Hôn Nhân

Đã đọc: 3180           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thành phố Pomaia, Ý (Lưu trữ #120, Cập nhật lần cuối ngày 23, tháng 4, năm 2008)

Source :  http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=40

Xem thêm tại :

http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=40#sthash.durnzY1J.dpuf

Ngày nay, một trong những lý do chánh mà một người đàn ông và một người đàn bà trở thành bằng hữu là vì tính dục.  Họ hội tụ với nhau vì lạc thú nhục dục.   Thời gian trước đó, hôn nhân có phẩm chất thần thánh --- một cặp trai gái đến với nhau vì sự tôn trọng, với mục đích tạo dựng một loại tổng thể.  Việc đó trở nên có ý nghĩa khi họ lập gia đình với nhau, và hôn nhân được thực hiện với mục đích như vậy là những cuộc hôn nhân tốt đẹp.

Đa số những cuộc hôn nhân hôm nay trở nên thảm khốc bởi vì họ thiếu hẳn mục đích; chẳng có mục đích nào đáng để cho họ kết đôi.  Một cặp trai gái không nên đến với nhau vì chỉ muốn bám chặt lấy nhau; cần phải có nhiều ý nghĩa hơn nữa.  Nhưng sự ham muốn của chúng ta và sự thiếu sáng suốt tạo nên tình huống cực đoan mà cuối cùng là tạo ra xung đột: người phụ nữ quấy động người yêu của mình; người đàn ông quấy động người phụ nữ của mình --- trong bất cứ trường hợp nào, cuối cùng là sự “chia tay.”

Hiện nay, tôi du lịch vòng quanh thế giới và đa số cặp trai gái trẻ đến gặp tôi để thảo luận những vấn đề trong mối quan hệ của họ, nhưng chung quy việc họ đến với nhau vì những động lực sai lầm.  Bất kể quý vị là đàn ông hay là đàn bà, điều quan trọng là đừng quá bám chặt vào mối quan hệ của quý vị, quý vị đừng quấy động người phối ngẫu.  Bám víu thái quá về lạc thú nhục dục là một vấn đề; lạc thú nhục dục là một thứ kích thích.  Quý vị có thể nhận thấy điều đó.

Tuy vậy, đa số các cặp không đến với nhau vì nhục dục.  Mối quan hệ của họ sâu sắc hơn điều đó, vì thế thái độ của họ khác biệt.  Họ rất thoải mái, tự do, bằng cách nào đó, họ chẳng có kỳ vọng lớn lao nào đối với nhau.  Do đó, họ sở hữu một mối quan hệ tốt đẹp.  Tôi chắc rằng quý vị đã từng nhìn thấy những thí dụ về những cặp như vậy, ở đó chẳng có gì để mà bám chặt vào.

 

 

Với kinh nghiệm giới hạn của tôi về thế giới Tây phương, đa số người theo đạo Thiên Chúa, họ tin vào Thượng Đế, và họ có những cuộc hôn nhân đáng tôn trọng.  Họ tin vào điều gì đó sâu sắc hơn bản thân họ và không chỉ sống cho cảm giác lạc thú.  Tôi có thể nói rằng những cặp vợ chồng nầy được Thượng Đế hoặc chúa Jesus ban phước lành.

Dĩ nhiên, ngày nay đa số tin rằng Coca-Cola tốt hơn Thượng Đế.  “Cần tôn giáo để làm gì?”  họ hỏi; “Coca-Cola mát mẻ hơn Thượng Đế hoặc Kinh Thánh.”  Đây là vấn đề của họ.  Vậy làm sao?  Tôi nói giỡn thôi!

 

Ngày hôm sau:

Hàng ngàn người trên thế giới kết hôn mỗi ngày bởi vì thèm khát lạc thú nhục dục.  Những người khác kết hôn chủ yếu vì danh dự: “Anh ấy/Ông ấy nổi tiếng trên thế giới; Anh ấy/Ông ấy vĩ đại.” Còn những người khác kết hôn vì giàu sang hoặc vì quyền lực.  Những điều nầy hoàn toàn là những động lực sai lầm để kết hôn.  Mục đích của hôn nhân là cần phải tránh những cực đoan và đạt được sự thăng bằng trong cuộc sống của quý vị.  Tuy vậy, kết quả thường thường hoàn toàn trái ngược.

Ngày nay, có thể là có rất nhiều người ly dị cũng như kết hôn.  Đừng nghĩ rằng ly dị là dễ dàng.  Về mặt tâm lý mà nói, ly dị có thể là địa ngục.  Nó không đơn giản là “Không sao, thôi tạm biệt,” và rồi chấm dứt.  Nó không giống như vậy.  Trước hết áp lực to tác về tâm lý chồng chất từng ngày và khi nó bung ra giống như đang rơi vào địa ngục.  Vì vậy, các chúng sinh đau khổ như thế đó.

Chúng ta chỉ trích xã hội hiện đại vì những chuyện không tốt nầy, nhưng đó không phải là lỗi của xã hội.  Xã hội chẳng có gì sai cả --- đó là thái độ tinh thần của chúng ta đã phạm sai lầm.  Chúng ta tạo ra tất cả các loại hoang tưởng, bám víu vào cảm giác lạc thú và mọi thứ chấm dứt trong thảm họa.

Phật giáo giải thích rằng chúng ta luân hồi từ kiếp sống nầy sang kiếp sống khác bởi vì tham đắm và rằng chúng ta có thể chấm dứt luân hồi, chấm dứt sự tái sinh, bằng cách từ bỏ lòng ham muốn.  Tham đắm là cái làm cho bánh xe luân hồi xoay chuyển và sự bám víu của chính chúng ta trói buộc chúng ta vào bánh xe ấy; chẳng có ai khác làm cho chúng ta xoay vòng từ kiếp sống đau khổ nầy sang kiếp sống đau khổ khác.

Thí dụ của thế kỷ hai mươi về điều nầy là quý phụ nữ và quý ông kết hôn, trải nghiệm các vấn đề, rồi bám víu vào người khác, và người khác, người khác nữa…. có thể họ xoay vòng vòng qua bốn hoặc năm cuộc hôn nhân chỉ trong một kiếp sống nầy.  Một số người có hàng trăm tình nhân trong đời họ.  Tại sao họ không thể dừng lại?  Tại sao họ vẫn tiếp tục bám víu?  Chẳng có ai thúc đẩy họ phải làm việc nầy; họ tự thúc đẩy bản thân họ.  Họ tiếp tục bám vào; không ngừng nghỉ.  Sự ham muốn trong tự nhiên là hay thay đổi.  Ông Freud cố gắng để giải thích tính dục là nền tảng của phần lớn các vấn đề của nhân loại.  Phật giáo không đồng ý.  Vấn đề chính của nhân loại nằm sâu xa hơn nữa.

Tại một khóa học về các yếu tố tâm thức và tinh thần, Instituto Lama Tsongkhapa, Ý, 1978


Question:  Thưa Lama, có thể nào dạy một dạng thực tập mật tông đã sửa đổi cho những cặp vợ chồng về con đường tâm linh để giúp cho họ hiểu sâu hơn về mối quan hệ tính dục và tâm linh?

Lama:Được chứ.  Nhưng như các văn bản giải thích, quý vị phải dần dần tiếp cận những điều nầy .  Tuy vậy, nếu cặp vợ chồng học tập đúng đắn, họ có thể học được ý nghĩa to tác của thực tập mật tông, sở hữu một mối quan hệ tốt đẹp, và trong phương thức đơn giản, trải nghiệm một phần nào đó của sự thống nhất.

Tuy nhiên, tôi không thể nói cụ thể về điều nầy bởi vì nó dựa nhiều vào cấp bậc phát triển của các cá nhân có liên quan.  Nó tương tự như người muốn sống độc thân:  chỉ vì quý vị sẵn sàng về mặt trí tuệ đối với một loại thực tập nào đó, thực tại có tính chất khoa học --- cái mà Phật tử gọi là duyên khởi của nó --- có thể chống đối nó;  hệ thống thần kinh vật lý, bắt nguồn từ tâm thức, có thể chưa sẵn sàng.  Trong những trường hợp đó, hệ thống thần kinh có thể vỡ nứt dưới sự căng thẳng.

Do đó, bất cứ thực tập nào mà quý vị đang cố gắng để đạt được, quý vị cần phải tiến hành một cách chậm rãi, từ từ và phát triển bản thân một cách hữu cơ.  Nó không phải là điều gì đó chỉ dựa vào những ý nghĩ.  Nếu quý vị dần dần thực tập nó, bất cứ thực tập nào cũng sẽ dễ dàng.  Quý vị không phải thúc đẩy hoặc gò ép bản thân.  Nếu quý vị gắng quá sức, quý vị sẽ không còn đủ sức, sẽ sợ hãi và bấn loạn.

Question: Một số người sử dụng các bài giảng và rồi quyết định sống ở tục giới và thực tập Pháp mà không trở thành tỳ khưu hoặc tỳ khưu ni.  Có dễ dàng để tổng hợp những trách nhiệm thế tục cùng với thực tập tâm linh?

Lama:  Điều đó cũng thế, dựa vào mỗi cá nhân.  Đối với một số người đó là một kinh nghiệm tốt đẹp.  Họ lập gia đình, hôn nhân hạnh phúc, họ cố gắng giúp đỡ và san sẻ với nhau.  Tôi nghĩ rằng điều đó tốt đẹp;  những cặp vợ chồng như vậy cũng là một tấm gương tốt cho những người khác.

Đa số học trò của tôi đã lập gia đình trải nghiệm xung đột và đau khổ không thể tưởng tượng được khi tôi gặp họ.  Tất cả điều tôi có thể làm được là cố gắng giúp đỡ họ để họ được hạnh phúc và có được mối quan hệ tốt đẹp như có thể.  Nhưng, đôi lúc có những  tình huống không được thuận lợi.  Căn bản cả hai người đều không hạnh phúc; họ có nhiều xung đột và nhiều vấn đề trong hôn nhân.  Tôi nghĩ điều nầy rất thông thường.  Điều đó không chỉ hạn chế đối với các học trò của tôi.  Đa số người Tây phương trải nghiệm điều nầy.  Tôi nghĩ sự bám víu, quan hệ tính dục là một trong những vấn đề lớn nhất mà người Tây phương phải đối diện, cho dù họ là thực tập sinh có niềm tin tôn giáo hay không.

 

Tuy nhiên,  có một số người thông hiểu nhau và cố gắng chung sống với lòng tự tế, nhưng điều đó còn tùy thuộc vào cá nhân.  Một số người có thể sống một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc; những người khác thì không thể nào.  Thực sự nó tùy thuộc vào những nhu cầu của mỗi cá nhân vào lúc đó.

Từ buổi phỏng vấn với một thần học gia Thiên chúa giáo, Tu Viện Kopan, Nepal, 1977.


Hỏi:  Thưa Lama, nhiều người gặp vấn đề trong hôn nhân.  Ngài có ý kiến gì về điều nầy?

Lama:  Hỏi tôi có ý kiến gì không?  Có !  Họ chẳng hiểu nhau.  Họ thiếu sự trao đổi.  Điều nầy tạo ra nhiều vấn đề.  Đa số người, đặc biệt là giới trẻ, lập gia đình vì những lý do phiến diện:  “Tôi thích anh ấy; chúng ta hãy lấy nhau; Tôi thích cô ấy, chúng ta hãy lấy nhau.”  Chẳng có suy nghĩ chi nhiều về việc làm thế nào để chung sống với nhau lâu dài hoặc chẳng hề có sự phân tích nào về cá tính của mỗi người.  Con người bị ảnh hưởng rất nhiều về ngoại hình;  cái đẹp chân thật nằm nơi nội tại.  Khuôn mặt và cá tính của con người liên tục thay đổi; quý vị không thể nào dựa vào nó.

Bởi vì chúng ta thiếu trí tuệ để hiểu biết về những phẩm chất nhân bản, nội tại của mỗi chúng ta, chúng  ta dễ dàng bất kính với người phối ngẫu.  Khi mọi chuyện xảy ra không như chúng ta trù hoạch, khi người phối ngẫu của chúng ta không còn hấp dẫn, hôn nhân của chúng ta thất bại.  Đó là bởi vì hôn nhân được xây dựng trăm phần trăm trên bản ngã; đó là mối quan hệ hoàn toàn dựa vào bản ngã.  Hèn gì hôn nhân chẳng thất bại.

Hôn nhân được xây dựng dựa vào sự thông cảm, hiểu biết, sự trao đổi và những cố gắng chân thành để giúp đỡ lẫn nhau sẽ có được cơ hội tốt hơn để hôn nhân được bền vững.  Sự trao đổi về tinh thần tốt hơn nhiều so với sự trao đổi về thể xác.  Điều đó rất quan trọng.  Các mối quan hệ phiến diện,  phần lớn những điều dựa vào những yếu tố bên ngoài, không bao giờ bền vững.

Tỷ như nói một cặp vợ chồng mua một món đồ nội thất mới.  Người chồng nói, “Để ở đây,” người vợ nói, “Không, để ở đằng kia,”  và sau đó cuộc tranh đấu xảy ra.  Ở đây, ở kia, có gì khác biệt?  Thực là ngu ngốc và hẹp hòi, nhưng mà các câu chuyện xảy ra là như vậy.

Tại một buổi nói chuyện công cộng ở Los Angeles, 1975.


Hỏi: Lama, ngài nghĩ sao về hôn nhân?

Lama:  Hôn nhân tốt mà; bởi vì có hôn nhân, anh và tôi đã hiện hữu trên địa cầu.  Không có hôn nhân đa số chúng ta không thể hiện hữu.  Tôi có vài người bạn Thiên Chúa Giáo mà tôi thích và kính trọng rất nhiều.  Nhiều cặp vợ chồng Thiên Chúa Giáo có được mối quan hệ tốt đẹp bởi vì họ gìn giữ tình thương của thượng đế trong tâm.  Tôi cũng nghe nói thái độ của họ về quan hệ tính dục là để sinh sản, không phải để hưởng thụ.  Tôi nghĩ rằng đó là một ý tưởng rất hay.

Hỏi:  Việc ngừa thai thì sao?

Lama:  Tôi sẽ không nói về quan điểm của Phật giáo; tôi sẽ nói về quan điểm của một tỳ khưu.  Tôi phải thận trọng.  Tuy nhiên, sự quan sát của tôi về thế giới Tây phương thì việc ngừa thai là một điều rất tốt bởi vì nhiều người trẻ chưa sửa soạn để có con và khi có, thay vì họ trưởng thành hơn thì họ nổi điên.  Tôi có những người học trò như vậy.  Họ trẻ tuổi, rất là thông minh và học cao, nhưng khi bắt đầu có con họ trở nên khổ sở không thể tưởng tượng nổi.  Tôi đã từng nhìn thấy những cô gái thông minh, thạo đời trở nên khủng khiếp, không có khả năng, không hạnh phúc, và không yêu thương người chồng của họ; họ chán ghét tất cả.  Thật là khó tin.  Nếu những cô gái đó không có con, theo thời gian, họ có thể phát triển vô cùng tốt về mặt tâm linh.

Tư cách làm cha mẹ mang đến nhiều nghĩa vụ xã hội; có một đứa con là một trách nhiệm to tác.  Vì vậy, đối với những người không thể khống chế ham muốn lạc thú nhục dục, việc ngừa thai là cần thiết.  Hơn nữa, nếu quý vị có thể phòng ngừa việc có thai ngoài ý muốn, quý vị tránh khả năng có thể bị xem là giết thai nhi bằng cách phá thai.  Phật giáo giải thích rằng đối với một chúng sinh từ trạng thái trung gian vào sự tái sinh làm người nơi tử cung của người mẹ cần được khỏe mạnh và không bị cản trở.  Nói một cách khác, các điều kiện cần phải hoàn hảo.  Nếu quý vị làm gián đoạn các điều kiện xuyên qua việc ngừa thai, điều nầy không sao cả.  Điều nầy chắc chắn tốt hơn là nổi điên.  Đây là sự quan sát của riêng tôi; tôi mong rằng nó sẽ không làm ai phiền lòng.

Hỏi:  Lama, còn việc phá thai thì sao?

Lama:  Đối với những Phật tử, việc phá thai rất là khó khăn.  Đây là câu hỏi về đạo đức, hoặc đạo đức học.  Nhưng mà đây là một câu hỏi tương đối.  Coi như quý vị không có phá thai và rằng trong vòng hai mươi năm tới, cuộc sống của quý vị khổ sở.  Và thêm nữa sự khốn khó đến từ việc không phá thai.  Trong cách tương đối, cái gì tệ hơn?  Tốt và xấu tương đối; nghiệp tốt và nghiệp xấu đều tương đối.  Tôi không khẳng định điều gì ở đây; chỉ là để cho quý vị suy nghĩ về điều nầy.

 

Tại một lớp về cái chết và sự tái sinh, London 1981

Xem thêm tại:

http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=40#sthash.durnzY1J.dpuf

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập