Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Gặp gỡ nhạc sĩ Uy Thi Ca

Đã đọc: 4305           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nhạc sĩ Uy Thi Ca (UTC), tên thật Phùng Quất San, Pháp danh Từ Lược, sinh ngày 6-6-1938 tại Sài Gòn, tốt nghiệp các Trường Ðại học Sư phạm, Luật, Ngoại ngữ và âm nhạc ở Sài Gòn (1965). Vào nghề dạy học từ nãm 1959. Giai đoạn 1976-1997, phụ trách công đoàn giáo dục, ban giám hiệu, dạy văn, nhạc và Anh ngữ. Hiện nay là hội viên Hội Luật gia Việt Nam (từ 1990), cộng tác viên văn học, nghệ thuật, báo Giác Ngộ, nội san Vô Ưu, Ðạo Phật Ngày Nay...

Tác giả của tuyển tập ca khúc Tiếng chuông từ bi dành cho các GÐPT (1992), tuyển tập ca khúc Về nguồn gồm 150 ca khúc và những bài thơ, bài viết về văn học, triết học Phật giáo.

Ðến nay, số bãng, đĩa hình ca múa nhạc Phật giáo đang lưu hành, có sáng tác của UTC trên 30 album. Trong các tuyển tập ca khúc của TƯGH, THPG TP.HCM và trên 15 đặc san, tập nhạc tuyển của các GÐPT đều có bài của UTC.

Ông đã được nhiều giải thưởng, bằng khen, bằng công đức của các hội thi, tự viện, GHPGVN về những đóng góp tích cực cho vãn nghệ Phật giáo. Sau đây là cuộc trò chuyện với nhạc sĩ UTC nhân dịp Xuân về.

Những ca khúc của anh đã được sử dụng rộng rãi. Vậy quá trình phát triển ra sao?

UTC: Từ 1990 - 1993, TT.Thích Ðồng Bổn phát hành chính thức nhiều đợt các băng ca nhạc Hoa Sen Trắng 1, 2, 3 trong đó có nhiều bài của UTC.

Từ 1993 - 1998, hơn 20 ca khúc của UTC đã được phổ biến qua các băng, đĩa như Giọt nắng lung linh, Xuân Di Lặc, Tình khúc Vu lan, Tiếng chuông Từ bi, Tình ca Vu lan.

Từ 2000 - 2003, các trung tâm băng đĩa hải ngoại Trường Thanh, Hương Lan, Như Quỳnh, Hương Ðạo,... và các chương trình lễ hội với những CD Từng giọt ma ni 1, 2, 3 , 4 (HT.Thích Thông Bửu) đã sử dụng gần 20 ca khúc của UTC. Chương trình nghe nhạc miễn phí của chùa Phật Quang đã phát tặng hàng ngàn CD 16 ca khúc của UTC. Thiền viện Sùng Nghiêm (USA) đến nay đã phát hành 6 CD với trên 60 ca khúc (thơ phổ nhạc) của UTC, Giác An. Nhiều CD do UTC, Giác An, Quý Luân phổ thơ của Tuệ Kiên, Tuệ Nga, Thích Giác Nhiên cũng đã phát hành tại Mỹ.

Ðầu năm 2005, live show 17 ca khúc của UTC và VCD Tiếng chuông Từ bi, Mừng lễ đức Phật Thành đạo đã được thực hiện tại chùa Phật Quang. Giữa năm 2007, NXB Văn nghệ phát hành CD 10 ca khúc Dưới mái trường em, mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-07.

Hiện nay, các trung tâm băng đĩa hải ngoại và Gia Huy Music vẫn tiếp tục liên hệ để thu âm những ca khúc của UTC. Website của nhiều trung tâm văn hóa, thiền viện... trong và ngoài nước đang giới thiệu những bài hát của UTC.

Gần đây, nhiều băng đĩa của UTC và các tác giả khác đã được sao chép, phát hành tự do, không kiểm soát được.

Tôi thấy giai điệu và ca từ nhiều ca khúc của anh rất thu hút người nghe. Vậy, anh đã sáng tác như thế nào?

UTC: Tôi thường viết nhạc từ 20 giờ đến 00 giờ, ngồi thiền 90 phút. Khi có yêu cầu đột xuất thì viết liền từ sáng đến tối. Chính nhờ thiền đã luôn giúp tôi sống trong tỉnh thức. Viết nhạc đạo với tất cả tâm hồn là cách thể hiện định hướng phục vụ của tôi.

 

Nhạc sĩ có thể cho biết vài sáng tác nổi bật?

UTC: - Ca khúc Thương nhớ trường xưa, giải nhất sáng tác, hội thi văn nghệ ngành Giáo dục, quận 4, TP.HCM (1979).

- Ca khúc Umdambara, giải thưởng đặc biệt, hội diễn văn nghệ PG-TP.HCM (1989).

- Ca khúc Bồ tát Thích Quảng Ðức, giải nhất hợp xướng, hội thi chào mừng Ðại lễ Vesak-TP.HCM (2008).

- Ca khúc Trưng Nữ Vương được chọn vào Tuyển tập Sử ca VN của Nhà Văn hóa và NXB Thanh Niên TP.HCM (2008).

- Ca khúc Tiếng chuông Từ bi mở đầu chương trình tu học Phật pháp Tiếng Từ bi của nhóm PT Ðạo Tâm, Texas - USA, phát thanh hằng tuần từ nhiều năm nay.

Được biết anh đang là hội viên Hội Luật gia Việt Nam. Vậy anh thấy có gì tương quan giữa các hoạt động văn hóa Phật giáo của anh với những công tác làm luật của Hội?

UTC: Nhiều năm giữ trách nhiệm Phó Chi hội Luật gia ở phường nhà (1998-2002), tôi đã thấy rõ ảnh hưởng tích cực của tư tưởng Phật giáo đối với công tác pháp luật. Chính hoạt động văn hóa PG của tôi đã góp phần phát huy tinh thần “Luật pháp trong Phật pháp” của người làm luật. Từ đó, những đồng sự thân quen của tôi đã tiếp cận với Triết học Phật giáo và làm việc với tâm thái mới. Ðến nay, tôi đã có nhiều “Đạo hữu” trong lĩnh vực này.

Qua các hội thi văn nghệ, anh có ý kiến gì đối với hoạt ðộng văn nghệ của các GÐPT?

UTC: Nói chung, các GÐPT có chuyển biến tốt về nhiều mặt, nhất là về sinh hoạt văn nghệ. Trong các hội diễn các năm qua, chúng ta thấy rõ sự đầu tư phong phú, đa dạng cho các tiết mục dự thi đã được mọi người đánh giá rất cao. Tinh thần thi đua của anh, chị em tham gia cũng rất phấn khích nhờ sự quan tâm sâu sắc của chư tôn đức trụ trì tự viện.

Hiện tại, tôi thấy các GÐPT vẫn mong sao, mỗi năm hay ít nhất hai năm một lần, Ban Văn hóa THPG TP.HCM cho tổ chức hội thi để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho văn hóa, văn nghệ PG trong giai đoạn mới hiện nay. Ðây cũng là một hoạt động thiết thực của các Ban Văn hóa tỉnh, thành trực thuộc TƯGH để tạo sân chơi lành mạnh cho các GÐPT Việt Nam phát huy tiềm năng văn học, nghệ thuật của người con Phật.

Nhân dịp Xuân về, anh có mơ ước gì cho riêng mình?

UTC: Cũng như đạo hữu, tôi vẫn nhớ lời Phật dạy: “Quá khứ không truy tìm. Tương lai không ước vọng. Hiện tại, vui tâm thiền”. Tuy nhiên, với lòng mong mỏi mọi người đều sống tốt với nhau, tôi chỉ có một điều ước duy nhất. Ðó là “Ước mơ thế giới hòa bình”!

Cảm ơn nhạc sĩ.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)