Tiếng Việt thời LM de Rhodes - cách dùng mẫu/mẹ và An Nam Mít (Phần 10)

Đã đọc: 1000           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tóm lại, chỉ một đoạn nhỏ của mục "Mẫu/mẹ" trong VBL, ta có thể hình dung ra bức tranh toàn cảnh của một gia đình và xã hội VN vào thế kỉ XVII: ngoài gia đình thông thường với cha mẹ ruột và con ruột, ta còn thấy một dạng gia đình chỉ có mẹ mà không có cha, hay có cha mà mẹ đã qua đời cho đến dạng gia đình có cha và nhiều thê thiếp hay những đứa con cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha ...

Phần này bàn về các ghi nhận trong tự điển Việt Bồ La (trang 461) về cách dùng An Nam và tám người mẹ - tương phản với khái niệm "Nhất phu nhất phụ [2]" vào thời kỳ LM de Rhodes sang Đông Á truyền đạo. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .

Các chữ viết tắt khác là TMGL (Thọ Mai Gia Lễ), SSS (Sách Sổ Sang Chép Các Việc), NCT (Nguyễn Cung Thông), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), ĐNQATV (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh), PG (Phật Giáo), CG (Công Giáo), VN (Việt Nam), TQ (Trung Quốc), HV (Hán Việt), Bắc Kinh (BK). Trang/cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để người đọc tiện tra cứu thêm.

Chỉ một phần nhỏ của trang 461 (VBL, mục mẫu/mẹ) mà nếu đọc kỹ từng chữ sẽ cho ta nhiều chi tiết rất thú vị về xã hội, văn hoá và ngôn ngữ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại. Bắt đầu bằng mục từ mẫu (số 1 trong mục mẫu/VBL) trong tám bà mẹ được LM de Rhodes ghi lại. Tuy LM de Rhodes không ghi "Tam phụ" hay "bát mẫu [3]" nhưng mục cha lại ghi ba loại (a) "cha ruột, cha đẻ" (pater generans/L biological father/A) (b) "cha ghẻ" (vitricus/L stepfather/A) và (c) "cha mày [4], cha nuôi" (pater adoprans/L foster father/A).

Thành ra có ba người cha, phù hợp với định nghĩa của TMGL [5] về tam phụ. Cách dùng "Tam phụ bát mẫu" 三父八母 đã có mặt trong Nguyên Điển Chương 元典章 (Lễ bộ tam - Tang lễ) soạn vào năm 1322 : tam phụ [6] chỉ (a) cha ghẻ sống chung (b) cha ghẻ không sống chung (c) cha (và mẹ) đã tái hôn. 10 mục của phần sau dựa vào các ghi chép của LM de Rhodes bằng chữ quốc ngữ (mục 1 đến mục 8 của bài viết này) và bằng chữ La Tinh (mục 9 và mục 10 của bài viết này) trong trang 461 VBL. Đây là lần đầu tiên khái niệm tám bà mẹ được ghi nhận trong tiếng Việt, đặc biệt là trong thời kì manh nha chữ quốc ngữ.   

Mời quý đọc giả xem chi tiết ở tập tin đính kèm .
  
  

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập