Cảm Nhận Nhạc Của Tác Giả Thích Nhật Từ Những Tác Động Tích Cực Vào Đời Sống Tâm Lý - Xã Hội

Chúng con xin phép được thay mặt những tâm hồn còn đau khổ, những trái tim còn rạn nứt, những người già neo đơn, những trẻ em mồ côi, những nhóm người yếu thế…xin kính tri ân người, một vị Thầy cao cả, bao la trong tình yêu thương, vì chỉ có cảm xúc yêu thương chân thành mới trải ra rất nhanh thành lời thơ, ca từ sâu lắng, rung động vào trái tim bao người như thầy đã viết,đã làm được !
Khi nghe nói về giới tu sĩ viết nhạc Phật, lẽ thường ai trong chúng ta sẽ nghĩ rằng mục tiêu lớn hướng đến của quý tăng ni là hoằng pháp, thay lời giảng dạy về đạo pháp cho Phật tử và chúng sanh nói chung. Và rồi những ai đã từng dự buổi ra mắt album tập nhạc “Quê hương-Đạo pháp Việt Nam”của TT Ts Thích Nhật Từ (18.4.2021), nghe các ca sĩ hát và ngẫm đọc các ca từ trong tác phẩm âm nhạc của TT, mọi người chắc chắn sẽ thay đổi cách nhìn về mục tiêu và tâm nguyện rộng lớn khi sáng tác nhạc của TT.
Lời khen ngợi và tán dương của các nhạc sĩ tên tuổi, sự thán phục của các Phật tử gần xa khi nghe những bài hát của thầy (TT) đã có rất nhiều khi nói về tâm huyết, về những lời nhạc rất đỗi đơn giản mà sâu xa, đặc biệt là sự kinh ngạc của giới chuyên môn như các nhạc sĩ, ca sĩ...cũng như đại chúng khi nói về tốc độ và số lượng sáng tác các đề tài của thầy (TT), trong thời gian 3 tháng đầu năm 2021 số lượng bài nhạc được sáng tác lên tới hơn 200 bài! Thật là một kỷ lục chưa từng có trong giới nghệ thuật VN!. Trong khuôn khổ rất nhỏ bài cảm nhận này, chúng tôi chỉ xin lạm bàn về những lợi ích, những tác động tích cực của dòng nhạc Phật giáo của thầy Thích Nhật Từ trên một số các lĩnh vực: Tâm lý trị liệu, giáo dục và công tác xã hội.
Là một người làm công việc tham vấn, trị liệu tâm lý tôi cũng như các đồng nghiệp luôn tìm tòi, ứng dụng những công cụ hỗ trợ cho thân chủ của mình bước dần ra khỏi những góc tối khổ đau. Âm nhạc trị liệu là một giá trị đặc biệt cho việc chữa lành vết thương thề chất và tâm lý. Theo TS.BS. Lê Thanh Hải (tham khảo Harvard Health Publications - “ suckhoedoisong.vn”, thì Âm nhạc trị liệu có thể giúp giảm đau, cải thiện các thủ thuật xâm lấn, hồi phục mất lời nói, giảm tác dụng phụ trong điều trị ung thư và tốt cho bệnh nhân bị mất trí nhớ. Nói một cách khác, Âm nhạc trị liệu là việc sử dụng âm nhạc (nhịp điệu, giai điệu, hòa âm, tiết tấu...) trong mối quan hệ trị liệu để duy trì, phục hồi hoặc cải thiện cảm xúc, nhận thức, cơ thể và sức khỏe tinh thần của bệnh nhân.
Cụ thể như người bệnh nghe nhạc trước khi làm thủ thuật can thiệp đã giảm lo lắng và giảm nhu cầu đối với thuốc an thần. Nghe nhạc cũng làm giảm lo âu cho bệnh nhân khi kết hợp với hóa trị và xạ trị. Nó cũng có thể dập tắt buồn nôn và nôn cho bệnh nhân được hóa trị. Liệu pháp âm nhạc đã được thử nghiệm ở những bệnh nhân khác nhau, từ những người có cơn đau cấp tính dữ dội và những người có cơn đau mãn tính từ viêm khớp. Nhìn chung, liệu pháp âm nhạc giảm nhận thức đau đớn, làm giảm lượng thuốc giảm đau cần thiết, giúp giảm trầm cảm và tạo cho người ta cảm giác kiểm soát tốt hơn nỗi đau của họ. Liệu pháp âm nhạc có thể giúp để nhớ lại những ký ức, hỗ trợ thông tin liên lạc và cải thiện sự phối hợp thể chất.
Tôi tin rằng, một người đang bế tắc về tinh thần trong cuộc sống sẽ có những thay đổi về nhận thức, cách nhìn các sự việc xảy ra cho mình ở góc độ tích cực hơn với những bài hát mang chân lý Phật chỉ đường giải thoát khổ đau. Quan trọng là cách thức người dẫn dắt như thế nào để người đón nhận cảm thụ được tâm ý ấy.
Chúng ta cũng nhận ra hiện tượng nhiều thanh thiếu niên hiện nay đang mất phương hướng, không lý tưởng sống, mang trong mình hình ảnh bản thân thấp kém, các em ấy chắn chắn sẽ được chuyển hóa nhận thức về bản thân nếu được sinh hoạt trong một tập thể lành mạnh, được nghe, tập và hát những bài hát về đất nước anh hùng, được thổi vào tâm trí niềm tự hào dân tộc với những hình ảnh đức Lý Thái Tổ. Ngài Trần Nhân Tông. Khi đã hãnh diện tự hào trong mình có dòng máu Lạc Hồng, dòng máu anh hùng của đức Hưng đạo Đại Vương, của Hai bà Trưng, bà Triệu…thì bản thân em sẽ bước đầu xóa dần tự ti, buông xuôi hay chán nản, biết quý trọng bản thân hơn, lúc ấy, người trị liệu hay nhà công tác xã hội sẽ giúp các em hướng đi và cách thức để xây dựng và thực hiện những kế hoạch cho tương lai của một con người trưởng thành có đạo đức và nhân cách cũng như kỹ năng sống.
Từ thuở học cấp 2, tôi mê học Sử vì những tiết mục văn nghệ với bài hát “ Bạch Đằng Giang”, bài múa “Tiếng trống Mê Linh”, “ Bà Triệu cưỡi sóng biển đông”…Nhờ cách dạy bằng nghệ thuật ấy mà lớp tôi luôn dẫn đầu môn Sử không chỉ toàn trường mà còn là toàn thành phố! Hữu hiệu nhất là học sinh say mê học, mong tới giờ học Sử và nhớ rất rõ những chiến công oanh liệt của tổ tiên. Hiện nay, giáo viên Sử cấp 1,2,3 thực sự rất cần những phương pháp và công cụ để dạy cho học sinh say mê môn học rất cần thiết cho nền tảng đạo đức này, mà giáo dục qua âm nhạc, nghệ thuật là một phương pháp hiệu quả nhất nhờ những cảm xúc đi vào trái tim non trẻ trong sáng của các cháu, đánh động lòng yêu nước, tự hào dân tộc, từ đó các em thực hiện trách nhiệm một công dân yêu nước thương nòi một cách hoàn toàn tự nguyện và thiêng liêng. Tôi nghe và thực sự xúc động trước những giai điệu bài bát “ Dòng máu VN” “ Quê hương hai tiếng thiêng liêng” “Việt Nam hào hùng” của thầy Thích Nhật Từ viết với tình yêu quê hương nồng nàn, tôi tin rằng nếu có cơ hội ứng dụng vào việc dạy học, học sinh Việt Nam sẽ được truyền ngọn lửa nhiệt huyết xây dựng quê hương, tổ quốc một cách rất tài tình !
Chúng ta, những người Phật tử đã nghe, biết những năng lực đặc biệt của thầy qua việc giảng hàng ngàn bài pháp, dịch Đại kinh tạng Pali tới hàng trăm lượt hoạt động xã hội từ thiện, rồi mỗi ngày thầy còn dành thời gian tư vấn tâm lý giúp con người vơi khổ bớt đau, nay chúng Phật tử thật sự hoan hỉ và khâm phục khi ở tuổi trên 50, thầy lại phát huy một năng lực đặc biệt này, chúng ta tin, số lượng và chất lượng bài hát không dừng lại ở đây,vì chỉ riêng mảng hoạt động xã hội từ thiện, thầy tiếp xúc bao nhiêu là đối tượng yếu thế, khổ đau, khiếm khuyết, trẻ mồ côi, người cơ nhỡ, thầy đã rải tâm từ khi trao từng gói quà cứu nạn, thì chắc chắn cảm xúc để dệt thành những bài hát cho những đối tượng đặc biệt này không thể nào thiếu, chúng ta tin tưởng thầy sẽ sáng tác ra những ca từ, dòng nhạc mang trọn tình yêu thương rộng lớn của người cha, người mang chân lý Phật pháp bao dung đến mọi người!
Chúng con xin phép được thay mặt những tâm hồn còn đau khổ, những trái tim còn rạn nứt, những người già neo đơn, những trẻ em mồ côi, những nhóm người yếu thế…xin kính tri ân người, một vị Thầy cao cả, bao la trong tình yêu thương, vì chỉ có cảm xúc yêu thương chân thành mới trải ra rất nhanh thành lời thơ, ca từ sâu lắng, rung động vào trái tim bao người như thầy đã viết,đã làm được ! Về mặt xã hội và tâm lý, giáo dục, thầy đã đóng góp cho Âm nhạc trị liệu nói riêng và ngành Công tác xã hội, tư vấn tâm lý nói chung, một kho tàng quý báu giúp con người vơi khổ bớt đau !
Nguyện chúc thầy luôn an lành trong chánh pháp !
- Tạo phước từ những điều đơn giản! An Tường Anh
- Niềm vui! Chân chính hay nghiệp lực khổ đau!? Chánh Bảo Trung
- Đại Thí Trường Vô Già_Thi hóa Tâm Tịnh thi hóa
- Câu chuyện về Thi Ca Huyền Không
- Trăng Thu Vĩnh Hảo
- Tiền Sử Người Việt Hà Văn Thùy
- Thoảng Hồn Thơ Việt Trên Đất Mỹ Trần Kiêm Đoàn
- Tam tịnh nghiệp Chuồn Chuồn
- Chỗ dựa cuộc đời !? Chuồn Chuồn
- Ảo ảnh phù du! Tướng mạo chúng sinh muôn loài Chuồn Chuồn
- Ai Văn Hòa Thượng Thích Thiện Duyên Tuệ Quý
- Đuốc Tuệ soi đường thoát chốn âm u Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
- Ai điếu Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thiện Duyên Thích Đồng Trí
- Tản mạn về tiếng Việt và Hán Việt: tại sao Trung Quốc dùng danh từ khoái 筷 còn Việt Nam dùng đũa (trợ 箸)? (phần B) Nguyễn Cung Thông
- Như Đã Có Nhau Trần Việt Long
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)