Viết Cho Người Ở Lại

Đã đọc: 1986           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Người ta nói, nổi sợ lớn nhất của con người là cô đơn. Nhưng đã ba tháng trôi qua, thế giới vô cùng phập phồng lo sợ, mà không sợ cô đơn nữa. Giờ đây, người người, nhà nhà đều sợ Cô Vi- Covid 19-Coronavirus. Đứng giữa hai bờ sinh và tử, yêu thương và được yêu thương, người ta vẫn chọn sự sống. Cô đơn không còn là nổi sợ nữa rồi, đọc được đâu đó trên internet, người ta nói với nhau trong những ngày đại dịch rằng, nếu thương yêu nhau xin hãy cách xa nhau. Đừng ghé thăm nhau và đừng qua lại nữa! Chưa bao giờ văn hóa của ‘sự thờ ơ’, ‘lạnh nhạt’ không thăm không viếng nhau lại được đề cao như vậy cả. Cũng phải thôi. Giữa đôi bờ sinh và tử, yêu thương gần và xa. Sự sống vẫn là quan trọng!

Viết cho người ở lại – Nghe có vẻ ngôn tình và sướt mướt quá phải không. Một khung cảnh tình yêu chia ly giữa một kẻ dứt tình ra đi và một người ở lại-kẻ bị phụ tình. Đau biết bao, đáng thương biết bao và tội nghiệp biết bao! Đặc biệt là người ở lại. Viết điều gì đó để an ủi kẻ bị phụ tình ư????? Không! Những tháng ngày nóng ran như lửa đốt thế này thì không ai còn tâm trạng để nghĩ đến chuyện tình cảm, tình yêu cho dù lãng mạn hay tê tái. Viết cho người ở lại có chiến tuyến mới, mà ranh giới là sanh và tử và chiến trường mới dẫn đến chia tay chính lại là Cô Vi.

Người ta nói, nổi sợ lớn nhất của con người là cô đơn. Nhưng đã ba tháng trôi qua, thế giới vô cùng phập phồng lo sợ, mà không sợ cô đơn nữa. Giờ đây, người người, nhà nhà đều sợ Cô Vi- Covid 19-Coronavirus. Đứng giữa hai bờ sinh và tử, yêu thương và được yêu thương, người ta vẫn chọn sự sống. Cô đơn không còn là nổi sợ nữa rồi, đọc được đâu đó trên internet, người ta nói với nhau trong những ngày đại dịch rằng, nếu thương yêu nhau xin hãy cách xa nhau. Đừng ghé thăm nhau và đừng qua lại nữa! Chưa bao giờ văn hóa của ‘sự thờ ơ’, ‘lạnh nhạt’ không thăm không viếng nhau lại được đề cao như vậy cả. Cũng phải thôi. Giữa đôi bờ sinh và tử, yêu thương gần và xa. Sự sống vẫn là quan trọng!

Hôm nay, một ngày mưa sau một đêm một ngày tuyết đổ. Có lẽ đó là cơn mưa và đợt tuyết không được mong đợi, vì người ta nghĩ, thời tiết lạnh chỉ làm cho tình hình dịch bệnh khó kiểm soát hơn. Mà chắc là đúng như thế, đã bùng phát và khó kiểm soát hơn. Thế rồi, ngày đó cũng đến. Ngày có lệnh giới nghiêm. Gần một nửa dân số Hoa Kỳ đã có lệnh cấm ra đường (tính cho đến hôm nay, ngày 25/3). Mới ngày nào xe cộ tấp nập, kẻ qua người lại, nào là thành phố đêm không ngủ, nào là Time Square ngã tư đông nhất, ồn áo nhất thế giới, … mà những ngày này, trống vắng như thời kỳ hoang sơ. Đúng là chỉ một mình Cô Vi có đủ khả năng khóa chân tất cả mọi người và mọi phương tiện, và cũng chỉ một mình Cô Vi trên đời mới có “đặc ân’’, hay nói chính xác hơn là có “thẩm quyền’’ đi xuyên quốc gia và xuyên lục địa như vậy. Không ai chào đón, không nhà nào mời rước, không nước nào hoan nghinh mà Cô Vi đã bay xuyên quốc gia và xuyên châu lục, không cần một tờ giấy thị thực nhập cảnh nào của bất kỳ nhà cầm quyền nào.

Để né tránh cô, người người nhà nhà đều cửa đóng then cài, nội bất xuất ngoại bất nhập. Giới nghiêm rồi mà. Lần lượt hết tiểu bang nọ, rồi tiểu bang kia ban lệnh giới nghiêm. Thôi thì, đóng cửa nhìn mưa xuân và ngắm tuyết rơi để suy ngẫm chuyện đời. Cái gì cũng có cái giá của nó. Ta không trân trọng cuộc đời, không nâng niu đức Mẹ thiên nhiên môi trường, không tận dụng những tháng ngày thông hành quý giá để đi cho đúng chỗ về cho đúng nơi, không quý sức khỏe để làm những việc đáng làm và tránh những việc không đáng làm, thì ta có ngày hôm nay, những ngày giới nghiêm, không được tùy ý đi lại, không được làm những gì mình muốn, không được…. và không được... (Chợt nhớ đến cái tảng đá khắc hai chữ thư pháp “Nhân Quả” đặt trước nhà của người ta mà tình cờ mới thấy lúc chiều trên mạng! Chủ nhà cũng thẩm thấu Phật lý ra phết đấy chứ!). Nói là lệnh của chính phủ nhưng thật ra lại là ‘oai lực’ của Cô Vi và là sự tự nguyện khóa chân của mỗi người… Cuộc đời còn dài, sự sống là trên hết!

Cuộc đời còn dài, sự sống là trên hết! Nghe cứ y như là tham sống sợ chết. Sống chết là cõi đi về, tử sinh là trò dâu bể. Đó không phải là là câu văn chương sáo ngữ, mà là câu thiền ngữ. Những ngày này, Chùa đã đóng cửa, dán tấm bảng thông báo rành rành ghi mấy chữ đại loại là “…. để hạn chế dịch lây lan, chùa đóng cửa….” tụng kinh, niệm Phật, thiền tập, nguyện cầu và … ăn. Đến thời sự cũng không màng mở ra xem nữa! Dịch đã cao ngất ngưỡng rồi, mở tin tức ra chỉ thấy những con số tăng vọt theo giờ, theo phút! Không muốn xem, để tâm yên tịnh nguyện cầu. Rồi buồn buồn sao đó, cái điện thoại tự nhiên lâu lâu lại reo. Cuộc gọi từ người A, người B, người C, …  “Quen biết khắp thiên hạ, tri âm được mấy người”! Những ngày này, vòng tròn các mối quan hệ xã hội của mình lần lần thu nhỏ lại, từ khắp thiên hạ, thu dần thu dần vô còn mấy vòng tròn đồng tâm nhỏ xíu. Cũng chẳng quan tâm! Tự nhiên thấy mình già trước tuổi.

Có bốn mươi đề mục thiền, ba ngày này lại nhớ nhất là đề mục quán niệm về hơi thở và đề mục quán tử thi và niệm tử. Cũng chẳng xa lạ gì. Bên Myanmar, các đề mục thiền này được dạy phổ biến trong các trung tâm thiền. Người dân Myanmar thường xuyên thực tập thiền theo các đề mục này. Chắc họ sẽ nhẹ nhàng hơn khi đối diện với chuyện sinh ly tử biệt! Không biết Cô Vi ‘thần lực’ đã ‘viếng’ họ chưa? Mở internet ra, nguyên trang mạng toàn đưa tin về Cô Vi khắp thế giới. Mình cũng lo lắng phập phòng. Mình làm được gì đây? Click con chuột qua trang, thấy một bà to con phốp pháp ngoi ngóp, ngoi ngóp, thở không ra hơi bên cạnh các bác sỹ. Chợt nhớ một lần nọ, Đức Phật hỏi các đệ tử sinh mạng của con người kéo dài trong bao lâu. Các đệ tử lần lượt trả lời sinh mạng con người kéo dài mấy chục năm, mấy năm, mấy tháng, mấy mùa, mấy ngày mấy đêm hoặc kéo dài một ngày sáng sinh tối diệt. Đức Phật đều không gật đầu, cuối cùng có một vị trả lời sinh mạng con người chỉ kéo dài trong một hơi thở và được Đức Phật khen ngợi.

Quả thật là như thế, một hơi thở ra mà không trở vào thì đã qua đời khác. Giữa mùa đại dịch, ai người đi trước, ai kẻ đi sau. Mới tuần trước nhắn tin hỏi thăm an ủi người bạn ở bên ổ dịch Seatle, nhận được câu trả lời cám ơn huề vốn như vậy đó. Mà cũng đúng thật! Cô Vi thật là vi diệu, cô bám người ta một cách vô hình vô bóng, đến khi cô ‘hiển linh’ thì người ta trở tay không kịp, thế là … Nhưng đối với người con Phật, chết đâu có dễ sợ gì đâu. Chết là sự kết thúc mà cũng là sự bắt đầu. Kết thúc cho đời này và bắt đầu cho đời sau. Tâm tử khởi lên rồi tâm tục sinh cũng sẽ nối tiếp thôi mà. Chết không có gì đáng sợ. Có những cái chết nặng như núi Thái nhưng cũng có những cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Đời tu sỹ, tàu hủ tương chao rau muối sả cũng đã thấm nhiều, véc xin phòng chống khổ cũng đã tiêm, nên bao nổi đục trong mặn nhạt chua cay đắng chát của cuộc đời cũng chỉ là gia vị cho cuộc sống. Vô thường cũng là thường.. Cũng như các cặp bước vào đời sống hôn nhân. Ai dám bảo đảm với ai người bạn đời của mình sẽ 100% chung đường chung lối với mình cho đến đầu bạc răng long mà không chệch lối. Việc gì đến sẽ đến, vạn sự tùy duyên biến. Tâm sẽ thanh thản hơn, đời sẽ nhẹ nhàng hơn nếu thẩm thấu hai chữ “Vô thường” và “Nhân duyên” mà Phật đã dạy. Kẻ ra đi không đau khổ thì người ở lại luyến lưu làm gì. Bớt bi thương, bớt não nề, tìm hiểu Phật lí và sống những ngày đáng sống. Hạnh phúc hay đau khổ đều do tâm đó mà. Chiều nào đi công phu cũng tụng “Nhược nhơn dục liễu tri/Tam thế nhất thiết Phật/Ứng quán pháp giới tánh/Nhất thiết duy tâm tạo”. Cô Vi ơi là cô vi!

 

 

 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập