuyết, nói xấu những tôn giáo khác, bôi bác đạo của chính mình...
Trang ĐPNN là một trang Phật giáo đảm bảo tự do phát biểu, các bạn toàn quyền nói lên ý kiến của mình, trang nhà này tôn trọng điều đó. Và tôi cũng rất tôn trọng điều đó nữa; chỉ xin các bạn hướng dẫn cho những điều tôi chưa thật hiểu.
Rất cảm ơn.
Phương
Admin của DPNN không tháo những phản hồi hồ đồ này tất cũng có ý đó,và cũng để bàn dân thiên hạ thấy thêm được trăm phương ngàn cách bản chất của họ .
Rõ ràng cái gì đụng tới Chúa -Cha của họ thì y như rằng ...như thế này đấy.Lại còn trơ trẻn "lên lớp" Đức Phật thế này .wedsite Dpnn thế nọ.Bạn Phương hảy bình tỉnh,tiếp tục theo dõi thử xem .
Các vị là những bậc tu đạo, có lẽ đã lớn tuổi, nhưng sự lĩnh ngộ của các vị có lễ không hợp lắm với số tuổi.
Cả Thiên Chúa và Phật giáo ngày nay đều tồn tại mặt trái, có nhiều người mượn nhãn mác tu hành để tư lợi, đáng bị trừng phạt về Linh hồn( như điên đảo, ngập chìm trao ảo giác chẳng hạn). Tuy nhiên, cái gốc rễ của Công giáo và Phật giáo đều là hướng tới điều tốt đẹp, tới một cuộc sống an lành, thư thái, đều lấy Niềm tin vào sự tốt đẹp con người làm gốc rễ. Vậy cho nên các vị đừng cố cãi vã, để tranh phần ăn thua, để được cảm giác hoan lạc khi hạ nhục người khác. Đó là thứ cảm xúc của dân phường chợ, của con buôn, của những kẻ tham tài , cầu danh.
Hi vọng các vị hiểu, đừng để một kể hậu bối mới trên 20 cười chê các vị ^^.
Chúc mọi điều tốt lành, chúc các vị Ngộ ra điều gì đó!
^^
Thưa ông Đạt.Vậy thì những trường hợp sau đậy, theo ông họ có thua cả giống chó không nhé
Trường hợp đơn độc .Trước 1975 có một đại đức Phật giáo pháp danh THÍCH HUỆ NHẬT,sau
Năm 75 ông ta bỏ tu ra đời lấy vợ, lập gia đình đói khổ,từng đạp xích lô kiếm sống, nhưng quá nghèo chán nản rồi đánh mùi được đạo tin lành giàu có, nếu theo tin lành thì sẽ được giúp đỡ về mọi mặt, nên ông ta chạy theo,về sau này được phong chức Mục Sư, và từ đó ông ta viết sách chửi lại đạo Phật một cách hung hãn .Thưa ông Đạt cứ theo như nhận định của ông thì đây cũng là một con người thua giống chó đây, nó đói khổ, chủ cũ cuả nó không đủ thực phẩm để nuôi nó, chủ mới đem bơ sữa nhử trước mũi nó ,nó mê mẩn chạy theo rồi cắn lại chủ cũ cuả nó một cách đê hèn bẩn thỉu .Trường hợp một lũ người thua lũ chó.Ngày xưa khi người Pháp chưa đến Việt Nam . người dân việt Nam sống đầm ấm, đùm bọc thương yêu và đoàn kết lẫn nhau, trong tinh thần tam giáo đồng nguyên, tạo nên tinh thần bất khuất trường tồn cho dân tộc, toàn vẹn cho lãnh thổ , cho nên trước nguy cơ mất nước cuả hiểm hoạ phương bắc, đã bao lần muốn nuốt sống VN nhưng vô hiệu,cho đến khi người Pháp đến với súng đạn tối tân thì VN đành thua cuộc, suốt một trăm năm dài đô hộ .Trong thời gian này người Pháp cùng các cố đạo Giatô đem nước trời đầy ảo vọng,đem bơ sữa gạo thóc ra làm mồi nhử nên đã thu phục được một số người đội lốt CHIÊN trung thành và đầu đàn của đám người này là ,Trần Lục,nguyễn bá Tòng Trương vĩnh Ký vv..v..vv cho nên khi anh hùng Đinh công Tráng, với chiên lũy Ba Đình, trong cuộc một chiến quyết liệt cố dành độc lập cho xứ sở đành tủi hờn thua cuộc ôm hận tử vong, chỉ vì người Pháp được khuyển mã Trần Lục kéo đàn chiên 5000 giáo gian trợ lực, nên anh hùng nưóc việt đành thua trận tang thương .Những người việt nào còn yêu quê hương nòi giống Việt ,chắc chắn không bao giờ quên được mối nhục quốc thể, mối hận thiên thu này được.Hiện nay đoàn giáo gian này đã tăng lên đến hơn sáu triệu người rồi đấy thưa ông Nguyễn Tiến Đạt.Ngày xưa như đã nói ở trên, khi người Pháp chưa đến VN thì sáu triệu người này đều là những người VN, được nuôi nấng ôm ấp thương yêu trong lòng dân tộc VN, cùng giòng giống, cùng huyết thống, cùng ngôn ngữ, cùng màu da,cùng chủng tộc VN, cùng ăn luá gạo mọc lên từ mảnh đất VN, cùng uống nước nguồn từ mãnh đất VN, cùng chung với dân tộc thờ cúng Tổ tiên Lạc Long Quân với Hùng Vuơng Nhưng khi Người Pháp đến,cùng với các cố đạo Giatô, được nhử mồi với cơm thừa sữa cặn, họ những người Việt gian phản quốc Giêsu giáo, đã quên hết tất cả, và vất hết tất cả, từ huyết thống,giòng giống ,tình tự dân tộc ,quê huơng đất nước VN theo gót quân ngoại xâm, dày xéo quê hương, để rồi hãnh diện tự nhận họ là giống dân Do Thái với nước trời ảo vọng, rồi PHẢN BỘI QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC.mình. Sự phản bội của đám người này là một sự phản bội tày đình ghê gớm, trời không dung, đất không tha,thử hỏi liệu có đem con chó cuả ông ra so sánh với đám người này được không nhỉ.những đám người này có thua giống chó như ông đã kết án sư ông Abhinyana không?....Trong diễn đàn này đa số đều nói lên sự thật mà không đòi hơn thua .và sự thật thì hay mất lòng . Hãy phản bác lại nếu có với nhận định cuả mình để cùng nhau học hỏi thì hay hơn.
coi ta ba cua ngot mau oan khien
trai tinh thuong dap tat moi uu phien..
thien tai! thien tai! mong cac anh chi hay danh chut thoi gian de quan chieu va de co tieng noi cua noi tam va cau tra loi dung voi tri kien ma duc Phat da day. xin hay chia se nhau chu dung "tu hoi vo thu" that phi thoi gian.
Tại sao có chuyện con chó ờ đây ? Chính con chiên Nguen tien dat đã bình luận khơi mào bằng câu chuyện con chó trung thành để so sánh với vị sư . Con chiên đem con chó vào diễn đàn chứ có ai khác đem con chó vào đây ! Do vậy mới có chuyện liên tưởng từ chó qua chiên.
Bạn nói Jêsu cũng là chiên ? Tôi thì chỉ đọc thấy Jêsu là con , là tôi tớ , là sứ giả của chúa hoặc Jêsu là hiện thân của chúa mà thôi ( thuyết Ba Ngôi ). Ý kiến của Bạn rất mới !
Tự thân chó không tệ,chiên cũng không tệ chỉ có Người mà lại tự nhận làm chiên , hoặc Người mà lại cưới chó ( như chuyện Bạn dẫn ) mới là tệ hại , bại hoại .
Ngoài ra , Bạn đừng nên đem chuyện phương Tây ( cưng chó ngang với Người , hoặc cưới chó ) để làm gương mẫu cho mọi người noi theo. Phương Tây cũng có lắm chuyện tệ hại , bại hoại ( như câu ngay bên trên đây ) , người Việt không nên nhắm mắt bắt chước.
Thứ nhất, mình nêu những câu chuyện trên nhằm mời người ta nhìn sâu vào ý nghĩa của sự việc và ngay cả con vật (cụ thể là chiên). Chẳng hạn, nếu một người vô minh gặp một người phật tử đang đảnh lễ một cây bồ đề, họ sẽ cười người đó vì coi đó là chuyện vớ vẩn. Nhưng nếu biết rằng, người đó đảnh lễ cây bồ đề nhưng không phải là đảnh lễ chính tự thân cây bồ đề mà là đang đảnh lễ việc Đức Phật được giác ngộ ở dưới gốc bồ đề hay đảnh lễ chính sự kiện giác ngộ, thì người đó sẽ lấy làm khâm phục chứ không phải là cười nhạo.
Và mình nói về chó (ví dụ ở phương Tây), không nhằm so sánh Tây - Ta, mà chỉ muốn nói: cần nên hiểu tương quan giữa con vật nào đó với người ở địa phương cụ thể, thì mới thấy rõ được ý nghĩa. Vì thế, nếu ở Việt Nam mà chưởi: "mày là con rồng" chắc không có vấn đề gì.
Những hình ảnh trên (chiên và chủ chiên) cũng vậy. Mời bạn khám phá ra ý nghĩa của những hình ảnh mang tính biểu tượng đó nhá.
Thứ đến, bạn nói: "Tôi thì chỉ đọc thấy Jêsu là con , là tôi tớ , là sứ giả của chúa hoặc Jêsu là hiện thân của chúa mà thôi ( thuyết Ba Ngôi ). Ý kiến của Bạn rất mới !"
Vâng ý của mình hơi mới vì không được những người khác nêu ra, nhưng thực ra ý này cũng đã rất cũ vì được nhắc đến mỗi ngày trong thánh lễ khi linh mục đọc: "Đây Chiên Thiên CHúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian...". Câu này được lấy từ Kinh thánh khi ông Gioan giới thiệu Đức Giêsu cho các môn đệ của ông: "Hôm sau, ông Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình, liền nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian." (Gioan chưng 1 câu 29). Đức Giê-su cũng được Kinh thánh Cựu ước nói đến như là Con chiên không vị đem đi giết, con Chiên bị xén lông mà không kêu ca. (Xem Isaia chương 53)
Đôi điều chia sẻ với bạn, cám ơn bạn nhiều,
Mến
Mình có vài điều muốn nói với bạn:
Trước hết, không biết bạn có mẫn cảm với từ "tôi" hay "tôi tự hỏi" hay không? Nhưng theo mình, trong một nhận xét mang tính cá nhân, người ta thường dùng từ "tôi" hay "chúng tôi" hay "theo tôi/chúng tôi". Vì sao người ta phải viết như vậy? Thưa vì, nhận xét đó không mang tính phổ quát, không mang tính áp đặt cho một ai, cho nên người ta dùng như vậy như một cách nói giảm. Bởi lẽ đối với tri thức, không ai có thể tự cho mình nắm bắt hết toàn bộ được.
Vì vậy, mình dùng: "tôi tự hỏi" là vì mình không dám chắc những nhà biện giải Kinh thánh đó có thuộc nhóm Giao điểm không. Nhóm Giao điểm thì có lẽ bạn biết rồi (mục đích của họ đã được nói rõ trong sachhiem.net) cho nên mình không bàn ở đây.
Thứ đến, mình xin lỗi vì mình đòi người khác trích nguồn mà chính mình lại không trích (xin thông cảm cho bẩn tính con người nhá). Còn câu: Đức Giê-su, Con Thiên Chúa đã trở nên giống con người mọi đàng ngoại trừ tội lỗi (xin xem thư Dothái chương 4 câu 15).
Cám ơn bạn nhiều,
Trong diễn đàn này chắc không chỉ có tôi và bạn, đúng không bạn? Từ, cụm từ: "tôi", "tôi tự hỏi" ở đây nên hiểu là "mẫn cảm" hay "nhạy cảm" cần thiết, mà "nhạy cảm" thì cũng hơi to tát vì có lẽ cả câu đó đâu có gì là "thâm cung bí sử". Còn "tôi" hay "tôi tự hỏi" đó khác hoàn toàn với "theo tôi/ chúng tôi": vì "theo tôi/ chúng tôi" thì theo sau nó là quan điểm, nhận định của người viết về một vấn đề nào đó chứ không thể bỏ lửng ở "đó có phải là mấy ông chú giải Kinh Thánh của nhóm Giao Điểm" (như trên). Hơn nữa, xét theo tính logic của bài " Một vị Sư Phật giáo cảm thấy gần gũi Chúa Giêsu hơn gần Đức Phật", thì "các nhà biện giải Ki-tô"-trên thế giới có quá nhiều- liệu có một xác suất nào rơi vào " mấy ông chú giải Kinh Thánh ở nhóm Giao Điểm" không?
Tôi cũng nghĩ vậy! Cái thời mà các Giáo Hoàng hoang dại bá quyền toàn cỏi Châu Âu muốn người ta thuần phục mình nên đã thêm bớt vào Giáo Lý của Giêsu nhiều điều mà ngày nay các nhà "Thần Hoc" đành phải giải thích gượng gạo. Củ thể, ngày nay, Công Giáo taị Châu Âu gần như không có chổ đứng. Trước đây, Khoảng năm 1800 về trước, tại Pháp có số tín đồ Công Giáo trên 80%, nay chỉ còn 20% (?). Anh Quốc thì 80% là Anh Giáo. Đức Quốc là Tin Lành và Chính Thống Giáo đa số, Các nước Bắc Âu đại đa số là Chính Thống Giáo ... Tại sao họ bỏ Công Giáo vậy? Con Chiên trả lời vấn nạn nầy đi! Có lẽ câu trả lời: Vì các Chức sắc, hàng giáo phẩm Công Giáo đem ra nhiều điều phải tin nhưng rất khó tin không giống như GIáo Lý của Chúa Giêsu, chỉ vì mục đích bắt tín hữu phải thuần phục họ như họ là Chúa. Làm sao LM, GM, HY, GH là Chúa được. Mấy ông nầy có quyền tha tội!? Lộng ngôn quá lẽ! (Chiếu theo Giáo lý Chúa là chỉ mình Chúa có quyền tha tội). Nếu chiếu theo kinh Thánh thì Phêrô có quyền tha tội, và các Tông đồ có quyền tha tôi đi. Điều nầy, có thể chấp nhận được vì các Tông đồ nầy sống xứng đáng là Tông Đồ! Và theo Tông Đồ Công Vụ thì mấy ông nầy tha tội cho ai thì người đó khỏe ngay, xức dầu cho ai thì người đó cũng khỏe phần hồn, phần xác. Tha tội, đồng nghĩa là chữa mọi bệnh tật. Tạm gọi là mấy ông sống Khó nghèo ( bần đạo, bần tăng) có lòng đạo đức thật thì các ông làm được những điều nầy (làm phép). Cứ cho đó là chuyện có thật. Nhưng, ngày nay, Các Giáo Phẩm đó (Tông đồ) có Đạo Đức Thánh Thiện không? Vì không Đạo Đức Thánh Thiện nên các ông chẳng tha tội (Chữa lành bệnh) được cho ai. Nhưng lại bắt tín đồ phải tin là khi các ông Làm Phép nầy, Phép kia là được ứng rồi, và phải tin???! . Rõ là nực cười!! Cho nên, Châu Âu bỏ đạo Công Giáo là vậy. Nếu đúng thì rút kinh nghiệm...Nếu không đúng, xin cứ phản biện, đồng thời tìm ra lối thoát...
Con người khôn hơn con vật vì có lý trí, có lý trí để làm gì? Hãy tìm cho mình một hướng đi mà lòng thấy thanh thản!
Đọc Kinh Phổ Môn tôi nhớ câu
"Ưng dĩ bà-la-môn thân đắc độ giả, tức hiện bà-la-môn thân nhi vị thuyết pháp..."
Các vị Bà La Môn chắc đâu phải theo Phật Giáo đâu ? sao bồ tát Quan Thế Âm vẫn xuất hiện trong
hình hài của vị Bà La Môn, đó là để giúp chúng sinh. Nếu vậy các bạn nghĩ sao khi bồ tát xuất hiện
trong áo chùng linh mục , trong một hình thức tôn giáo khác ? các bạn có nhận ra Ngài không ? hay
lại đến mắng chửi Ngài là .... cải đạo ?
Tôi e là các bạn đến với Phật cũng với một tâm thức chấp Ngã, đạo này là đạo của ta, còn đạo kia
là đạo của chúng nó !!! Nếu vậy thì Phật Giáo có giúp gì cho chúng ta mở rộng tâm hồn với tha nhân
đâu ?
Các bài viết của hạng người núp bóng Phật Tử để bôi nhọ các đức tin khác ở Giao Điểm, Chuyển Luân
bà con nhận ra và tởm lắm rồi. Mong các Phật Tử tin Phật và tha thiết học Phật dùng Phật Giáo để lòng rộng mở, bao dung, chứ không phải để bó hẹp mình trong sự ích kỷ.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Theo như bạn viết:"Các bài viết của hạng người núp bóng Phật Tử để bôi nhọ các đức tin khác ở Giao Điểm, Chuyển Luân bà con nhận ra và tởm lắm rồi. Mong các Phật Tử tin Phật và tha thiết học Phật dùng Phật Giáo để lòng rộng mở, bao dung, chứ không phải để bó hẹp mình trong sự ích kỷ."
Thế thì "bà con" ở đây là ai? không lẽ bạn biết hết quan điểm của "bà con" về Giao Điểm, Chuyển Luân
. Nó chỉ có thể là quan điểm, nhận định của bạn về những bài viết cụ thể của các tác giả trong trang nhà
Giao Điểm, Chuyển Luân bằng những chứng dẫn, luận cứ hậu thuẫn đủ sức thuyết phục độc giả. Chứ không thể lấy thái độ, ý kiến của mình đem cưỡng đặt cho người khác để gom hết vào thành "bà con" chung chung được. Làm như vậy, có phải là lấy số đông vu vơ để vu vạ cho họ không ạ?
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)