Tác Dụng Tuyệt Vời Của Lòng Khoan Dung Trong Cuộc Sống

Lấy khoan dung bỏ lỗi lầm!
Động lòng kẻ đã lỡ làm việc sai.
Quyết tâm sửa đổi hằng ngày.
Mới hay tha thứ tuyệt thay: nhớ hoài!
Dùng hình phạt trị tội ai,
Không nên, dù kẻ làm sai cải tà.
Trong lòng cảm thấy xót xa:
Cảnh hình phạt khó phai nhòa trong tâm.
Khoan dung xử thế nên làm.
Người đời quý nể, cõi tâm an bình!
***
Khoan dung, Độ lượng đẹp tâm ta.
Người có lỗi lầm, vội thứ tha.
Nhờ tâm thấu hiểu, thi hành khéo.
Thêm người yêu mến, bạn giao hòa.
***
Xin mời quý vị đọc ba mẩu chuyện dưới đây và sẽ thấy những người phạm sai lầm đã cải đổi thành người tốt sau khi đã được khoan dung, tha thứ về những điều xấu mình đã làm.
Tất cả những chuyện được trích đăng lấy từ đường link:
https://www.chualinhthuu.org/101-cacircu-chuy7879n-thi7873n.html
(1): Ði Ðêm
Nhiều đệ tử theo học thiền với Thiền sư Sengai. Một người trong đám hay thức dậy nửa đêm, trèo tường trốn khỏi thiền viện để xuống phố du hí.
Một đêm kia Sengai đi kiểm soát khu tăng thất, thấy vắng mặt thiền sinh nọ và khám phá ra cái ghế cao mà y hay dùng để trèo tường. Sengai lấy cái ghế đi và đứng thay vào chỗ ấy.
Khi kẻ ngao du quay về, chẳng biết đến sự việc, đặt chân lên đầu thầy và nhảy xuống.
Khi khám phá ra mọi chuyện y sửng sốt.
Sengai bảo: "Khi gần sáng trời thường lạnh lắm. Ðừng để bị cảm."
Người đệ tử không bao giờ ra ngoài vào ban đêm nữa.
(2): KẺ CƯỚP TRỞ THÀNH MÔN ĐỒ
Vào một đêm trong khi Shichiri Kojun đang tụng kinh thì một tên cướp xông vào với lưỡi dao bén đòi tiền hoặc giết ngài.
Shichiri bảo: "Xin đừng náo động. Ông có thể lấy tiền trong ngăn kéo kia." và tiếp tục tụng kinh.
Giây lát sau, ngài kêu lên: "Xin đừng lấy hết tất cả. Ta cần một ít để đóng thuế ngày mai."
Kẻ đạo chích gom góp gần hết và sắp sửa chuồn. "Hãy biết cám ơn thí chủ chứ," Shichiri nói thêm. Tên cướp nói lời cám ơn và biến mất.
Vài ngày sau tên cướp bị bắt và thú tất cả mọi tội, trong đó có chuyện liên quan đến Shichiri. Khi Shichiri được vời đến để đối chứng, ngài bảo: "Ông này không phải là kẻ cướp, ít ra là phần có liên quan đến bần tăng. Bần tăng biếu ông ấy một ít tiền và ông ta có tỏ lời cám ơn."
Sau thời gian ngồi tù, người đàn ông kia tìm đến Shichiri và trở thành để tử của ngài.
(3):ÐÚNG VÀ SAI
Khi Bankei mở an cư kiết hạ, môn đồ khắp nước Nhật quy tụ về đông đảo. Trong một lần như thế, một đệ tử bị bắt gặp đang ăn cắp. Sự việc được trình lên Bankei với đòi hỏi kẻ phạm tội phải bị trục xuất, Bankei bỏ qua.
Ít lâu sau người đệ tử ấy lại bị bắt quả tang trong một trường hợp tương tự, và một lần nữa Bankei lại bỏ qua. Việc này làm những môn đồ khác bất bình, họ liền làm một thỉnh nguyện thư đòi đuổi tên ăn cắp, nếu không họ sẽ cùng nhau rời khỏi thiền viện.
Sau khi xem xong thỉnh nguyện, Bankei triệu tất cả môn đồ lại. "Các vị là những huynh đệ sáng suốt," ngài nói. "Các vị biết thế nào là đúng và thế nào là không đúng. Các vị có thể tìm nơi khác vừa ý để tu học, nhưng vị sư đệ này lại không biết đâu là điều đúng và sai. Ngoài ta ra, ai là người chịu nhận dạy bảo ông ấy. Ta sẽ giữ ông ấy lại đây cho dù các vị có bỏ đi."
Một suối lệ đầm đìa rửa sạch mặt vị đệ tử ăn cắp. Từ đấy mọi tham vọng lấy cắp đều biến mất.
***
Xin mời quý vị đọc thêm phần trích dẫn dưới đây lấy từ nguồn #Sieuthiquatangonline
<NHẸ NHÀNG KHI CÓ LÒNG BAO DUNG>.
Tyler Perry đã từng nói rằng: “Khi bạn không tha thứ cho một ai đó, tức là bạn đang quay lưng lại với tương lai của mình. Khi bạn bao dung, điều đó có nghĩa bạn đang tiến về phía trước”. Lòng "bao dung" đúng như tên gọi của nó, bao la, rộng lớn, dung lượng, đầy đủ tố chất đạo đức của một người vị tha.
Trong cuộc đời mỗi người có lúc vì nóng vội, chủ quan mà chúng ta mất phương hướng, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Nếu cứ mãi giày vò nhau vì chuyện đã qua thì chúng ta không thể giải quyết được gì.
Tha thứ, bao dung cho một người từng làm tổn thương mình quả thật rất khó, làm sao mà có thể đối mặt, chấp nhận được những lỗi lầm và cảm giác bị tổn thương nó tệ như thế nào?
Dẫu biết rằng tất cả những gì người ta đối xử với mình tệ như thế nhưng nếu không tha thứ trong lòng chúng ta lại càng nặng nề hơn. Tha thứ là cách tốt nhất để động viên bản thân suy nghĩ mọi việc theo chiều hướng tích cực, cố gắng sống tốt hơn và có những thay đổi cần thiết.
Muốn tha thứ được, đòi hỏi chúng ta phải biết dung hòa mọi mặt để biết yêu thương và cảm thông. Bằng chính trái tim chân thành của mình, ta mới có thể giúp người khác khắc phục được lỗi lầm.
Lòng khoan dung như là một món quà vô cùng ý nghĩa đối với mỗi người, Vì vậy, hãy học cách khoan dung bạn sẽ cảm thấy nhẹ lòng hơn.
Trích từ nguồn:
#Sieuthiquatangonline
#Hungsongroup
Chân thành kính mong quý bạn đạo hữu duyên hãy cùng chúng tôi cố áp dụng lòng khoan dung trong cuộc sống để tâm tư được thanh thản nhẹ nhàng.
Nếu được vậy, chúng tôi xin đem công đức có được này hồi hướng về cho tất cả pháp giới chúng sanh tương lai đều trọn thành Phật đạo.
Xin nói lời cám ơn đến quý vị đã đọc hết bài và thực hành./.
- Biết Ơn và Đền Ơn ! Thích Viên Thành
- Lễ nhập kim quan Hoà thượng Thích Tịnh Hậu Quảng Ấn
- Độ sinh và độ tử Nguyễn Đức Sinh
- Tỉnh thức Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
- Đời sống! Chuồn Chuồn
- Rabindranath Tagore – Thi nhân đi tìm vô hạn trong vòng tay của bà mẹ cát bụi HT. Thích Phước An
- Ngôn ngữ từ ái Chân Văn Đỗ Quý Toàn
- Âm vang mùa hạ Lam Khê
- Bụi đời trong mắt tôi HT. Thích Thái Hòa
- Cuộc sống tỉnh biên giới làm dâng trào cảm xúc của gần 30 văn nghệ sĩ TP HCM Thắng Trân
- “Nick Vujicic Việt Nam” chỉ các bạn trẻ cách vượt qua biến cố, lan tỏa từ tâm Thắng Trân
- Tình Nhân Loại Chuồn Chuồn
- Quảng Đời Khó Quên (tiếp theo và hết) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Hãy Sống Hiếu Thảo Với Mẹ Cha (tiếp theo) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Với vua Trần Nhân Tông Nguyễn Đức Sinh
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Âm Đức Và Dương Đức
- Tránh Xa Ác Khẩu (phần cuối)
- Tránh Xa Ác Khẩu (Phần 2)
- Bát Chánh Đạo Trong 37 Phẩm Trợ Đạo (Phần cuối)
- “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng vợ lẻ, lặng lẻ … vào thời LM de Rhodes và những hệ luỵ” (phần 38)
- Bát Chánh Đạo Trong 37 Phẩm Trợ Đạo (phần 2)
- Chuyên Tu Vô Gián hay Tịnh Độ Thuần Chánh của Tổ Sư Thiện Đạo
- NGŨ CĂN và NGŨ LỰC trong 37 Phẩm Trợ Đạo (Phần cuối)
- NGŨ CĂN và NGŨ LỰC trong 37 Phẩm Trợ Đạo (Phần 1)
- Bát Chánh Đạo Trong 37 Phẩm Trợ Đạo (phần 1)
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)