Thành Kính Tri Ân Những Người Giáo Viên Thầm Lặng

Đã đọc: 1218           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Khi nói đến từ thiện, nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là những bao gạo, những thùng mì gói, những bộ quần áo cũ hay là những tấm mền và những đồng tiền ít ỏi .v.v. Để cứu giúp những người gặp cảnh thiên tai bão lụt, màn trời chiếu đất. Tất cả đó mới chỉ là tài vật sở hữu ngoài thân. Ít ai nghĩ rằng ngoài những thứ trên ra người ta còn làm từ thiện bằng cách hiến tặng cả những vật sở hữu trong thân. Ví dụ như: Hiến mô, hiến máu, hiến tạng, hiến giác mạc, hiến thận và thậm chí là hiến xác!

 Việc tặng quà cứu trợ cho đồng bào nghèo bằng các vật ngoài thân hầu hết ai cũng làm được và đều rất sẵn sàng. Nhưng việc hiến tặng các vật sở hữu trong thân thì quá ít và việc hiến xác cho khoa học lại càng ít hơn.

 Việc hiến máu hiến tạng có thể cứu sống được mạng người. Như vậy chính mình đã giúp người đó được tái sinh thêm một lần nữa ngay trong cuộc đời này. Nhưng việc hiến xác có thể cứu giúp hàng vạn, thậm chí là hàng triệu người trên thế giới. Vì sao?

 Hành tinh xanh của chúng ta đang ngày càng bị ô nhiễm, bị tàn phá bởi những việc làm thiếu cẩn trọng của chúng ta tạo ra. Các căn bệnh thế kỷ đang có nguy cơ bùng phát dữ dội bởi các tệ nạn xã hội gây nên. Các loại vi khuẩn, vi rút mới làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người luôn biến đổi, hình thành, sinh sản nhanh chóng, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của con người. Vấn đề này đã và đang trở nên sự thách thức đối với các nhà khoa học.

 Phàm làm người ít ai không có bệnh hoạn. Khi bị bệnh, chúng ta thường được sự trợ giúp của bác sỹ, thuốc men, các phương pháp khám và điều trị hiện đại khác như chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, nội soi, phẫu thuật .v.v. Mong muốn chung của mọi người là muốn lành bệnh nhang chóng, dứt điểm và các phương pháp điều trị thích ứng, chính xác, kịp thời.

 Vậy để đạt những điều trên, các nhà khoa học cần phải có các mô hình người thật để mổ xẻ, tìm hiểu, nghiên cứu, thực hành một cách nhuần nhuyễn, thực tiễn mới có khả năng tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Sau đó mới có thể đưa ra được các phương pháp chữa bệnh và phòng bệnh chính xác. Ví dụ: chương trình trái tim cho em, nếu như không có sự tìm tòi, nghiên cứu, phát minh, sáng kiến, chế tạo, kinh nghiệm điêu luyện của các nhà  khoa học, y học, thì liệu rằng có thể có những trái tim được thay thế và được chữa lành cho các em hay không?

 Vậy mô hình để học tập, nghiên cứu không phải chỉ là một dạng mô phỏng bằng sành sứ, bằng nhựa, bằng silicon, bằng heo, bằng ngựa hay bằng những con thỏ, con chuột bạch, mà phải bằng những con người thật, bằng da bằng thịt hẳn hoi. Tất nhiên ở đây, trước khi được đưa vào phòng nghiên cứu, thí nghiệm thì trái tim của họ đã ngừng đập từ lâu lắm rồi. Nhưng sự ngưng nghỉ đó không phải là một dấu chấm hết của họ, theo tôi, đó là điểm bắt đầu tiếp nối sự sống cho những trái tim được quyền tiếp tục đập! 

 Cho dù trước đây khi còn sống họ làm nghề gì, nhưng với sự tình nguyện hiến xác sau khi chết cho nghành y học, họ đã nghiễm nhiên trở thành những người giáo viên thầm lặng! Bởi cơ thể, ngũ tạng lục phủ, da, lông, xương cốt, cơ nhục, dây thần kinh, tuỷ sống, não bộ ... của họ giờ đây đã và đang âm thầm để cho các sinh viên, các nhà khoa học tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu. 

 Nền y học nước nhà nói riêng và nền y học thế giới nói chung được thành tựu, phát triển được như ngày hôm nay là nhờ một phần lớn sự hy sinh, đóng góp của những người giáo viên thầm lặng này. 

 Chúng tôi, thế hệ hôm nay và cả những thế hệ mai sau sẽ luôn thành kính, tưởng nhớ và tri ân về quý thầy cô, những người giáo viên thầm lặng!

Quảng Thành

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập