Hải Tuệ: "Đã rơi rụng ngôn ngữ trên bàn phím" như thế nào ?

Đã đọc: 2575           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hải Tuệ đã từng muốn thăng hoa bài viết của mình với đầu đề: “Ngôn ngữ rơi rụng cho tiếng hải triều vút cao”. Ở đây sở dĩ tôi dùng chữ mà HT đã từng dùng để đặt tên và mở đầu cho dẫn khởi này, để HT biết rằng tôi biết rõ HT trước đây là ai, tên gì, ở đâu, làm gì, hiện nay làm gì, ở đâu, tên gì, là ai… Nhưng tôi không nêu thẳng danh tính HT ra đây, là vì nghĩ rằng, HT chắc vẫn chưa mất đi hoàn toàn sự tin tưởng vào giá trị làm người, vẫn còn nhớ đến hai chữ “tàm quý” và vì HT sử dụng bút danh ảo để viết các bài viết, tức không can đảm nhận trách nhiệm những gì mình viết ra. Nói như vậy để thấy rằng, việc tôi viết ra đây cũng là chẳng đặng đừng, chứ không phải để “gây thù chuốc oán” với ai cả.

I. GHÉ THĂM “HẢI TUỆ”

Trong mấy ngày qua, trên diễn đàn không gian mạng, “vút cao” mấy bài viết của Hải Tuệ. Cư dân mạng xôn xao truyền tụng, có người ngợi khen, có người bình thản, nhưng cũng không ít người ngờ vực bàn tán, họ hỏi nhau không biết “Hải Tuệ” (HT) là ai mà có “nội công phi phàm” đến thế? Bất ngờ, tôi được vài người bạn gửi cho xem vài link bài của Hải Tuệ trong đó có bài “Tại sao Học viện PGVN (tại Tp. HCM) vẫn im lặng” và “Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM phải chăng là hý trường”, tên hai bài tuy khác nhưng nội dung chỉ là một? Tôi nghĩ, đọc xong bài này của Hải Tuệ, độc giả phần lớn sẽ nghĩ: “Hải Tuệ là ai?”, “Tại sao bàn luận về một vấn đề liên quan đến những người hiện thực, những tổ chức hiện thực minh bạch, mà lại chẳng thấy bất cứ thông tin nào của người viết, ngoài cái danh xưng Hải Tuệ?” Từ những câu hỏi đó, sẽ dẫn đến những câu hỏi khác: “Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho nội dung bài viết này?”, “Độ đảm bảo của những bài viết này ở mức độ khả tín nào?”, “Nếu nội dung đả kích, cứ liệu có lệch lạc làm ảnh hưởng đến cá nhân, tập thể hay tổ chức nào đó, thì ai sẽ đính chính và nhận trách nhiệm?”… Hàng loạt câu hỏi làm đau đầu độc giả, và các vị có trách nhiệm.

 Trong một bài viết khác, với một bút danh khác, Hải Tuệ đã từng muốn thăng hoa bài viết của mình với đầu đề: “Ngôn ngữ rơi rụng cho tiếng hải triều vút cao”. Ở đây sở dĩ tôi dùng chữ mà HT đã từng dùng để đặt tên và mở đầu cho dẫn khởi này, để HT biết rằng tôi biết rõ HT trước đây là ai, tên gì, ở đâu, làm gì, hiện nay làm gì, ở đâu, tên gì, là ai… Nhưng tôi không nêu thẳng danh tính HT ra đây, là vì nghĩ rằng, HT chắc vẫn chưa mất đi hoàn toàn sự tin tưởng vào giá trị làm người, vẫn còn nhớ đến hai chữ “tàm quý” và vì HT sử dụng bút danh ảo để viết các bài viết, tức không can đảm nhận trách nhiệm những gì mình viết ra. Nói như vậy để thấy rằng, việc tôi viết ra đây cũng là chẳng đặng đừng, chứ không phải để “gây thù chuốc oán” với ai cả.

 Nhưng vì HT đã muốn “nhích chuột, gõ phím” cho rụng rơi ngôn ngữ cho “tiếng hải triều vút cao”, thì tôi cũng “thuận ý” HT, viết lại vài dòng suy nghĩ của riêng tôi, để rộng đường dư luận.

 

II. TÍNH CẨU THẢ TAI HẠI CỦA HẢI TUỆ

Ở đây chỉ xin trích dẫn lại hai đoạn trong bài viết đã nêu tên ở trên của HT, để thấy được tính cẩu thả và vô cùng lôi thôi của HT.

“Thầy Nhật Từ hiện là Phó viện trưởng đặc cách Đại Tạng Kinh Việt Nam (ĐTKVN) của VNCPHVN. Công việc thực hiện ĐTKVN ban đầu vốn không phải do thầy Nhật Từ đảm nhiệm, thầy ấy chỉ mới nhận sau này do một sự chồng chéo nào đó. Lúc đầu bộ phận này do Thượng tọa Chúc Phú đảm trách.”

 Một đoạn xuyên tạc khác của HT:

“Trong công việc thực hiện ĐTKVN, bộ phận thực hiện gặp khó khăn khi xử lý bộ A Hàm của Hòa thượng Tuệ Sỹ. Đó là, VNCPHVN xin phép không được. Lý do là Hòa thượng Tuệ Sỹ không bằng lòng với cách làm của VNCPHVN. Vì trước đó, VNCPHVN đã hai lần in bản kinh A Hàm do Hòa thượng dịch nhưng không xin phép Hòa thượng! Để tiếp tục thực hiện công việc, bộ phận thực hiện đã lấy bộ cũ của VNCPHVN để san định lại. Khi thầy Nhật Từ về đảm trách vai trò trưởng ban thực hiện ĐTKVN, thầy đã hủy bỏ kế hoạch đó và nói rằng, cứ lấy bộ của Hòa thượng Tuệ Sỹ in, không sao cả! Lúc đó mọi người ai cũng bỡ ngỡ trước cách làm của thầy ấy. Đúng là phong cách của người làm càn!” (hết trích)[1].

 Để độc giả tiện theo dõi và hình dung, có thể tóm tắt ý chính của đoạn văn này mà tác giả HT muốn nói:

1. Bịa đặt chuyện Thượng tọa Thích Nhật Từ đoạt vai trò đặt trách Đại tạng kinh Việt Nam của Đại đức Thích Chúc Phú nhằm vu khống, xúc phạm Thượng tọa Thích Nhật Từ.

2. Bịa đặt chuyện Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam 2 lần in bộ Kinh A-hàm do Hòa thượng Tuệ Sỹ dịch và chú thích nhằm vu khống Thượng tọa Thích Nhật Từ là người “làm càn”, in sách mà không xin phép Hòa Thượng Tuệ Sỹ.

 Về điểm 1, khỏi cần nói dài dòng, ai muốn biết thực hư thế nào thì trong công văn 467/CV-VNCPHVN ngày 08/4/2020 của Viện NCPHVN đã trả lời rõ và xác định “tính xuyên tạc, vu khống, không đúng với sự thật” trong bài viết trên của HT. Nếu ai còn ngờ vực gì về văn thư này thì cứ mạnh dạn trực tiếp thỉnh vấn quý Hoà thượng, Thượng toạ có trách nhiệm trong VNCPHVN thì sẽ rõ; hoặc không muốn nữa, thì HT có thể trực tiếp liên hệ với Thầy Chúc Phú, để xác minh có đúng TT. Nhật Từ đã “cướp đoạt vai trò” của Thầy Chúc Phú hay không? Những ai có trách nhiệm trong công trình Đại tạng kinh VN lần này, đều đã rõ như ban ngày, riêng HT còn đang còn dệt tiếng hải triều, nên chưa tỉnh giấc “anh hùng bàn phím”.

 Cũng nên nói thêm điểm này, để thấy được sự nguỵ thiện, đạo đức giả của Hải Tuệ. Trong phiên họp khởi động thực hiện Đại Tạng Kinh Việt Nam tại VNCPHVN vào ngày 5/11/2018, Hải Tuệ cũng có mặt và phát biểu trong phiên họp đó, nhưng khi viết bài này thì Hải Tuệ lờ đi như một người xa lạ với VNCPHVN và Học viện PGVN tại Tp. HCM, như thể là không biết gì về nơi đó, gọi nơi mình từng học là “Hý trường”. Đó là hành động gian dối mà Hải Tuệ tự phỉnh gạt lương tâm, phủi áo quên đi bản thân từng là tăng sinh khóa V, tự đánh một cú thật mạnh vào thân thể , bằng cách vội chối bỏ quá khứ của chính mình.

 Về điểm 2, khi đọc bài viết của HT, đến đoạn này, tôi giựt mình! Vì thấy HT quá ác ý và bất kính với các bậc Tôn trưởng. Không biết do tôi, đóng cửa quét vườn lâu quá hay thế nào mà không biết chuyện này. Theo tôi được biết, đến hiện nay (4/2020) VNCPHVN chưa từng “hai lần in bản kinh A Hàm do Hòa thượng (Tuệ Sỹ) dịch”, chứ đừng nói đến chuyện “in chui” như HT quy chụp. Liên quan đến vấn đề này, để cung cấp thêm thông tin cho độc giả, tôi tóm tắt như sau:

 (1) Năm 2007, Học viện PGVN tại Tp. HCM và VNCPHVN, toạ lạc tại đường Nguyễn Kiệm, Q. Phú Nhuận, do cố Hoà thượng Thích Minh Châu làm Viện trưởng chủ quản hai cơ quan, đã thành lập Hội đồng phiên dịch Đại tạng kinh Việt Nam, do cố Hoà thượng làm chủ tịch, và Thượng toạ Thích Trí Siêu (tức GS. Lê Mạnh Thát) làm Tổng thư ký; từ quý 4/2007 - quý 2/2008, Học viện và VNCPH VN đã liên kết xuất bản “Đại Tạng Kinh Việt Nam – Bộ A-Hàm”, tổng cộng in được 4 tập gồm Hán dịch Trường A-hàm của Phật-đà-da-xá, và các đơn hành bản, cũng như Trung A-hàm và biệt bản… lấy bản Việt dịch Trường A-hàm và Trung A-hàm của Hoà thượng Tuệ Sỹ làm định bản, và các bản dịch trước đó như bản tuyển dịch của Hoà thượng Trí Đức (tức cố Hoà thượng Thiện Siêu) v.v…cũng được đưa vào để tập thành bản in lần này. Vậy lần in này VNCPHVN có thực sự là “in lậu”. Theo tôi là tuyệt đối không thể, vì GS. Lê Mạnh Thát là người đứng ra tổ chức bản thảo từ năm 2006. Trường A-hàm thuộc ấn bản Đại tạng kinh Việt Nam (2007-2008), trong phần “Phàm lệ” (tập I, tr. 9-10), phần cuối ghi: “Vạn Hạnh, PL. 2550 – 2006, Trí Siêu và Tuệ Sỹ cẩn chí”, và trang lưu chiểu cuối 4 tập đều ghi người trình bày và bìa là: “Hạnh Viên”, người phụ trách Thư quán Hương tích in ấn các tác phẩm của Hoà thượng Tuệ Sỹ.

 Từ đó thấy rằng, tại thời điểm ấy, Hoà thượng Tuệ Sỹ đã chấp nhận cho VNCPHVN in trong ấn bản đã nói. Như vậy, thấy rõ Hải Tuệ viết bài này đã tát một cú thật mạnh vào VNCPHVN mà viện trưởng là cố Hoà thượng Minh Châu; lại còn tạt thêm một gáo nước lạnh vào mặt GS. Lê Mạnh Thát, với ác ý quy chụp Giáo sư và VNCPHVN cái tội danh “thông đồng làm bậy”. Tệ hại hơn nữa, là Hải Tuệ đã cố tình dẫn dắt “những độc giả mới” hiểu lầm rằng Hoà thượng Tuệ Sỹ là người “xuất ngôn phản ngữ”: trước đã nói cho in, giờ lại nói chưa từng cho in. Mà sự thật thì đâu phải như vậy. Nên rõ ràng Hải Tuệ muốn bôi nhọ thanh danh của các bậc Trưởng thượng. Tội lỗi đó nói sao cho cùng!?

 (2) Ngược lại dòng thời gian, trở về năm 1991 kéo dài đến vài năm sau, Hội đồng chỉ đạo phiên dịch và ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam do cố Hoà thượng Thích Minh Châu làm chủ tịch và cố Hoà thượng Thích Chơn Thiện làm Trưởng ban Thư ký, đặt dưới sự chứng minh của các Đại Trưởng lão Hoà thượng: ngài Đức Nhuận, ngài Đôn Hậu, ngài Trí Tịnh v.v.. Bấy giờ, VNCPHVN cho ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam nhiều tập liên tiếp, trong đó các tập mang số hiệu từ 25-37 là bản dịch Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm, và Tăng nhất A-hàm, mà theo như ghi nhận của chính Hoà thượng Tuệ Sỹ về các bản dịch này trong bài viết “Giới thiệu công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Tiếng Việt” như sau: “Thành quả này là các kinh thuộc bộ A-hàm được phân công bởi Hội đồng Phiên dịch Tam tạng, trong đó, Trường A-hàm và Tạp A-hàm do TT Thiện Siêu, TT Trí Thành và ĐĐ Tuệ Sỹ thuộc Viện Cao đẳng Phật học Hải đức Nha Trang; Trung A-hàm và Tăng nhất A-hàm do TT Thanh Từ, TT Bửu Huệ, TT Thiền Tâm thuộc Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm Saigon.[2] Sau năm 2000, Hoà thượng Tuệ Sỹ mới cho ấn hành các bản dịch mới của các bộ A Hàm, dưới sự chủ trương độc lập của Hoà thượng, mà đến nay Thư quán Hương Tích đã nhiều lần tái bản.

 Đọc đến đây thì không còn nghi ngờ gì nữa, Hải Tuệ lại một lần nữa tát một cú vào VNCPHVN để vu khống cố Hoà thượng Minh Châu và cố Hoà thượng Chơn Thiện. Từ ngữ chuyên môn của luật học gọi đây là “Vô căn báng” hay “Giả căn báng”, tức là không có căn cứ hoặc tạo chứng cứ giả để phỉ báng Tỳ-kheo tăng và xúc phạm các bậc Tôn trưởng, thì người phỉ báng đó đã bị tàn phế trong chúng tăng. Như vậy mới thấy Thuỷ sám dạy rất thấm thía: phàm phu khi khởi lên tâm tưởng, phát động suy niệm, thì tạo ra bao nhiêu là tội lỗi.

 Từ hai điểm này, cho thấy Hải Tuệ đã sử dụng “ngôn ngữ rơi rụng” để vu khống, phỉ báng TT Nhật Từ; câu chữ cuả Hải Tuệ quả là rơi từ cái thiên kiến lệch lạc, rụng từ cái ác ý vô cùng, suốt bài viết trên tôi chỉ mới thấy “biển” mà chưa thấy được “tuệ” đâu cả. “Biển” này làm tôi nhớ đến hai chữ “biển nghiệp” trong kinh Địa tạng, theo thiển ý tôi thì bút danh này đừng gọi là “biển tuệ” mà nên đổi thành “biển nghiệp” thì thích hợp hơn. Bởi lẽ, ngôn ngữ mà Hải Tuệ sử dụng, phản ánh cái ngạo khí dưới bầu trời này, chỉ đơn độc tác giả mới đủ sức lội vào biển nghiệp ấy mà thôi! Nên tôi cũng xin nhường cái “biển nghiệp” ấy lại cho tác giả và mong rằng tác giả cũng chớ gọi mời “cư dân mạng” cùng lặn chìm trong bể nghiệp đa mang đó.

 

III. THAY LỜI KẾT: “BIỂN TUỆ LẠI CHỨA XÁC CHẾT”

Thật là kì dị! khi “biển tuệ” lại chứa xác chết. Quả là khó tin nhưng đó lại là sự thật trong sự kiện này. Nhiều nơi trong kinh, khi dạy về các đức tính của biển cả, đức Thế Tôn đã minh thị: “biển không bao giờ chứa xác chết”, tất cả xác chết và vật thối nhất định bị đào thải khỏi đại dương bao la. Nhưng trớ trêu thay, “biển tuệ” lại không phải là biển, danh xưng là biển nhưng thật chất chỉ là ao tù nước đọng, lấy tên biển cả gán cho vũng lầy mương rãnh, thì tội nghiệp thay! chứa bao nhiêu là rác thải cho cùng.

 Những vị bị Hải Tuệ phê phán, chỉ trích, đả kích như đã nói ở trên, những vị đó đã “uy chấn giang hồ” lúc mà Hải Tuệ còn dò dẫm tìm lối đến trường. Có vị nay đã hoá thân vô số, có những vị còn hiện hữu, như TT. Nhật Từ chẳng hạn, thì đang tận tuỵ tâm sức cho sự phát triển Giáo dục Phật giáo. Thay vì Hải Tuệ phóng cuồng theo thị phi nhân ngã, lấy phê bình chỉ trích làm ý hướng sống còn, thì nên bình tâm nhìn lại chặng đường mà mình đã đi qua.

 Nhưng có một điểm chung, giữa những vị và những nơi bị Hải Tuệ phê phán, là những nơi đó và những vị ấy đều là những con người thật, danh tính thật, địa điểm thật, trú xứ thật; chỉ riêng Hải Tuệ đến giờ phút này lại còn “lặn sâu” dưới “đáy mạng”. Không biết có bác ngư phủ IT nào sẵn lòng vung lưới kéo Hải Tuệ lên để mọi người “tận mục sở thị” một bậc anh hùng bàn phím, với tài rơi rụng ngôn ngữ.

Sau khi dịch xong kinh Trường A-hàm, cố Hoà thượng Thiện Siêu đã dạy nên tránh cái nạn “vì nghẹn mà bỏ ăn[3], nhưng có lẽ Hải Tuệ chưa có dịp đọc đến, nên đã làm cho nhiều độc giả một phen ớn nghẹn, ngán chê con chữ rụng rơi từ Hải Tuệ. Năm 2015, Hải Tuệ được bổ nhiệm làm trụ trì một ngôi chùa tại Tp. Đà Nẵng; rồi đến tháng 01/2018 hoàn tất bảo vệ luận văn Tiến sỹ. Cứ ngỡ từ đó, ao vũng hoá đại dương, ngôn ngữ rơi rụng để tiếng hải triều vút cao. Nhưng ngờ đâu, ao hồ vẫn muôn đời khó đổi, ngôn ngữ đã rụng rơi nhưng vũng tù nước đọng thì làm sao có thể “hải chấn triều âm thuyết Phổ Môn” được! Lên bục làm “giáo thọ” chưa nóng đã được mời xuống, bởi lẽ trình độ không cân xứng với bằng cấp; hay là một “tiến sỹ gây mê” khiến cho tăng sinh gục gù trên giảng đường.

 Thêm nữa, một người mà không tuân sư trưởng, bất kính thượng trung – hạ - toạ, “không kính Thầy thì sao được làm Thầy”! Đó là đạo lý muôn đời mà Tổ tiên ta đã truyền tụng. Chẳng những vậy, còn không ngại chối bỏ nơi mình đã từng học, chối bỏ những người đã từng dạy mình, chối bỏ bát cơm mà mình đã từng thọ dụng; đáng sợ hơn nữa, lại còn quay lại “đá bát”, thì còn đâu nữa chất liệu để tác thành tư cách làm Thầy.

 Lời cuối, tôi kính nhắn gửi đến tất cả độc giả, những ai đang nghĩ, đang nói và đang xưng mình là người “hộ trì chánh pháp”, thì nên thận trọng nhìn lại đừng nên “lấy cành đậu nấu đậu”. Người xưa từng dạy, nếu mình không làm được thì nên tuỳ hỷ với việc thiện của người khác, những người đã và đang cống hiến cho Phật giáo; nên tự quán chiếu bản thân mình từ trước đến nay nếu chưa xây dựng, chưa đóng góp được gì trong ngôi nhà Phật pháp này thì không nên “ghen ăn tức ở”, “gà nhà đá nhau”, đừng cố giả trang hô hào bảo vệ chân lý Phật để rồi phải mang lấy ác nghiệp gian xảo vào thân. Có khi họ hoá trang thành thiên thần, nhưng thật ra chỉ là ác quỷ dối trá.

 Tới đây, để kết thúc bài viết này, tôi nhớ có một vị Hoà thượng khi viết về kinh Địa tạng đã dạy rằng: “Kinh Địa tạng nói đến quỉ thần. Quỉ thần thật thì không đáng nói lắm. Hãy nói quỉ thần hình người mặt người. Quỉ thần ác có thiện có. Nhưng con người đa số ác nên quỉ thần ác lộng hành. Vậy đối phó với quỉ thần ác thì phải đừng ác[4].

 Nếu không làm được như lời dạy này, thì thật nguy thay!.

Ngày 12/4/2020.

(Nguyệt Quang)

 

 

 

 PHỤ LỤC: CÁC HÌNH ẢNH CHỤP LẠI TỰ CÁC ẤN BẢN LIÊN QUAN

 

(Hình 1: Ấn bản ĐTKVN năm 2007-2008)

 (Hình 2: Bộ A-hàm bản dịch cũ của 2 Phật học Viện và bộ A-hàm dịch mới do HT. Tuệ Sỹ và HT. Đức Thắng dịch, ảnh nguồn Internet)

 (Hình 4 – 6, chụp từ ấn bản ĐTKVN, 2008 của VNCPHVN)

 (Hình 7-8, chụp từ ấn bản ĐTKVN, in từ khoảng năm 1991)



[1] Facebook Tư Tưởng đăng tải, https://www.facebook.com/tutuongvh/posts/565952560681113?__tn__=-R

[2] https://thuvienhoasen.org/a21481/19-gioi-thieu-cong-trinh-phien-dich-dai-tang-kinh-tieng-viet-tt-thich-tue-sy

[3] Bản Đại tạng kinh Việt Nam, 2007, tr. 931.

[4] https://thuvienhoasen.org/p16a1903/dan-nhap

Ấn bản ĐTKVN năm 2007-2008


Bộ A-hàm bản dịch cũ của 2 Phật học Viện và bộ A-hàm dịch mới do HT. Tuệ Sỹ và HT. Đức Thắng dịch, ảnh nguồn Internet





chụp từ ấn bản ĐTKVN, 2008 của VNCPHVN



chụp từ ấn bản ĐTKVN, in từ khoảng năm 1991


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

1.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập