Con đường cổ xưa

Đã đọc: 2348           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ði theo con đường ấy, Ta thấy rõ già chết, thấy rõ già chết tập khởi, thấy rõ già chết đoạn diệt, thấy rõ con đường đưa đến già chết đoạn diệt. Ta thấy rõ sinh... Ta thấy rõ hữu... Ta thấy rõ thủ... Ta thấy rõ ái... Ta thấy rõ thọ... Ta thấy rõ xúc... Ta thấy rõ sáu xứ... Ta thấy rõ danh sắc... Ta thấy rõ thức... Ta thấy rõ các hành; Ta thấy rõ các hành tập khởi; Ta thấy rõ các hành đoạn diệt, Ta thấy rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt.

NLPD – II. Người đem ánh sáng
Bát chi Thánh đạo - Con đường cổ xưa (SN 12:65)

Ví như một người khi đi qua một khu rừng, một chặng núi, thấy được một con đường cũ, một đạo lộ cũ do những người xưa đã từng đi qua. Ta đã thấy một con đường cũ, một đạo lộ cũ do các vị Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua. Đó là Bát Chi Thánh Đạo: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Ði theo con đường ấy, Ta thấy rõ già chết, thấy rõ già chết tập khởi, thấy rõ già chết đoạn diệt, thấy rõ con đường đưa đến già chết đoạn diệt. Ta thấy rõ sinh... Ta thấy rõ hữu... Ta thấy rõ thủ... Ta thấy rõ ái... Ta thấy rõ thọ... Ta thấy rõ xúc... Ta thấy rõ sáu xứ... Ta thấy rõ danh sắc... Ta thấy rõ thức... Ta thấy rõ các hành; Ta thấy rõ các hành tập khởi; Ta thấy rõ các hành đoạn diệt, Ta thấy rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt.

Những gì được Ta biết rõ, Ta đã tuyên bố cho các tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ được biết. Này các tỳ-khưu, đó tức là phạm hạnh này, phồn vinh, thịnh vượng, quảng đại, phổ quát, truyền rộng và được khéo léo trình bày cho chư thiên và loài người. – (SN 12:65, lược trích)

-------------------
Vài suy tư:
1) Đức Phật Thích-ca Mâu-ni không tạo ra một con đường mới đưa đến giác ngộ giải thoát. Ngài chỉ khám phá con đường cổ xưa mà các vị Phật Chánh Đẳng Giác trong quá khứ đã đi qua, và khéo léo truyền giảng cho chư thiên và loài người.

2) Thực hành Bát chi Thánh đạo mới thấy rõ, rốt ráo về các mắt xích trong chuỗi nhân duyên – bản chất, tập khởi và tàn diệt của mỗi yếu tố. Nếu không thực hành con đường đó, tri kiến về nhân duyên chỉ là hiểu biết cạn cợt trên lý thuyết, dựa theo suy luận và sách vở.

3) Lưu ý câu nầy: "Những gì được Ta biết rõ, Ta đã tuyên bố cho các tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ được biết." Giáo pháp của Đức Phật là công truyền (truyền bá công khai) không phân biệt nam hay nữ, tại gia hay xuất gia, không phải bí truyền (truyền bá bí mật) như theo quan niệm của một vài tông phái PG phát triển về sau nầy.





Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Đăng nhập