Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Người Phương Tây hãy trở về với đạo Thiên Chúa Giáo

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, tác giả của rất nhiều quyển sách nổi tiếng rất vui mừng nếu người Thiên Chúa cứ giữ đạo Thiên Chúa, người Sikhs vẫn giữ đạo Sikhism và người vô thần vẫn cứ sống với chủ nghĩa nhân đạo thế tục.
Nhà lãnh đạo tâm linh Phật giáo nổi tiếng thứ hai trên thế giới sẽ đến Vancouver vào mùa hè này để mang thông điệp có thể gây ra sự cộng hưởng cho cộng đồng dân cư bờ biển tây, những người đang đứng ở giữa sự lựa chọn hài hoa tâm linh cả đông và tây.
Là một thiền sư người Việt Nam, thầy Thích Nhất Hạnh còn là một nhà hoạt động cho hòa bình và môi trường chỉ đứng thứ hai sau đức Dalai Latma không hề muốn tất cả người dân Bắc Mỹ trở thành Phật Tử
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, tác giả của rất nhiều quyển sách nổi tiếng rất vui mừng nếu người Thiên Chúa cứ giữ đạo Thiên Chúa, người Sikhs vẫn giữ đạo Sikhism và người vô thần vẫn cứ sống với chủ nghĩa nhân đạo thế tục.
Tuy nhiên, thiền sư 84 tuổi này lại khuyến khích mọi người cùng đối thoại liên tôn giáo. Thầy tin rằng điều này sẽ giúp tăng cường sự vững mạnh về lời phát nguyện của mình đối với những lời dạy của vị thầy sáng lập ra tôn giáo của mình.
Trong khi Phật giáo là một trong những tôn giáo phát triển rất nhanh ở Vancouver, những người tự nhận mình là người Thiên Chúa Giáo vẫn là đông nhất, khoảng 54% số dân ở đây.
Tuy nhiên, rất nhiều người ở bờ biển Tây tự nhận mình là người Thiên Chúa Giáo đang bình thường hóa về nó. Họ có thể tin chúa Jesu có một mối quan hệ đặc biệt với Thượng Đế nhưng lại không quan tâm đến việc đến nhà thờ để nghe giảng.
Thầy Nhất Hạnh sẽ hướng dẫn khóa tu năm ngày tại trường đại học British Colombia vào ngày 8/8 và giảng cho công chúng tại Orpheum vào ngày 14/8 hướng đến rất nhiều người nghiên cứu về Thiên Chúa Giáo cũng như cộng đồng tâm linh rộng lớn hơn kể từ sau quyển sách “Chúa Và Phật là hai anh em “ bán rất chạy vào năm 1997.
Theo cách viết của thầy trong quyển sách “Chúa và Phật là hai an hem” mô tả sự tương đồng giữa đời sống và lời dạy của đức Phật và Chúa Jesus.
Cả Phật và chúa, theo lời thầy Nhất Hạnh, là tương đồng.
Cả hai đều là những vị thầy vô cùng trí tuệ, những người đã chuyển đổi và giác ngộ ở độ tuổi 30.
Cả hai đều bắt đầu trong việc đổi mới truyền thống của mình, Ấn Độ Giáo và Do Thái Giáo.
Cả hai đều dạy con đường để đương đầu với cuộc sống đầy cám dỗ và khổ đau.
Cả hai đều được xem là những con người cao quý chứ không phải là những vị thánh.
Ngọc Hằng dịch
Theo Communities.canada.com
- Sen quê màu hạ Nguyễn Đức Sinh
- “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng Mỵ (Mị) Chu, Diễn Chu, bồ cu, bồ câu … Bùi Chu” (phần 39) Nguyễn Cung Thông
- Tạo phước từ những điều đơn giản! An Tường Anh
- Niềm vui! Chân chính hay nghiệp lực khổ đau!? Chánh Bảo Trung
- Đại Thí Trường Vô Già_Thi hóa Tâm Tịnh thi hóa
- Thuơng nhớ Bạc Liêu Ngọc Hằng
- Nhân nhớ về thi sĩ Bùi Giáng và những bài thơ Haiku, viết thơ cho bạn Nguyên Nghĩa
- Làm website Phật Giáo-Dễ hay khó Ngọc Hằng
- Tịnh xá Ngọc Minh- Đã cho con sự bình an giữa cõi đời Ngọc Trí
- Ngôi nhà hoa nắng Ngọc Hằng
- 8. Vĩnh Nghiêm-Niềm Vui Còn Đó! Thích Thiện Hữu
- 7. Tháng Ngày Yên Ả! Thích Thiện Hữu
- 3. Tháng Năm Làm Điệu Thích Thiện Hữu
- Giấc mộng Hồng Lâu Ngọc Hằng
- Ngôi sao xanh trên bầu trời xa xứ Ngọc Hằng
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Phật giáo đầy an lạc ở Bhutan
- Thái Lan: Các nhà sư dạy nam tính cho người đồng giới
- Hoa Kỳ: Đức Dalai Latma nhấn mạnh đến tầm quan trọng của bình an nội tại trong buổi pháp thoại ngoài vườn Tòa Bạch Ốc
- Thái Lan: Nói không với rượu bia trong ba tháng an cư
- Nếu Đức Phật là một CEO: Tứ vô lượng tâm trong kinh doanh
- Quan điểm của một bạn Thiên Chúa Giáo khi đọc tập sách “Chúa và Phật là hai anh em”
- Trung Hoa giúp Nepal phát triển thánh tích Phật giáo ở Lâm Tỳ Ni
- Ấn Độ: Lễ cưới theo truyền thống Phật Giáo tăng mạnh
- Đức Dalai Latma: Phật giáo là một môn học thuật
- Hoa Kỳ: Một bác sĩ nghiên cứu về bí ẩn của thiền
Được quan tâm nhất


Trên đời này có những người chưa hiểu Tôn Ngộ Không là Ai, Xuất xứ từ đâu, và tại sao là một nhân vật quan trọng trong Truyện Tề Thiên Đệ Thánh, mà họ vẫn làm, tự tôn thờ cái bản ngả to như những Tôn Ngộ Không ở sở thú được du khách tới xem.
Xin bạn vui lòng chuyển lời cho ông Tôn Ngộ Không giả này, nên trở về làng Phật học Việt Nam, nơi đó có rất nhiều Ngài Trần Huyền trang mà thọ giáo.
Kính bút
Thanh Liêm
Nhóm nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Âu châu
Site web đang cộng tác : phathocvietnam.com
Ngoài mục đích để đi dưới chân. Đôi giầy và đôi hài vẫn có những sự khác biệt với nhau. Huống chi sự so sánh hai nhân vật trong lịch sử một cách vô ý thức. Trong câu ca dao Việt Nam, người ta thường nói : Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe. Không biết mà cứ thích nói những điều mình không am tường, thì chỉ để lộ cái dốt nát và ngoan cố của mình cho thiên hạ cười chê.
Chân không mang đôi hài là những nét đẹp còn nhiều huyền thoại trong truyện cổ tích ngày xưa. Chân không để lộ đôi hài là điều người ta thích nhất trong hạnh đẹp giản dị của người phụ nữ.
Tuy nhiên người ta không thể dùng đôi hài so sánh với đôi giày được, mặc dù cả hai đều dùng cho chân không.
Chân không mang đôi hài là làm tôn dáng cho người phụ nữ. Còn chân không mang đôi giày, có nghĩa hàm chứa đàn ông, đàn bà mang cũng được không có sự khác biệt.
Kính bút
Thanh Liêm
Vấn đề không phải là Ngài muốn hay không muốn. Vấn đề là những người đó muốn hay không muốn. Tại sao lại xen vào quyết định của người khác như thế?
Trân trọng
độc giả không là Phật tử , cũng không là tín đồ Phật
Kính, Thưa, Gởi, là những thuật ngữ thường dùng để viết một cách lịch sự tối thiểu trong cách hành văn. Đứng trong phong cách viết bình phẩm của bạn. Việc này bạn còn thiếu văn hóa đó. Chuyện nhỏ mà không chú ý trong cách sống, thì chuyện lớn không dễ thành. Hình ảnh người con xứ Việt lúc nào cũng được người ta xem là người chăm chỉ, cần mẫn, xuyên năng học hành, và thành công rất nhiều trong nhiều lãnh vực khác nhau.
Chuyện Tôn Ngộ Không là nhân vật quan trọng trong huyền thoại. Đọc và chiêm ngưỡng là ý thích riêng của mỗi người. Còn chuyện bài viết của Sư Ông, bạn thích tư tưởng này, thì ban nên hành theo cá nhân của bạn. Khi bạn đã tỉnh thức rồi, thì cũng có thể truyền lại cho những ai thích không có muộn.
Trước tiên hãy thực hành và kiểm chứng như lời của Đức Phật đã dạy :"Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Người Phật tử tin Phật là Đấng giác ngộ đã thành, bởi vì năm pháp tu Ngũ căn của Ngài kiểm chứng được. Đức Phật không bao giờ bắt buộc ai tin một điều gì mà không suy luận, không giải thích và không chứng nghiệm được.
Ngài nói: "Ai tin Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta", và hy vọng rằng sư Ông đừng nên dùng câu này mà làm câu thư pháp của mình, như ông đã thường mượn những câu của Quan Thế Âm, biến nghĩa theo văn tự của mình rồi cho là của mình. Người tu Phật đã được Đức Phật dạy rất rõ ràng qua các chữ :
Chính kiến, tiếng pali viết là Sammàditthi : Hiểu biết đúng đắng.
Chính tư duy, tiếng pali viết là Sammàsankappo : Suy nghĩ chân chính.
Chính nghiệp, tiếng pali viết là Sammàkammanto : Hành động chân chính không làm viêc giả dối.
Chính ngữ, tiếng pali viết là Sammàvàcà : Lời nói chân chính trung thực.
Tin Phật là Đấng giác ngộ đã thành không phải chỉ để tôn thờ, sùng kính, lễ lạy mà để thực hành tu tập theo Ngài, để mình cũng được thành Phật như Ngài, tức là tin vào khả năng thành Phật của chính mình.
Nếu muốn hiểu Phật học, buổi đầu, nên tìm học những phần Phật học cơ bản, cũng như một người muốn trở thành nhà văn, trước hết, phải học, biết và viết những chữ cái, học ráp chữ và đánh vần, học ngữ pháp viết chính tả, và cách dùng ý nghĩa của các từ ngữ cho chính xác, sau đó mới học và tập cách làm văn…
Hình ảnh vật thể tuy có hình hài và công dụng sử dụng gần giống nhau, ngoài mục đích để đi dưới chân. Đôi giầy và đôi hài vẫn có những sự khác biệt với nhau. Huống chi sự so sánh hai nhân vật trong lịch sử một cách vô ý thức. Chân không mang đôi hài là những nét đẹp còn nhiều huyền thoại trong truyện cổ tích ngày xưa. Chân không để lộ đôi hài là điều người ta thích nhất trong hạnh đẹp giản dị của người phụ nữ. Tuy nhiên người ta không thể dùng đôi hài so sánh với đôi giày được, mặc dù cả hai đều dùng cho chân không. Chân không mang đôi hài là làm tôn dáng cho người phụ nữ. Còn chân không mang đôi giày, có nghĩa hàm chứa đàn ông, đàn bà mang cũng được không có sự khác biệt.
Xin chúc bạn thành công trong việc học Phật năm pháp tu Ngũ căn của Ngài, tiếp theo đó là bạn có thể phát huy và bảo tồn Phật pháp qua Phật tánh sẳn có trong bạn, không cần phải bắt chước và hay theo những cái ảo tưởng bên ngoài.
Xin bạn đừng nghĩ rằng mình nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Âu châu mà đã hiểu hết tín ngưỡng tôn giáo của người Âu châu. Tôi chỉ là người nghiên cứu Phật học Việt Nam, chứ không phải là nhà Nghiên cứu tín ngưỡng tôn giáo của người Âu châu. Xin bạn nên sử dụng từ vựng để diễn đạt chính xác.
Kính chúc bạn thành công,
Kính bút
Thanh Liêm
Thành tựu các hạnh lành
Tâm ý giữ trong sạch
Ấy lời chư Phật dạy"
Ai mà thực hành theo điều này thì là Phật tử chứ còn gì nữa!!!
Nam Mô Thường Bất Khinh Bồ Tát Ma Ha Tát
Đạo Phật đã đến lúc nên thay đổi 1 chút nhưng vẫn phải giữ cái thanh quý và cao sạch của đạo pháp để hòa nhập với cuộc sống mới và hiện đại nhưng vẫn đưa hàng chúng sanh mê muội ra khỏi sông mê bể khổ.
Tôi không có ý chê trách ai mà đó là sự thật,tôi vô tình nghe một đoạn pháp hay và tôi muốn nói lên suy nghĩ của chính tôi,"10 kiếp tu hạnh thân đàn ông,5 kiếp không tu mang xác đàn bà" là quan niệm quá lỗi thời vì bây giờ nam đôi khi không còn giữ được sự cao quý đôi khi con gái hơn nhiều,nam nữ bây giờ bình đẳng nên cứ cứng nhắc theo 1 sự không còn thật thì đạo Phật sẽ không giữ được chân phật tử nữa.
Đây là lời nói thật của tôi chứ không có ý phỉ báng đạo hay các bạn,cũng không muốn các bạn nghe theo mà chỉ để đọc và để nghĩ.
thân
theo lời đức phật dạy .Ai ăn nấy no,ai làm nấy chịu..
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)