Văn học Phật giáo

Phật học không thuộc về riêng ai hết. Văn học Phật giáo là sự sáng tác của từng cá nhân góp lại, xuất phát từ nguồn cảm xúc của các hiện tượng đời sống, được miêu tả, phản ảnh trực tiếp, bằng nhận thức, lý giải và thái độ sống động qua những lời Đức Phật đã dạy.
Một trong những nét đơn giản của Văn học Phật giáo là bản chất của thuật ngữ, luôn luôn mang tính nhắc nhở, hướng dẫn tinh thần cho mỗi cá nhân, tự chiêm nghiệm, tự kiểm chứng, bằng những trình độ tu tập khác nhau, mà tìm ra phương cách dung hòa, hầu giúp cho mình và cho người có một cuộc sống tốt đẹp, trong gia đình và xã hội.
Điều này có thể được diễn đạt một cách rõ ràng bằng Tám chữ Chánh trong con đường ở giữa mà Đức Phật đã tìm ra để làm bánh xe chuyển Pháp của Ngài. Những lời nói của Đức Phật đã được ghi chép lại, theo các dòng tư tưởng khác nhau và phân chia ra thành nhiều thể loại sáng tạo của văn bản như : " Văn xuôi hay thơ...". Mục đích là để chỉ dẫn cho người đọc, người nghe, sự lợi ích của việc quy y, hành trì Phật pháp.
Kinh Phật là nền văn học đặc trưng trong sinh hoạt nhân gian, bởi vì, đời sống của Đức Phật và các tăng, ni, vốn sống giữa nhân gian, không mang tính chất của sinh hoạt thành thị hay một thế giới nào khác. Tùy cơ duyên, mà Ngài và các đệ tử đưa ra những bài thuyết pháp thích nghi, không ngoài ước vọng giải thoát để làm lợi ích toàn diện cho mọi người.
Dòng văn chương bình dân này, thuộc tính đa, khái quát, hình tượng, liên tưởng… và thường không chỉ một nhân vật nào cụ thể, mà chỉ một hiện tượng nổi bật, trong hoàn cảnh nào đó bằng sự thẩm định chính xác và rất rõ ràng, thí dụ như :
Tứ Diệu Đế là sự đúc kết lại của một cái nhìn tổng quát về sự khổ thường trực của con người và cách giải thoát cái khổ này trong tiến trình thay đổi không dừng của bốn giai đoạn : Sanh, già, bịnh, chết, của muôn loài.
Trong giai đoạn phát triển nguyên thủy của Phật học, lời Đức Phật dạy chủ yếu là sự truyền miệng trong phạm vi đạo đức học, mang tính cách nội tại, để nhắc nhở con người sống đời hướng thiện, bằng bốn chữ : TỪ, BI, HỶ, XẢ.
Văn học Phật giáo không phải là một vật phẩm bất biến, mà là một quá trình tương tác giữa những lời dạy của Đức Phật và người đang đi tìm đạo hay đang tu đạo của Ngài, thông qua ngôn ngữ trong sự kiến tạo xã hội của con người, luôn luôn biến chuyển theo luật nhân quả, sinh ra và diệt đi, không ngừng.
Đây cũng chính là lý do mà Văn học Phật giáo có thể, luôn luôn, được hiểu theo nhiều cách, dựa trên phương diện thời gian, không gian, bao gồm : quá khứ | hiện tại | tương lai, trong những hoàn cảnh khác nhau.
Hình ảnh là nguồn cảm hứng vô tận của văn học Phật giáo nguyên thủy. Đức Phật là hình ảnh của một con người, khơi nguồn từ lẽ vô thường, từ tính chất mong manh của cuộc sống. Một con người được mô tả trong sự sống bình dị, không ngoài mục đích duy nhất của đời sống, là cởi bỏ mọi ràng buộc cho muôn loài.
Văn học Phật giáo là cái trọng tâm toàn diện bao la được thấy : Một là Tất cả và Tất cả là Một, mà Pháp giới duyên khởi có nói rất rõ từng chi tiết.
Văn học Phật giáo cũng có thể lý luận tương tự đối với tính liên kết của các Kinh văn. Mỗi Kinh văn đều có sự dẫn chiếu về nội dung hay ý nghĩa liên quan đến những Kinh văn khác, nhưng điều này không bắt buộc phải nói là bất kỳ Kinh văn nào cũng đều có dẫn chiếu này.
Văn học Phật giáo thường mang tính đối thoại và tình huống qua những đề tài, giản dị, súc tích, sinh động thú vị hay đẹp, giữa Đức Phật và người học Phật, dựa trên nền tảng giáo dục, dùng trí tuệ để nhận xét sự việc làm chuẩn.
Phật học không thuộc về riêng ai hết. Văn học Phật giáo là sự sáng tác của từng cá nhân góp lại, xuất phát từ nguồn cảm xúc của các hiện tượng đời sống, được miêu tả, phản ảnh trực tiếp, bằng nhận thức, lý giải và thái độ sống động qua những lời Đức Phật đã dạy.
Hãy nên can đảm tự sử dụng trí tuệ của chính mình để xây dựng nền Văn học Phật giáo Việt Nam, như các vị thầy tổ và các triều đại nhà Vua đã làm trong tinh thần, hòa đồng, tự chủ, tự lực, tự cường và sự thanh cao giải thoát của đạo Phật, cho những ai muốn theo con đường chân thiện mỹ mà Đức Phật chỉ dạy trong đời sống thực tại này.
Kính bút
TS Huệ Dân
Theo: chua-phuoc-binh.com
- Tinh hoa tư tưởng Cổ Việt Nguyễn Viết Hồng
- Huê Nghiêm: Ngôi tổ đình 300 năm tuổi ở đất Sài Gòn - Gia Định Pháp Đăng/Báo Giác Ngộ
- Nét Văn Hóa Phật Giáo Thời Đại về đâu sen và sóng? Trần Kiêm Đoàn
- Nguyễn Lang: Việt Nam Phật Giáo sử luận Nguyễn Lang
- Tổng luận về Văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại Tâm Huy - Huỳnh Kim Quang
- Tản mạn về danh từ ‘cá sấu’ Vết tích phương Nam trong tiếng Hán (phần 1) Nguyễn Cung Thông
- Dẫn vào thế giới Văn học Phật giáo Thích Tuệ Sỹ
- MỤC LỤC THAM LUẬN HỘI THẢO “Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long” Thích Nhật Từ
- Tinh thần dung hợp tư tưởng Phật – Lão – Nho trong văn học Phật giáo thời Lý – Trần Tạp chí Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, H, số 2, 2002
- Con người hành hương trong thơ Thiền Lý Trần và Đường Tống Lê Thị Thanh Tâm
- Sự kết nối thơ thiền xưa và nay Hoàng Thị Ngọc Bích
- Vần thơ sinh tử của Vô Nhị thượng nhân Nhật Chiêu
- Bài thơ thiền của Trần Nhân Tông Hà Thúc Minh
- Bài kệ duy nhất của thiền sư Quảng Nghiêm Giác Minh Duyên
- Ngôi chùa và tiếng chuông Hàn Cung Thương
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tiễn người đi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Từ Bi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Thầy Thích Minh Đức thi hóa Bạch y Chơn ngôn qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân Bạch Y Thần Chú
- Diễn nghĩa Bạch y chân ngôn trong tiếng Phạn (Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân).
- Diễn nghĩa Triṃśikā câu hai
- Diễn nghĩa Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn câu một
- Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (Trích trong Tinh Hoa Phật học, TS Huệ Dân) Phần một
- Nội dung của kinh trí tuệ siệt việt vượt qua bờ bên kia (bản ngắn)
- Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa (Bản dài)
- Bát Nhã Tâm Kinh Diễn Nghĩa
Được quan tâm nhất

![]() |
Bài thơ thiền của Trần Nhân Tông 17/11/2009 05:54:00 |
![]() |
Tinh thần dung hợp tư tưởng Phật – Lão – Nho trong văn học Phật giáo thời Lý – Trần 24/04/2010 11:25:00 |
![]() |
Bài kệ duy nhất của thiền sư Quảng Nghiêm 17/11/2009 05:49:00 |
![]() |
Con người hành hương trong thơ Thiền Lý Trần và Đường Tống 22/04/2010 12:14:00 |
![]() |
Sự kết nối thơ thiền xưa và nay 09/04/2010 10:12:00 |
MỤC LỤC THAM LUẬN HỘI THẢO “Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long” 17/07/2010 15:27:00 |
![]() |
Vần thơ sinh tử của Vô Nhị thượng nhân 09/01/2010 02:02:00 |
![]() |
Văn học Phật giáo 14/12/2010 16:18:00 |
![]() |
Ngôi chùa và tiếng chuông 17/11/2009 05:41:00 |
![]() |
Dẫn vào thế giới Văn học Phật giáo 01/12/2010 16:07:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)